Các hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 73 - 78)

8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá về kiểm soát thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai

2.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN

định của pháp luật được truyền đạt từ cấp trên xuống cấp dưới nhanh chóng, kịp thời đảm bảo toàn bộ CBCC trong các đơn vị hiểu được nội dung của các văn bản. Bên cạnh, các văn bản này cũng được truyền thông đến đơn vị sử dụng NSNN giúp việc truyền đạt quy trình và thủ tục được thuận lợi hơn.

Năm là, công tác giám sát thường xuyên và định kỳ nhận được nhiều sự quan tâm từ ban lãnh đạo KBNN Gia Lai: hoạt động giám sát được diễn ra hàng ngày trong từng nghiệp vụ, trong từng quy trình kiểm soát chi NSNN. Ban giám đốc thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động chi thường xuyên NSNN giúp quá trình nhận diện và xử lý các vướng mắc một cách nhanh chóng, đồng thời thực hiện các báo cáo cho cấp trên để có chỉ đạo phù hợp nhằm làm giảm rủi ro công tác chi thường xuyên NSNN. Công tác giám sát định kỳ được thực hiện từ Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước đã giúp đơn vị khắc phục được những hạn chế trong quản lý NSNN nói chung cũng như hoạt động chi thường xuyên nói riêng. Đồng thời, Phòng Thanh tra kiểm tra và Phòng kiểm soát chi cũng góp phần vào việc hạn chế các rủi ro và khắc phục các sai soát đối với công tác chi thường xuyên NSNN ở các Kho bạc cấp huyện.

2.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN qua KBNN Gia Lai Gia Lai

Một là, một số cán bộ công chức trong đơn vị chưa có đủ đạo đức và năng lực chuyên môn để đảm nhận vị trí công việc được giao: căn cứ theo nhận định của ban lãnh đạo và của nhân viên trong bảng khảo sát 2.10 và 2.11 thì vẫn còn một bộ phận CBCC mang tư duy, lề lối làm việc chưa chuyên nghiệp, có thái độ phục vụ khách hàng chưa được văn minh lịch sử; thiếu sự hướng dẫn chu đáo dẫn đến các khiếu nại và phàn nàn từ khách hàng lên ban lãnh đạo. Một số CBCC còn xem nhẹ công tác kiểm

soát chi thường xuyên do chưa ý thức được vai trò trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng trong công tác kiểm soát chi thường xuyên; chưa chú trọng cập nhập thông tin văn bản mới; chưa nắm rõ quy trình, hồ sơ thủ tục trong quá trình làm việc.

Nguyên nhân là trình độ chuyên môn của CBCC chưa đồng đều. Một số cán bộ yếu về khả năng giao tiếp và xử lý các mối quan hệ trong quá trình làm việc dẫn đến việc giải quyết công việc chưa rõ ràng, minh bạch ảnh hưởng đến sự kịp thời và sự thoả mãn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thường xuyên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn, khả năng sử dụng công nghệ tin học chưa cao đã làm ảnh hưởng đến công tác kiểm soát quản lý chi NSNN Sự thiếu hợp tác của các đơn vị sử dụng ngân sách cũng làm ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Việc bố trí nhân sự tại một số đơn vị KBNN huyện chưa đúng quy định, như: Cha con, mẹ con, dì cháu ... cùng làm việc tại một đơn vị nên việc phân công việc chưa được khách quan, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại đơn vị. Năng lực chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo một số KBNN huyện còn hạn chế.

Hai là, Ban lãnh đạo KBNN Gia lai chưa chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công chức trong đơn vị: Căn cứ bảng khảo sát 2.10 và 2.11 ban lãnh đạo KBNN còn chưa tổ chức được nhiều buổi trao đổi, thảo luận giữa các trưởng phòng và nhân viên để gỡ bỏ một số vướng mắc và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công chức mà chỉ mới in ấn và phổ biến các văn bản mới qua đường Email để nhân viên tự tìm hiểu.

Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chủ yếu dưới hình thức tập huấn nghiệp vụ, phổ biến văn bản, chính sách, chế độ mới; chưa có chiến lược, kế hoạch đào tạo chuyên sâu, đào tạo kỹ năng kiểm soát chi, các tình huống, kinh nghiệm kiểm soát thực tế.

Nguyên nhân là do theo quy mô nền kinh tế phát triển, khối lượng công việc và nhiệm vụ của KBNN đang ngày càng tăng lên, nhưng năng suất lao động của cán bộ

công chức không tăng quá nhiều, làm công việc dồn ứ lại, không còn thời gian để tổ chức các buổi tập huấn và đào tạo.

