8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Các kiến nghị
Kiến nghị Kho bạc nhà nước: Tích cực rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật về NSNN, sửa đổi các quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của công dân. Định kỳ KBNN thống kê và công bố danh mục các văn bản, chế độ, chính sách mới ban hành để phục vụ cho công tác kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên
Thực hiện nâng cấp chương trình TABMIS, Dịch vụ công trực tuyến, tăng cường cơ sở vật chất, băng thông, đường truyền máy chủ, đảm bảo hoạt động của chương trình diễn ra suôn sẻ mượt mà trong quá trình sử dụng.
Thuê ngoài hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến: Phòng Hỗ trợ CNTT hiện nay chỉ có thể đáp ứng yêu cầu hỗ trợ của người dùng trong hệ thống KBNN, không thể đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ của hàng trăm nghìn đơn vị SDNS khi triển khai rộng hệ thống dịch vụ công, bởi còn phải đảm nhận việc hỗ trợ vận hành các ứng dụng khác trong hệ thống KBNN.
Ngoài ra, khi triển khai diện rộng dịch vụ công trên toàn quốc thì khối lượng hỗ trợ rất lớn và cần phải hỗ trợ ngoài giờ hành chính đối với các đơn vị SDNS, trong khi cán bộ KBNN không thể đáp ứng điều này.
Thêm vào đó, việc hỗ trợ các đơn vị từ xa như vậy sẽ đòi hỏi phải có những công cụ truy cập từ xa dạng như TeamView, trong khi theo chính sách an toàn thông tin của KBNN cũng không cho phép sử dụng các công cụ này.
Chính vì thế, giải pháp được đặt ra là tận dụng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao sẵn có của những nhà cung cấp dịch vụ CNTT thông qua phương án thuê ngoài dịch vụ CNTT (ITO) hỗ trợ người dùng ngoài hệ thống kho bạc sử dụng dịch vụ công trực tuyến 24/24 giờ trong cả năm kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
Xây dựng và chia sẻ trên toàn quốc cơ sở dữ liệu tri thức, bao gồm các tình huống hỗ trợ đã phát sinh, nguyên nhân và cách thức xử lý. Đào tạo cho đội ngũ cán bộ Tin học tỉnh trong công tác hỗ trợ và khai thác số liệu từ các ứng dụng tập trung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tiễn về thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Gia Lai trong giai đoạn 2016 – 2018, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích đối chiếu, so sánh, tổng hợp dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để đánh giá và nhận diện ra được các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong chương 2.
Căn cứ trên các kết quả đã phân tích ở chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực kiểm chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Gia Lai trong giai đoạn tới. Và để các giải pháp được thực hiện cần có sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan, tác giả cũng đã đề xuất các kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước để thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên NSNN.
Nhìn chung, ở chương này, tác giả đã xây dựng được các giải pháp để giải quyết những hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại KBNN Gia Lai.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế đất nước hiện nay cũng như quá trình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đang diễn ra mạnh mẽ, công tác kiểm soát thu, chi NSNN ở KBNN Gia Lai nói chung mà cụ thể là công tác kiểm soát chi thường xuyên đã có sự thay đổi căn bản nhằm đảm bảo việc chi đúng, chi đủ theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc kiểm soát chi thường xuyên cũng xuất hiện các bất cập trong quá trình quản lý. Do vậy, nhận thức được vấn đề và tìm hiểu về cách thức kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2004, tác giả đã tiến hành thực hiện luận văn của mình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai.
Kết quả, tác giả đã trình bày được tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này; hệ thống hoá và làm sáng rõ cơ sở lý luận của INTOSAI 2004; sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết mục tiêu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động kiểm chi thường xuyên NSNN tại KBNN Gia Lai và qua đó thể hiện được các ưu điểm hạn chế cùng các nguyên nhân dưới góc độ các thành phần của kiểm soát nội bộ. Từ đó, tác giả đã tiến hành đối chiếu giữa cơ sở lý luận và thực trạng cùng với định hướng phát triển của KBNN và KBNN Gia Lai để đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại đơn vị được hiệu quả và hiệu lực, góp phần vào sự phát triển, hướng tới sự hoạt động an toàn, hiện đại, thuận tiện của KBNN Gia Lai.
