Mục tiêu và nội dung kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 33 - 34)

8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

1.2.2. Mục tiêu và nội dung kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước

1.2.2.1. Khái niệm về kiểm soát chi NSNN

Kiểm soát chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm. Theo Luật NSNN 2015, quy định khi có nhu cầu chi, Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách gởi chứng từ thanh toán tới KBNN cùng với hồ sơ thanh toán, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định của Luật theo phương thức thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng.

1.2.2.2. Mục tiêu kiểm soát chi NSNN

Tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý NSNN, không để nguồn vốn của Nhà nước bị thất thoát, lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích; giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể sử dụng vốn NSNN.

Giúp Nhà nước gia tăng được các nguồn lực về tài chính để tái đầu tư cho các chương trình phúc lợi xã hội, đồng thời giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như: xoá đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; thực hiện công bằng xã hội góp phần khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.

Nhằm điều tiết giá cả, chống suy thóai và chống lạm phát thông qua việc cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tư hoặc tăng đầu tư, tăng chi tiêu cho bộ máy quản lý Nhà nước, cũng như hỗ trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự trữ tài chính Nhà nước.

Điều chỉnh kịp thời, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng chi NSNN nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

1.2.2.3. Yêu cầu trong công tác kiểm soát chi NSNN

Chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN phải làm cho hoạt động NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến phát triển của nền kinh tế - xã hội, tránh tình trạng quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán.

Kiểm soát chi NSNN phải được tiến hành cẩn trọng; vừa đảm bảo tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; vừa không khắt khe, máy móc, gây ách tắc, phiền hà cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp.

Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý Ngân sách, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp trong quá trình thực hiện chi NSNN; đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)