Các bài học rút ra quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 52)

1.1.1 .Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên thế giới và một số địa

1.2.3. Các bài học rút ra quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn

(i) Tăng cường sự lãnh đạo của Nhà nước

Loại hình rừng thôn bản: được hình thành từ những nhu cầu cụ thể của cộng đồng về nước cho sinh hoạt và tưới tiêu; gỗ củi để đun và sinh hoạt. Loại hình rừng cộng đồng này được người dân tự nguyện đóng góp và thành lập tổ bảo vệ rừng. Khi có sự hỗ trợ của Nhà nước thì rừng được bảo vệ tốt hơn do tổ bảo vệ có thêm thu nhập, nhưng khi sự hỗ trợ chấm dứt thì rừng lại gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân về sở hữu rừng thay đổi từ sở hữu cộng đồng sang sở hữu Nhà nước.

Tuy nhiên nếu thiếu sự lãnh đạo và thanh kiểm tra từ phía chính quyền, công tác bảo vệ rừng không thực sự có hiệu quả tốt, các cá nhân có thể khai thác rừng mà

thiếu bảo vệ và phát triển bền vững. Vì vậy, dù là được giao cho các cá nhân hoặc tổ chức thì chính quyền vẫn thường xuyên đôn đốc và kiểm tra, và đưa hoạt động của rừng điều chỉnh theo Hiến pháp và Pháp luật.

(ii) Thiết lập cơ chế pháp lý vững chắc, và đảm bảo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng rừng cho cá nhân và tổ chức.

Người dân và tổ chức liên quan đến rừng chỉ thực sự đầu tư và phát triển rừng bền vững khi họ được giao quyền chắc chắn thông qua chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và sử dụng rừng. Khi đó sẽ loại trừ được tình trạng “cha chung không ai khóc” và sự thiếu trách nhiệm trong bảo vệ rừng. Hơn nữa, khi có sở hữu chắc chắn về tài sản, người sở hữu mới dám bỏ tiền vào đầu tư vào các hoạt động rừng, bởi thành quả đầu tư dù sớm hay muộn họ cũng sẽ được thu hồi lại. Khi đầu tư, đồng nghĩa với họ phải bảo vệ cánh rừng của mình, và kết quả là rừng được chăm sóc và bảo vệ rất bền vững.

(iii) Tăng cường sự tham gia giám sát, bảo vệ rừng từ cộng đồng

Mỗi cá nhân hoặc tổ chức khi tham gia hoạt động của rừng, họ đều gắn liền với cộng đồng nơi họ đầu tư hoặc sinh sống, đặc biệt là các hộ gia đình tại nơi có rừng, mối quan hệ của họ mới các gia đình khác và với địa phương vốn rất chặt chẽ. Khi tham gia hoạt động khai thác, đầu tư và trồng rừng, họ đều được sự giúp đỡ từ cộng đồng làng xóm xung quanh và chính quyền địa phương nơi họ sinh sống. Nhưng mặt khác, chính cộng đồng lại là người giám sát hiệu quả các hoạt động của các thành viên trong cộng đồng của mình. Kinh nghiệm tại Thừa Thiên – Huế và tại tỉnh Lào Cai đã chứng minh điều đó. Cộng đồng có các già làng, những người có uy tín trong khu vực sinh sống và bằng tinh thần trách nhiệm, họ thực sự mang lại sự hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TÂN SƠN, PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)