Phân loại rừng và vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 32)

1.1.1 .Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.2. Phân loại rừng và vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

1.1.2.1 Phân loại rừng

Có nhiều cách phân loại rừng, tùy mục đích của con người khi phân loại. Người “đồng rừng thông thường”, bằng kinh nghiệm cuộc sống của mình, cũng đã biết chia rừng thành “Rừng Thiêng” và “Rừng Thường”, trong đó, “Rừng Thiêng” là nơi mà họ kiêng, không dám thâm nhập, khai thác.

“Với nhà quản lý rừng cấp quốc gia, việc phân loại rừng phải bám sát vào mục đích quản lý của mình, theo đó, cách cách phân loại rừng dưới đây là phổ biến, đã trở thành cách phân loại chính thống để từ đó tiến hành điều tra, xác lập hồ sơ chính thống về quỹ rừng của quốc gia.”

a. Phân theo chức năng

- Rừng sản xuất : Đó là rừng mà từ đó, con người dùng nó để tạo ra của cải vật chất, phục vụ cho dân sinh. “Tính sản xuất” của RSX “có nhiều dạng, có dạng thuần túy là nguồn nguyên liệu tự nhiên mà con người có thể khai thác hết thế hệ thực vật này thì rừng lại mọc lên thế hệ thực vật khác, nếu tốc độ khai thác của con người thấp hơn tốc độ sinh trưởng của rừng, có dạng RSX mà bản chất là Rừng trồng, như vườn rau, ở đó, con người khai thác cây nào, vạt rừng nào,..thì lại trồng ngay cây mới, vạt rừng mới vào gốc cây, bãi cây vừa bị khai thác. Đó chính là nơi mà con người

dùng để sản xuất ra lâm sản, như người nông dân dùng đồng ruộng để sản xuất ra nông sản vậy.”

-Rừng đặc dụng

“RĐD là rừng có giá trị đặc biệt. Căn cứ vào những giá trị đặc biệt của rừng, RĐD có thể chia thành:”

 Rừng bảo tồn gen thực vật, hiểu nôm na là “Rừng giữ giống”. “Các loại giống thực vật được giữ tùy theo độ quý hiếm của loài thực vật, có trong rừng đó, đối với từng quốc gia.”

 “Rừng bảo tồn sinh thái. Đó là những cánh rừng góp phần điều hòa khí hậu, nhiệt độ, gió mưa...nói nôm na là giữ cho khí hậu trong lành, mưa hòa, gió thuận.”

 “Rừng bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa dân tộc. Loại rừng này thường là nơi phát tích tổ tiên một giống nòi, nơi ghi dấu những chiến công lịch sử của dân tộc, nơi hình thành một nền văn minh, văn hóa của quốc gia, dân tộc.”

 “Rừng du lịch. Đó là những miền rừng có chứa nhiều yếu tố đặc dụng, như vừa nêu, vì thế, chúng là nguồn tài nguyên du lịch cho nhiều loại hình du lịch, như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch giải trí, du lịch học tập và nghiên cứu,..”

- Rừng phòng hộ:

“Rừng chống thiên tai: Loại rừng này có giá trị bảo vệ con người trước thiên

tai. Tùy theo tình trạng thiên tai xảy ra đối với từng quốc gia, rừng phòng hộ thiên tai có thể chia thành:”

Rừng đầu nguồn (sông suối) với chức năng chính là điều hòa thủy chế, hạn chế hạn, lụt.

Rừng ven biển với chức năng chính là ngăn gió biển có kèm theo cát, ngăn nước mặn, giữ đất bồi.

