Mật độ rừng của huyện Tân Sơn, Phú Thọ từ 2015-2019

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 66)

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Tân Sơn Có thể thấy, tỷ lệ đất có rừng trong tổng diện tích đất lâm nghiệp những năm qua để đạt trên 94%. Tuy nhiên, mặc dù đã tích cực trồng thêm diện tích rừng nhưng

mật độ rừng của huyện Tân Sơn chưa được cải thiện nhiều, thậm chí có năm còn bị giảm sút. Mật độ rừng năm 2015 là 95,23% thì tới năm 2016 tăng nhẹ lên mức 95,45% nhưng tới năm 2017 lại giảm còn 94,19% và năm 2018 ở mức 95,69% nhưng 2019 lại giảm còn 95,12%. Tính đến nay vẫn còn 1321,2 ha đất chưa có rừng.

2.2.1.4. Về hệ sinh thái

Do rừng ở huyện Tân Sơn chủ yếu là rừng sản xuất, và mới được trồng mới thời gian gần đây nên hệ sinh thái rừng bị tác động nghiêm trọng. Nhiều loại động thực vật không còn tồn tại hoặc đã bị diệt vong.

Đối với hệ thực vật, huyện Tân Sơn hiện chủ yếu trồng các loại cây như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và các loại cây gắn với hoạt động sản xuất giấy, và nhiều hoạt động khác. Đây đều là những cây có thể trồng dễ dàng và thu hoạch sớm, để phục vụ tại chỗ các nhà máy chế biến gỗ, giấy và lâm sản.

Địa phương đã và đang áp dụng các mô hình trồng rừng có năng suất cao, trồng rừng cao sản; trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động đó đều là hoạt động trồng mới rừng và có thể ít mang tính bền vững nếu không đảm bảo được thu nhập của người dân.

2.2.1.5. Về một số mặt khác

Mặc dù trồng mới nhiều ha rừng đang diễn ra tại địa phương nhằm khôi phục rừng tại huyện, các dự án trồng rừng đã làm thay đổi theo chiều hướng tích cực về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn; lấy giá trị kinh tế lâm nghiệp làm mục tiêu hàng đầu, theo hướng đảm bảo tăng trưởng GDP và chuyển đổi hợp lý tỷ trọng trong cơ cấu GDP của ngành nông, lâm, dịch vụ của huyện và tạo cơ hội để người dân đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp, làm giàu từ rừng.

Mặt khác, nếu các dự án thực sự có hiệu quả, mang lại sự ổn định đời sống nhân dân, thì chính nó cũng góp phần tích cực vào việc tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng; thu hút và động viên người dân tham gia trồng rừng, tạo ra sản phẩm gỗ và lâm sản cung cấp cho nhu cầu gia dụng và chế biến của địa phương.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bằng nguồn vốn đầu tư của dự án trồng rừng kết hợp với người nông dân được ban hành kịp thời, chính xác, đúng đối tượng và hạng mục đầu tư, đã làm cho rừng Tân Sơn đang phát triển.

Mặc dù kinh tế rừng của Tân Sơn đã thu hút một lượng lao động lớn của huyện, nhưng số người trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm vẫn đang một chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhân lực của huyện, trong khi quỹ đất đai của huyện đã không còn vùng nào để có thể mở rộng bằng khai hoang, như các huyện vùng sâu, vùng xa khác. Điều đó, một mặt, đòi hỏi mỗi người dân phải tự tìm đường tự cứu lấy mình, mặt khác, đòi hỏi chính quyền từ trung ương đến địa phương phải tính kế dân sinh lâu dài cho huyện. Kế đó phải là kế kinh tế rừng rừng có hiệu quả cao bằng các chương trình tổng thể liên vùng, liên ngành trong các hoạt động kinh tế, trong đó, rừng phải là rừng cao sản với giá trị kinh tế cao, phục vụ không chỉ cho thị trường nội huyện mà phải phục vụ thị trường cả tỉnh, cũng không chỉ phục vụ cho thị trường nội tỉnh mà phải phục vụ cho thị trường liên tỉnh.

Sản phẩm gỗ của rừng Tân Sơn như cây keo, cây bồ đề, cây bạch đàn... có công dụng chủ yếu cho đồ mộc gia dụng phục vụ nhu cầu người dân trong tỉnh, cũng như là nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy. Sản phẩm gỗ khai thác của Tân Sơn chủ yếu phục vụ cho sản xuất giấy của Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhưng vẫn ở con số vô cùng nhỏ bé.

Một số cây gỗ lớn của Tân Sơn cũng được các hộ gia đình khai thác xuất bán dạng thô, ván xẻ cho các chủ gỗ. So với các địa phương khác tại Phú Thọ như Đoan Hùng thì Tân Sơn chưa có các doanh nghiệp khai thác chế biến gỗ xuất khẩu quy mô để tăng giá trị kinh tế trong chuỗi giá trị.

