Khái quát về chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 30 - 33)

8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

1.2.1. Khái quát về chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

1.2.1.1. Khái niệm về chi Ngân sách nhà nước

Theo luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 thì chi NSNN là toàn bộ các khoản chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm. Bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi trả viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

1.2.1.2. Nội dung chi NSNN

Chi NSNN thể hiện các quan hệ tài chính - tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội Nhà nước.

Chi NSNN là sự kết hợp hài hòa giữa quá trình phân phối quỹ NSNN để hình thành các quỹ tài chính của các cơ quan, đơn vị và quá trình sử dụng các quỹ tài chính này - quá trình sử dụng các khoản kinh phí được cấp phát từ quỹ NSNN.

Chi NSNN là các khoản cấp phát, thanh toán từ quỹ NSNN cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân có tính không hoàn lại. Chi NSNN phải đảm bảo phạm vi hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Quy mô chi NSNN phụ thuộc quy mô các khoản thu của NSNN và các nhiệm vụ chi mà Nhà nước cần phải thực hiện.

Chi NSNN gắn với quyền lực Nhà nước và việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà Nhà nước đảm nhận. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi và phân bổ nguồn tài chính cho các mục tiêu quan trọng nhất. Chính phủ là cơ quan hành pháp có nhiệm vụ quản lý và quyết định các khoản chi NSNN. Cơ cấu chi NSNN của các quốc gia và trong từng giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau. Điều này nói lên tính đa dạng, phong phú và phức tạp của chi NSNN cũng như công tác kiểm soát chi NSNN trong tiến trình phát triển.

Các khoản chi NSNN phải đáp ứng lợi ích quốc gia, lợi ích toàn dân, lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu dài. Chi NSNN là để duy trì và phát triển đất nước. Chi

NSNN thường có quy mô lớn, phức tạp, gắn liền với cung cấp hàng hóa dịch vụ đa dạng, tác động mạnh mẽ đến môi trường tài chính vĩ mô, tác động đến tổng cung, tổng cầu về vốn tiền tệ. Chính vì lẽ đó, Nhà nước phải tự giải quyết trước tiên cung và cầu về tài chính cho mình. Nếu cung và cầu về tài chính của Nhà nước được cân đối thì tổng cung, tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của xã hội sẽ được kiểm soát và bảo đảm ổn định về tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và các phạm trù khác thuộc lĩnh vực tiền tệ....

1.2.1.3. Phân loại chi NSNN

Phân loại các khoản chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức, tiêu chí nhất định vào các nhóm, các loại chi. Cụ thể như:

 Theo tính chất các khoản chi: chi NSNN được chia thành chi cho y tế; chi giáo dục; chi phúc lợi; chi quản lý nhà nước; chi đầu tư kinh tế;

 Theo tính chất pháp lý: chi NSNN được chia thành các khoản chi theo luật định; các khoản chi đã được cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh;

 Theo yếu tố các khoản chi: chi NSNN được chia thành chi đầu tư; chi thường xuyên và chi khác, trong đó:

 Chi đầu tư phát triển bao gồm: chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật;

 Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt

động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

 Chi khác của NSNN bao gồm: chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay do Chính phủ vay; chi viện trợ của NSTW cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài; chi cho vay của NSTW; chi trả gốc và lãi các khoản huy động để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)