Rừng bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ chính bản thân rừng

“Thực chất đây là Rừng sinh thái và việc Bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ chính bản thân rừng cũng chính là để bảo vệ con người. Chức năng của loại rừng này là tạo ra và bảo vệ môi sinh tự nhiên cho đời sống con người, tạo cho con người được hòa vào thế giới thiên nhiên trong lành, sinh động.”

b. Phân theo trữ lượng

Trữ lượng rừng là số m3 gỗ có được trên một ha rừng tự nhiên. Theo tiêu chí này, rừng được phân thành bốn hạng:

Rừng giàu

Rừng trung bình

Rừng nghèo

Rừng tàng kiệt

Rừng chưa có trữ lượng

“Tùy tiềm năng rừng của mỗi quốc gia mà độ giàu, nghèo, tàng kiệt của rừng sẽ được định ra cụ thể cho thích hợp. Ở nước ta, độ giàu, nghèo, tàng kiệt của rừng được định như sau: Rừng giàu có trữ lượng lớn hơn hoặc bằng 200 m3/ha, tiếp theo là các loại trung bình, nghèo và tàng kiệt với các mức trữ lượng lần lượt là: 100-200,

50-100 và 10- 50 m3/ha; rừng có trữ lượng cây đứng < 10m3 là rừng chưa có trữ

lượng.”

c. Theo dạng sinh thái của Rừng

“Dạng sinh thái của rừng là thể trạng của rừng trong sự tương tác với môi trường thiên nhiên mà rừng phát sinh và tồn tại. Nói khác đi là, dạng sinh thái của rừng là tổng hợp các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: Đặc chủng thực vật của rừng; Đặc trưng sinh lý của rừng: Dạng lá, mầu sắc và biến thái của rừng trong năm.”

- Đặc trưng vùng địa lý có rừng: Hàn đới, Ôn đới, Nhiệt đới, Cao nguyên, Bình địa, Đầm lầy...

d. Theo mức độ tác động của con người

Theo cách phân loại này, rừng được chia thành:

Rừng nguyên sinh: Đó là rừng chưa bị con người khai thác.

Rừng thứ sinh: Đó là rừng đã biến đổi so với nguyên sinh, mà nguyên nhân là sự tàn phá của thiên tai, của chiến tranh và của con người do mưu sinh mà làm biến thái rừng.”

Rừng phục hồi: Đó là rừng có bản chất là rừng thứ sinh, nhưng sự thứ sinh này là quá trình tự nhiên của rừng.

Rừng nhân tạo

Rừng nhân tạo có thể chia thành:

 Rừng nhân tạo bằng việc tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên.  Rừng nhân tạo trên đất chưa từng có rừng.

e. Theo nguồn gốc của Rừng

Theo cách phân loại này có:

Rừng chồi: Đó rừng của loài cây, được sinh sản bằng dâm cành, ghép chồi, ghép rễ...

Rừng hạ:. Đó rừng của loài cây, được sinh sản bằng phát tán hạt.

f. Theo tuổi của Rừng

Theo cách phân loại này có:

Rừng non: Đó là rừng mới trông, các cây chưa giao tán. Rừng sào: Đó là rừng với các cây trồng đã bắt đầu chạm tán

Rừng trung niên: Đó là rừng đúng độ khai thác của chúng. Về mặt sinh lý, đó rừng với các cây đã chững về độ cao, bắt đầu phát sinh dị dạng.”

Rừng già: Đó là rừng với nhiều cây dị dạng, có cành tự khô, tự chết, thân cây sâu, rỗng, nhiều cây chết đứng hàng loạt, cộng đồng cây hỗn tạp, nhiều cây ký sinh (tầm gửi).”

1.1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng

Thứ nhất, vì giá trị của rừng là vô cùng lớn, vai trò của rừng đối với con người là vô cùng quan trọng

“Về kinh tế, vai trò của rừng đối với đời sống con người thể hiện trên nhiều cấp độ khác nhau, tùy trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của cộng đồng con người.”