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn

2.2.2.1. Các văn bản pháp quy đã ban hành và thực thi các văn bản

a, Các văn bản pháp quy

Hệ thống chính sách đối với phát triển rừng được áp dụng chung toàn tỉnh với các chính sách hỗ trợ phát triển rừng của Nhà nước như: Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo “Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất thực hiện theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, Thông tư số 03/2012//TTLT- BKHĐT- BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012; Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày

16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho từng loại hình trồng rừng cụ thể (trồng mới, trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng trong làm giàu rừng); Chính sách giao khoán đất, giao rừng từ 2014-2018 (mốc sau năm 2013 khi Luật đất đai có hiệu lực);” (Thủ tướng Chính phủ) Quyết định số 23/2011/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Về việc hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2015; Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ có văn bản số 2653/UBND-KT5 ngày 10 tháng 8 năm 2011 về việc giao cho Uỷ ban nhân dân lập dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015 trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Phê duyệt.

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/QĐ-TTg, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ theo Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 5246/QĐ-BNN- LN; đối với khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; Quyết định số 38/2016/QĐTTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ “về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.”

Tuy nhiên, kết quả khảo sát về tiêu chí “Các chính sách pháp luật về bảo vệ rừng của Trung ương được ban hành thường xuyên, đầy đủ” mới chỉ ở mức bình thường với 3,14 điểm. Một số chính sách của Trung ương chưa được đánh giá cao như chính sách giao rừng, chính sách khoán bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chưa chú trọng ban hành các văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Bên canh đó, “Phân cấp cho UBND huyện trong bảo vệ rừng hợp lý” cũng là tiêu chí chưa được đánh giá cao, chỉ được mức 2,8 điểm.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về các văn bản pháp quy đã ban hành và thực thi các văn bản liên quan tới bảo vệ rừng

Nguồn: Khảo sát của tác giả 2019 Ủy ban nhân dân huyện đã có các văn bản chỉ đạo trực tiếp các hoạt động QLNN bao gồm các quyết định, chỉ thị liên quan đến các vấn đề bảo vệ rừng.

Hàng năm, UBND huyện Tân Sơn đều ban hành văn bản để thành lập, kiện toàn bộ máy là Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng – một vấn đề đúng như tên gọi trong văn bản, đảm bảo sự bình an của rừng và các khu vực lân cận. Ban chỉ huy bao gồm các cán bộ chủ chốt đại diện cho các cơ quan chức năng trong huyện, do một lãnh đạo UBND huyện làm trưởng ban, các thành viên khác như công an huyện, hạt kiểm lâm, ban chỉ huy quân sự huyện, phòng NN &PTNT, phòng TN&MT...

Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 12/06/2007 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn về việc thành lập ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng Tân Sơn.

Quyết định số 954/2008/QĐ-UBND ngày 3/7/2008 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn về việc kiện toàn ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng Tân Sơn.

Quyết định số 1000/2011/QĐ-UBND ngày 15/4/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn về việc thay đổi thành viên ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Tân Sơn.

Quyết định số 3371b/2016/QĐ-UBND ngày 8/8/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Tân Sơn.

Hàng năm huyện cũng ban hành các văn bản thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra lại việc thực hiện các vấn đề cấp bách về phòng, chữa cháy rừng nhằm rà soát, chấn chỉnh các công tác PCCCR.

UBND huyện đã ban hành các văn bản liên quan đến khoanh nuôi.... nằm trong các nhiệm vụ của dự án bảo vệ và phát triển rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt. Dự án bảo vệ phát triển rừng huyện Tân Sơn giai đoạn 2015 - 2020. Do đó, đánh giá về tiêu chí “UBND huyện thường xuyên quan tâm ban hành các chính sách về bảo vệ rừng” nhận được mức điểm khả quan với số điểm 3,57 điểm.

Giai đoạn 2011-2015

Bảo vệ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên giai đoạn 2011-2015: 50,2 ha.

Phát triển rừng: 495,3 ha - trồng lại rừng sau khai thác (Năm 2011, 2012 thực hiện theo tiểu dự án bảo vệ và phát triển rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt).

Giai đoạn 2015 - 2020

Phát triển rừng: 300 ha (trồng rừng sau khai thác trên đất rừng sản xuất).

Giai đoạn khai thác sử dụng rừng, Đối tượng là rừng trồng sản xuất đến tuổi thành thục công nghệ. Tổng diện tích khai thác 495,3 ha.

Trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã được phân cấp chỉ đạo từ cấp Trung ương xuống cấp tỉnh huyện, bên cạnh Luật BV &PTR 2004, đã có hàng trăm các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo. Các tỉnh có bộ phận Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách, bảo vệ và phát triển rừng, ở cấp huyện có 460/520 huyện có thành lập các ban chỉ huy các vấn đề cấp bách. Tân Sơn đã quán triệt tinh thần trên và liên tục trong nhiều năm, huyện đã ban hành văn bản thành lập BCH và thành lập đoàn kiểm tra để giám sát việc thực hiện của BCH.

Trong các văn bản về QLNN đối với bảo vệ và phát triển rừng ở Tân Sơn chủ yếu đã quán triệt được nội dung về bảo vệ rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã được chỉ đạo một cách chặt chẽ. Cũng bởi vì nếu xảy ra cháy, hậu quả khôn lường về kinh tế, môi trường và Trung ương cũng như địa phương đã nắm rất rõ tinh thần của “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Các văn bản chỉ đạo cũng tập trung vào phát triển rừng, đặc biệt địa phương có các biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ các chủ rừng phát triển rừng, đảm bảo phát triển cuộc sống gia đình, đồng thời đạt mục tiêu che phủ rừng, tăng cường độ bền vững của rừng.

b, Thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ rừng

Chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khá đa dạng, vì vậy tuyên truyền phổ biến là rất cần thiết.

Đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động chuyên môn: Khi có văn bản mới quan trọng về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tổ chức tập huấn nghiệp vụ phổ biến, cập nhật cho cán bộ, công chức Kiểm lâm trên địa bàn huyện Tân Sơn.

Đối với người dân và các chủ rừng, huyện Tân Sơn triển khai công tác tuyên truyền chính sách pháp luật kết hợp vận động người dân bằng nhiều hình thức, như: Thông qua các buổi họp thôn, bản kết hợp tuyên truyền về pháp lệnh bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, PCCCR vào mùa khô hanh...; bổ sung, sửa chữa, làm mới các pa nô, áp phích, biển tuyên truyền bố trí tại các khu vực cửa rừng và trung tâm các xã, nơi có khả năng cháy rừng.

Chính quyền huyện còn tuyên truyền, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được 117 bản, hơn 10.000 lượt người tham gia; đã phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền không được phá rừng, không được di cư tự do; có hơn 6.000 người dân đã ký cam kết bảo vệ rừng, phòng, chữa cháy rừng và cam kết không di cư tự do.

Bảng 2.4: Kết quả công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng của huyện Tân Sơn

Chỉ tiêu Bài báo ấn phẩm, tờ rơi Đưa tin trên truyền hình

2015 2 4500 3

2016 2 4100 3

2017 2 6000 3

2018 2 5500 4

2019 2 4000 3

Mặt khác, UBND huyện cũng chỉ đạo CBKL tới các gia đình, các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh lâm sản, nôi động vật hoang dã để tuyên truyền trực tiếp, vận động họ thực hiện theo đúng các chính sách pháp lý NN. Trong công tác tuyên truyền bằng lời nói, cán bộ cũng tiến hành phát thêm tờ rơi, tranh cổ động liên quan tới quản lý bảo vệ rừng. Qua công tác này đã có chuyển biến tích cực về ý thức QLBVR - PCCCR - PTR trong cộng đồng dân cư, từ đó góp phần làm hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng xảy ra, đồng thời tạo khí thế trồng cây gây rừng mạnh mẽ ở địa phương

Như vậy có thể thấy rằng công tác tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của chính quyền huyện Tân Sơn đến người dân có nhiều ưu điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân quản lý, bảo vệ rừng do các chủ trương, chính sách có liên quan chặt chẽ tới quyền, lợi ích của người dân. Thông qua các chính sách đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và nâng cao ý thức hiểu biết của người dân và đặc biệt trau dồi cho cán bộ tuyên truyền về chuyên môn nghiệp vụ. Chính sách về lâm nghiệp (bảo vệ rừng, phát triển rừng) đã góp phần nâng cao sinh kế, ổn định đời sống cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Hình thức tuyên truyền, phổ biến khá đa dạng nên đánh giá về tiêu chí này cũng nhận được mức điểm khá 3,51 điểm. Tuy nhiên, đánh giá về tần suất thực hiện công tác tuyên truyền còn chưa cao, chỉ đạt mức 3,14 điểm.

2.2.2.2. Hệ thống bộ máy QLNN về BVR ở huyện Tân Sơn

Hiện nay, ở cấp tỉnh, đơn vị được giao thực hiện quản lý phát triển rừng là Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các Sở này theo quy định, đều có Giám đốc Sở và 03 Phó Giám đốc Sở.

Bộ máy QLNN về rừng ở Tân Sơn về cơ bản cũng được tổ chức đầy đủ giống như các địa phương khác trong cả nước (có hoạt động về rừng).

- Ủy ban Nhân dân huyện Tân Sơn (Phòng Nông nghiệp PTNT, Phòng Tài

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)