Mặc dù đã nỗ lực thực hiện nghiên cứu nhằm đề xuất được các giải pháp thiết thực, luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định do hạn chế về mặt thời gian thực hiện cũng như phương pháp nghiên cứu. Do đó, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, quý Cô và các cán bộ công chức KBNN Gia Lai để luận văn mang lại các giá trị thực tiễn cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ môn kiểm toán Khoa kế toán – kiểm toán Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Kiểm soát nội bộ xuất bản lần thứ hai, Nhà xuất bản Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh, 273 trang.
2. Đỗ Thị Nhung (08/2015), “Kiểm soát chi kho bạc Nhà nước cấp huyện (vướng
mắc và những đề xuất)”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số: 158, trang 32- 33
3. Nguyễn Đức Thọ (2015), Đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng Ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Tài Chính, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.
4. Trần Mạnh Hà (2015), “Kiểm soát thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước: Hướng sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Ngân quỹ quốc gia, trang 16-19.
Tiếng Anh
1. INTOSAI Internal Control Standards Committee, Intosai Gov 9100, Guidelines for Internal Control Standards fof the Public Sector, 2004.
2. Faudziah Hanim Fadzil, Hasnah Haron, Muhamad Jantan, (2005), “Internal auditing practices and internal control system”, Managerial Auditing Journal, Vol. 20 Iss: 8 pp. 844 – 866.
3. Plotnikova L.A. (2015), “Features of the Internal Control of Foreign Trade Transactions”, Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol 6 No 1 S3, pp. 379-383.
4. Zhang Xuejun, Hou Jiatong (2015), “Analysis on the Reasons for Imperfect Promotion of Risk-Oriented Internal Audit in China”, International Business and Management, Vol. 10, No. 2, pp. 88-91.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH GIA LAI
---*---
Xin kính chào Qúy Ông/Bà!
Tôi tên là Đoàn Văn Duyệt, hiện là Học viên lớp Cao học 19A chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng tại trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. Để hoàn thành khóa học, tôi đang nghiên cứu đề tài “Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Gia Lai”.
Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tôi cần thu thập dữ liệu liên quan đến quá trình thực hiện quy trình kiểm soát công tác chi thường xuyên ngân sách tại các Kho bạc Nhà nước Gia Lai và đơn vị trực thuộc. Bảng câu hỏi này sẽ giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình cũng như góp phần tăng tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Gia Lai.
Do đó, câu trả lời khách quan của Qúy Ông/Bà là rất cần thiết đối với đề tài nghiên cứu của tôi, giúp tôi nhận diện một cách chính xác và rõ ràng về công tác chi thường xuyên ngân sách và đánh giá tình hình thực hiện kiểm tra, kiểm soát ở các đơn vị trong luận văn của mình.
Các thông tin cá nhân, ý kiến và câu trả lời cho bảng câu hỏi của Qúy Ông/Bà sẽ được được bảo mật hoàn toàn theo quy định của nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Qúy Ông/Bà!
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên người tham gia khảo sát:………
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Chức danh tại đơn vị:……….
5. Số năm đi làm: ………năm
6. Thời gian công tác tại đơn vị:………năm
7. Thời gian đảm nhiệm vị trí hiện tại: ……năm
8. Bằng cấp cao nhất: T.S. Th.s Cử nhân Cao đẳng Trung cấp
II. PHẦN CÂU HỎI KHẢO SÁT
Bảng câu hỏi bao gồm 5 phần, Qúy Ông/Bà vui lòng đánh dấu vào ô mà Qúy Ông/Bà cho là đúng nhất. Qúy Ông/Bà vui lòng cho điểm từ 1 đến 5 ứng với các mức độ theo thang điểm sau đây: 1 có nghĩa là Hoàn toàn không đồng ý, 2 có nghĩa là Không đồng ý, 3 có nghĩa là Phân vân, 4 có nghĩa là Đồng ý và 5 là Hoàn toàn đồng ý. A. Các câu hỏi sau đây thuộc thành phần Môi trường kiểm soát:
STT Môi trường kiểm soát Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
1
Các chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc và quy tắc ứng xử giữa các nhân viên trong đơn vị và bên ngoài được ban hành cụ thể và rõ ràng.