Ba là, phân công công việc chưa phù hợp với trình độ chuyên môn của công chức: căn cứ bảng khảo sát 2.10 và 2.11 khi có tới 28,57% lãnh đạo và 40,26% nhân viên cho rằng phân công công việc hiện tại là chưa hợp lý. Theo quyết định 4377/QĐ- KBNN ngày 15/09/2017 V/v ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối Kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN thì nay các khoản chi NSNN của một đơn vị (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản) thì đều thực hiện thông qua một cán bộ chuyên quản, điều này làm nảy sinh ra một vấn đề là các cán bộ chuyên quản rất khó để kiểm soát đúng đủ các khoản chi NSNN vì khối lượng văn bản pháp luật yêu cầu phải nắm rất lớn, gây khó khăn cho cán bộ chuyên quản trong quá trình quản lý. Tại phòng Kiểm soát chi KBNN Gia Lai và một số KBNN cấp huyện bố trí số lượng CBCC làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN chưa thực sự phù hợp với yêu cầu công việc dẫn đến việc phân tán, thiếu tập trung và làm giảm hiệu quả công tác kiểm soát, một số CBCC quản lý quá nhiều đơn vị một lúc dẫn đến khối lượng công việc hằng ngày quá nhiều không còn thời gian để nghiên cứu văn bản bổ sung kiến thức dẫn đến sai phạm trong quá trình kiểm soát chi. Nguyên nhân một phần là do quy trình kiểm soát chi theo quyết định 4377/QĐ-KBNN còn chưa thực sự hợp lý, một phần là do nhiều KBNN còn thiếu nhân sự hoặc đủ biên chế nhưng vẫn còn có nhiều thành phần “cắp ô dù”.

Bốn là, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào quy trình kiểm soát chi còn yếu: Căn cứ vào bảng khảo sát 2.16, 2.17 thì 28,57% lãnh đạo và 37,66% nhân viên đánh giá chương trình TABMIS và Dịch vụ công trực tuyến còn chưa hoàn thiện. Phần mềm TABMIS đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn tồn tại một số lỗi nhất định đối với công tác báo cáo kế toán. Chương trình Dịch vụ công trực tuyến xuất hiện tình trạng quá tải khi lượng người dùng ngày càng cao, trong giờ cao điểm có thể bị treo bị lỗi khiến đơn vị SDNS tốn thời gian chờ đợi hoặc chờ đến ngoài giờ hành chính để thực hiện giao dịch

Năm là, Trình độ cán bộ phòng Thanh tra kiểm tra còn chưa tốt: căn cứ bảng 2.18 và 2.19 có đến 28,57% lãnh đạo và 35,6% nhân viên cho rằng cán bộ phòng Thanh tra kiểm tra có trình độ chuyên môn chưa tốt. Minh chứng là trong các cuộc thi về nghiệp vụ được KBNN Gia Lai tổ chức, Phòng Thanh tra kiểm tra thường có điểm trung bình thấp hơn các phòng ban và các KBNN cấp huyện khác. Nguyên nhân là do cán bộ phòng Thanh tra kiểm tra phần lớn đều lớn tuổi, có độ “ỳ” nhất định với việc cập nhật văn bản, nâng cao trình độ mà chủ yếu là làm theo kinh nghiệm, lối mòn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, bằng các phương pháp nghiên cứu đã trình bày, tác giả đã tiến hành thu thập, phân tích, xử lý số liệu cùng với việc thực hiện quan sát trong quá trình làm việc tại đơn vị để trình bày thực trạng kiểm soát nội bộ công tác chi thường xuyên qua KBNN Gia Lai.

Từ dữ liệu có được, tác giả đã trình bày về lịch sử hình thành của Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước Gia Lai bên cạnh cơ cấu tổ chức và chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của KBNN Gia Lai. Đồng thời, tác giả cũng đã phản ánh thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại đơn vị. Đặc biệt, việc trình bày được thực hiện theo các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2004 bao gồm Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Qua đó, tác giả đã thể hiện các ưu điểm, hạn chế cùng với các nguyên nhân của các hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Gia Lai theo các thành phần của kiểm soát nội bộ INTOSAI 2004.

Nhìn chung, thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN dưới góc độ kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2004 tại KBNN Gia Lai đã thể hiện được các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này tại đơn vị. Vì vậy, kết quả này là cơ sở để tác giả xây dựng và đề xuất các giải pháp khắc phục được trình bày trong chương tiếp theo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại đơn vị.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO TÍNH HIỆU LỰC VÀ TUÂN THỦ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG

XUYÊN NSNN TẠI KBNN GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 73 - 78)