1.1.1 .Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về bảo vệ rừng
1.1.5.1. Các nhân tố bên trong
- Quan điểm, định hướng phát triển rừng của chính quyền: Quan điểm, định hướng phát triển rừng của chính quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý phát triển rừng. Quan điểm, định hướng bảo vệ rừng của chính quyền được thể hiện bằng hệ thống các văn bản quy định, chính sách về quản lý và phát triển rừng của địa phương. Các quy định, chính sách này của chính quyền đối với quản lý bảo vệ rừng rừng ảnh hưởng đến việc quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng rừng. Hệ thống văn bản, quy định càng rõ ràng, chi tiết thì việc thực hiện quản lý của chính quyền cấp huyện về phát triển rừng càng thiết thực và công tác quản lý phát triển rừng mới được đảm bảo với đúng bản chất của nó. Đây còn là nhân tố chủ yếu và có tác động đến nguồn thu kinh tế của huyện. Bởi lẽ, văn bản, quy định về phát triển rừng là các quy định có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô đối với địa phương.
- Trình độ, năng lực quản lý của cơ quan thực thi và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất rừng: Hoạt động quản lý của chính quyền cấp huyện về phát triển rừng cũng như bất kỳ một hoạt động nào khác đều cần có nguồn nhân lực (bộ máy tổ chức) thực hiện. Công tác quản lý phát triển rừng trong tất cả các nội dung từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra giám sát đều cần trình độ, năng lực quản lý của cơ quan thực thi và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về phát triển rừng. Công tác quản lý có hiệu quả hay không đều dựa
vào trình độ, năng lực quản lý của cơ quan thực thi và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất rừng. Việc nâng cao trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phát triển rừng là hoạt động cấp thiết và sống còn nếu muốn phát triển chính sách của nhà nước về phát triển rừng đi kịp với thời đại mới và quá trình đổi mới phát triển đất nước hiện nay.
- Cộng đồng dân cư được giao bảo vệ rừng: nhân dân trong huyện là các lực lượng tham gia bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn xã hội. Nếu các hộ dân cư được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng thực hiện tốt, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả thì công tác bảo vệ và phát triển rừng càng thuận lợi. Ngược lại, nếu người dân còn chưa có ý thức bảo vệ rừng, còn thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật như khai thác rừng trái phép hay sử dụng rừng và đất rừng sai mục đích,… thì công tác QLNN về bảo vệ rừng càng khó khăn, phức tạp hơn.
- Sự phối hợp giữa các ngành, ban trong công tác bảo vệ rừng: trong công tác bảo vệ rừng không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ ngành kiểm lâm, của Sở Tài nguyên và môi trường mà còn cần sự phối hợp giữa các cấp, các ngành như hệ thống chính quyền, ngành nông nghiệp, an ninh, quốc phòng, Sở tài chính,…. Nếu các cấp, các ngành có sự phối hợp thường xuyên chặt chẽ thì công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng được thực hiện thuận lợi, có hiệu quả cao và ngược lại.
1.1.5.2. Các nhân tố bên ngoài
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế tại địa phương: Điều kiện tự nhiên quyết định diện tích đất rừng tại địa phương và diện tích đất rừng quyết định khối lượng và chất lượng công tác quản lý rừng. Diện tích rừng lớn hay nhỏ sẽ tập trung sự quan tâm của cơ quan chức năng, phân chia và quy hoạch trong quản lý cho phù hợp. Mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên và diện tích đất rừng khác nhau cho nên việc quy hoạch, tổ chức quản lý rừng cũng khác nhau. Khi điều kiện KT tại địa phương phát triển ổn định thì tình trạng lấn chiếm, sử dụng, khai thác sai mục đích rừng sẽ giảm, ý thức bảo vệ rừng, chấp hành pháp luật về sử dụng và phát triển rừng sẽ tăng lên, khiến cho công tác quản lý rừng thuận lợi hơn và ngược lại.
quản lý phát triển rừng: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý phát triển rừng của chính quyền cấp huyện. Lúc này địa phương với tư cách là cơ quan tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành.
Chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hay ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, ngành và đời sống xã hội của một quốc gia. Sự ổn định về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, hợp tác quốc tế và mọi hoạt động trong đời sống của con người. Ngược lại hệ thống chính trị luôn biến động, bất ổn sẽ kìm hãm tất cả. Ở nước ta, sự ổn định của hệ thống chính trị nó có tác động rất lớn đến an ninh quốc phòng, chính trị, kinh tế, văn hoá và tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có cả hoạt động QLNN về BVR.
“Nhà nước không thể tổ chức thực hiện đường lối của Đảng và quản lý xã hội một cách có hiệu quả nếu không thực hiên quản lý bằng pháp luật, các quyền tự do dân chủ của công dân không thể thực hiện nếu không có pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đảng ta xác định nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Chính vì thế cho nên pháp luật sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý được hiệu quả và thuân lợi. Ngoài ra, pháp luật còn xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của nhà nước, đặc biệt là đối với hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý. Để đạt được điều đó, pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng như thẩm quyền của cơ quan Nhà nước. Pháp luật của nhà nước ta hiện nay phải là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước phù hợp với cơ chế mới mà trước hết phải cải cách một bước nền hành chính quốc gia.”
- “Văn hoá, xã hội: Yếu tố văn hoá, xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vực nói chung cũng như trong lĩnh vực BVR nói riêng. Các yếu tố văn hoá, xã hội như: phong tục, tập quán của từng vùng miền, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nói chung và QLBVR nói riêng. Giải quyết được việc làm sẽ góp phần đảm bảo trật tự an ninh trong xã hội, giảm bớt các tệ nạn xã hội
do thiếu việc làm gây ra, tệ nạn xã hội được giảm bớt, công bằng xã hội được thiết lập sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm quản lý. Tập trung đầu tư cho giáo dục, văn hoá để nâng cao nhận thức về pháp luật cho mọi người, trong đó có pháp luật về BVR là việc làm quan trọng, để cho mọi người thấy rõ được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong công tác quản lý. Một yếu tố quan trọng khác cũng có ảnh hưởng đến QLBVR đó là tập quán sinh sống di cư tự do từ vùng này sang vùng khác để khai phá những vùng đất mầu mỡ bằng việc phá rừng làm nương, lấn chiếm đất rừng để sản xuất phục vụ nhu cầu đời sống gây khó khăn cho công tác QLNN về BVR.”