2 Ban lãnh đạo KBNN quan tâm đến đời sống và công tác của nhân viên.
3 Năng lực và trình độ của tất cả các Cán bộ - Công chức tại đơn vị đáp ứng được nhu cầu công việc.
4 Ban lãnh đạo thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công chức?
5 Tại đơn vị có sự phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng Cán bộ - Công chức.
6 KBNN luôn kiên quyết xử lý những trường hợp sai phạm quy định trong nội bộ của đơn vị.
7 Cơ cấu tổ chức của KBNN hiện tại là hoàn toàn phù hợp
8 Phong cách phục vụ của cán bộ Kho bạc đối với đơn vị giao dịch.
B. Các câu hỏi sau đây thuộc thành phần Đánh giá rủi ro:
STT Đánh giá rủi ro Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
9 Tại đơn vị, luôn có các buổi họp về việc nhận diện và đánh giá rủi ro trong công tác kiếm soát chi thường xuyên.
10
Tình trạng chi vượt dự toán, chế độ, định mức, chỉ tiêu, biên chế còn xảy ra
11
Các khoản chi thường xuyên không đúng với mục lục ngân sách nhà nước quy định.
12 Có sự thông đồng giữa nhân viên và đơn vị SDNS
13 KBNN kiểm soát thanh toán đúng thời gian theo quy định
C. Các câu hỏi sau đây thuộc thành phần Hoạt động kiểm soát:
STT Hoạt động kiểm soát Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
14 Việc truy cập phần mềm quản lý tại đơn vị được phân quyền theo phạm vi công việc.
15 Việc phân chia trách nhiệm giữa các phòng ban chức năng được quy định cụ thể bằng văn bản.
16 Định kỳ luân chuyển cán bộ giữa các phòng và tái phân công công việc trong nội bộ phòng được thực hiện tốt
17 Quy tắc bất kiêm nhiệm trong tổ chức nhân sự được thực hiện
tốt
18 Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ tại đơn vị luôn được giám sát chặt chẽ, khoa học đảm bảo không bị thất lạc.
19 Việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa KBNN và đơn vị SDNS được thực hiện đầy đủ và kịp thời
D. Các câu hỏi sau đây thuộc thành phần Thông tin và truyền thông:
STT Thông tin và Truyền thông Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
21 Chương trình theo dõi, lưu trữ công văn đi và đến hiệu quả và nhanh chóng
22 Việc phổ biến, hướng dẫn văn bản, thông tin mới trong nội bộ KBNN được thực hiện tôt
23 Chương trình Tabmis và Dịch vụ công trực tuyến đã hoàn thiện tốt
24 Trang thông tin nội bộ thân thiện với người dùng và cập nhật thông tin nhanh, chính xác
25 Công tác chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo được truyền đạt thông suốt và rõ ràng
26 KBNN luôn duy trì kênh thông tin nhận góp ý tại đơn vị. E. Các câu hỏi sau đây thuộc thành phần Giám sát:
STT Giám sát Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
Giám sát thường xuyên
27 Ban lãnh đạo kiểm soát và phê duyệt các khoản chi 1 cách chặt chẽ và nhanh chóng
28 Hiệu quả của công tác tự kiểm tra và kiểm tra chéo tốt 29 Các vị phạm đều được báo cáo trực tiếp cho ban lãnh đạo
Giám sát định kỳ
30 Việc thanh tra kiểm tra nội bộ, kiểm toán nhà nước được thực hiện đều đặn và hiệu quả
31 Sau mỗi đợt thanh tra kiểm tra, chất lượng KSC được cải thiện hơn
32 Cán bộ phòng Thanh tra, kiểm tra có trình độ chuyên môn tốt
Kiến nghị đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị(nếu có):
...
...
...
...
...
...
...
PHỤ LỤC 02
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Họ và tên Giới
tính Chức vụ Bộ phận
1. Võ Thanh Nam
Trưởng Phòng Kiểm soát chi -KBNN Gia
Lai Kiểm soát chi
2. Trần Thị Côi Nữ P Trưởng phòng Kế toán -KBNN Gia Lai Kế toán
3. Trần Thị Cẩm Tuyết Nữ P Trưởng phòng Kế toán-KBNN Gia Lai Kế toán
4. Nguyễn Thị Bình Yên Nữ
P Trưởng phòng Kiểm soát chi - KBNN
Gia Lai Kiểm soát chi
5. Dương Thị Minh Phương Nữ P. trưởng phòng Kế toán - KBNN gia Lai Kế toán
6. Đặng Anh Toản Nam Phó Giám đốc - KBNN Chư Pah Lãnh đạo
7. Lương Thế Phong Nam Kế toán trưởng - KBNN Chư Pah Kế toán
8. Lê Hồng Phấn Nam Phó Giám đốc - KBNN Ia Pa Lãnh đạo
9. Nguyễn Hữu Kiều Nam Kế toán trưởng - KBNN Ia Pa Kế toán
10. Đặng Vân Nam Giám đốc - KBNN Chư Sê Lãnh đạo
11. Nguyễn Thị Tố Loan Nữ Kế toán trưởng - KBNN Chư Sê Kế toán
12. Đinh Đang Tặng Nam Phó Giám đốc - KBNN ĐakPơ Lãnh đạo
13. Trần Long Hải Nam Kế toán trưởng - KBNN Đak Pơ Kế toán
14. Mai Thị Kim Anh Nữ Kế toán trưởng - KBNN An Khê Kế toán
15. Nguyễn Thị Mai Nữ Phó Giám đốc - KBNN An Khê Lãnh đạo
16. Trần Thị Thu Trang Nữ Kế toán trưởng - KBNN ChưPrông Kế toán
17. Hồ Thanh Sơn Nam Phó Giám đốc - KBNN Chư Prông Lãnh đạo
18. Trần Văn Sơn Nam Phó Giám đốc - KBNN Kbang Lãnh đạo
19. La Thị Hội Nữ Kế toán trưởng - KBNN KBang Kế toán
20. Tạ Công Đán Nam Phó Giám đốc - KBNN Kông chro Lãnh đạo
21. Nguyễn Thị Xuân Thảo Nữ Kế toán trưởng - KBNN Kông chro Kế toán
22. Đỗ Văn Điền Nam Phó Giám đốc - KBNN Mang Yang Lãnh đạo
23. Triệu Thị Thu Hường Nữ Kế toán trưởng - KBNN Mang Yang Kế toán
24. Hồ Trung Thành Nam Phó Giám đốc - KBNN Phú Thiện Lãnh đạo
25. Nguyễn Việt Hùng Nam Kế toán trưởng - KBNN Phú Thiện Kế toán
26. Hoàng Xuân Long Nam Phó Giám đốc - KBNN Đức Cơ Lãnh đạo
27. Lê Văn Ánh Nam Phó Giám đốc - KBNN Đak Đoa Lãnh đạo
28. Lê thị Lan Nữ Kế toán trưởng - KBNN Đak Đoa Kế toán
29. Trương Thị Hồng Nguyên Nữ Phó Giám đốc - KBNN Ayun Pa Lãnh đạo
30. Nguyễn thị Thanh Hà Nữ Kế toán trưởng - KBNN Ayun Pa Kế toán
31. Chu Quốc Phòng Nam Kế toán trưởng - KBNN Chư Pưh Kế toán
33. Lê Văn Hiện Nam Kế toán trưởng - KBNN IaGrai Kế toán
34. Đoàn Cẩm Việt Nam Phó Giám đốc - KBNN Krông Pa Lãnh đạo