- “Trong thời nguyên thủy và ở các vùng sâu, vùng xa của thời đại ngày nay, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại thực phẩm sơ khai cho con người, điển hình và phổ biến là rau, củ, quả. Bên cạnh đó, rừng còn là nguồn cung cấp protit tự nhiên cho con người. Đó là muôn loài thú rừng, nhỏ như thủy sản ở các khe lạch, chim muông, cầy cáo, lớn là các loại hươu, nai, mãnh thú. Đồng thời, rừng cũng là nguồn cung ứng các tư liệu sinh hoạt phục vụ nhu cầu mặc và ở của con người.”

- “Tiến lên một bước, rừng là địa bàn đầu tiên để con người chuyển từ cách kiếm sống chủ yếu là hái lượm, săn bắt sang thuần dưỡng động vật và cây trồng, cây con tự nhiên thành gia súc, gia cầm, cây canh tác. Rừng trở thành công cụ, đối tượng để con người tác động vào, để phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người.”

- “Ngày nay, các giá trị trên về kinh tế của rừng vẫn còn nguyên giá trị, nhưng với trình độ KH&CN cao, giá trị kinh tế của rừng đã thể hiện dưới hình thái khác. Hình thái đó là nguồn nguyên liệu. Từ nguồn nguyên liệu, có bản chất là Xeluloz, con người bằng công nghệ hóa học, có thể chế tạo nên đủ mọi loại vật dụng của mình, điển hình là đồ gỗ và hàng dệt may, hoặc các sản phẩm của giấy. Ngày nay, sợi Coton, có nguồn gốc là xeluloz, là loại sợi chủ yếu làm nên hàng dệt may với mọi cấp chất lượng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của chúng ta.”

Vai trò môi sinh, vai trò môi sinh của Rừng giúp cho hoạt động sống của con

người, gắn liền trực tiếp tới sự tồn tại của xã hội loài người. Cụ thể hơn:

- “Rừng điều hòa nhiệt độ, giảm nóng lạnh thái quá cho con người, như lá phổi của loài người, nhằm dung hòa khí hậu giúp cho con người có cuộc sống tốt hơn.”

- “Rừng làm trong lành không khí để con người được hít thở đúng dưỡng khí, khử trừ khí độc và bụi bặm.”

- Rừng điều hòa thủy văn, gió, mưa, giúp con người tránh bớt hạn, lụt, bão tố, gió xoáy, gió lốc...

Vai trò quân sự, quốc phòng, vai trò này không phổ biến nhưng không cá biệt,

thể hiện rõ ở các quốc gia, dân tộc nhỏ, yếu, luôn bị các thế lực ngoại xâm uy hiếp, tấn công.”

“Vai trò văn hóa, tuy đại bộ phận thế giới con người đã bớt lệ thuộc vào rừng,

nhưng rừng vẫn là tất cả những gì thiêng liêng nhất, giúp con người nhớ về tổ tiên, nhớ về cội nguồn, tìm thấy ở đó mục tiêu và động lực để sống, chiến đấu trong cuộc sống hiện tại với tâm nguyện là làm sao cho xứng đáng với tổ tiên, nòi giống, quê hương mình. Nếu với con người nói chung, nông thôn là cội nguồn của văn hóa dân tộc, thì về mặt nào đó, rừng cũng là nông thôn, bởi phần lớn loài người có cuộc sống tiền khởi ở rừng, từ rừng với tên gọi là buôn, bản, họ mới xuôi sông về đồng bằng,

lập quê hương mới, được gọi là làng thôn ở đồng bằng. Với cách nhìn đó, rừng là cái nôi văn hóa của nhiều dân tộc, bảo vệ rừng là bảo về văn hóa dân tộc, mà văn hóa trường tồn được thì dân tộc trường tồn, dù nhất thời có bị ngoại bang lấn chiếm.”

Thứ hai, vì rừng có quá nhiều kẻ thù, đều là kẻ thù khó chống

Kẻ thù lớn nhất chính là con người có hoạt động sống gắn liền với rừng, nếu con người biết bảo vệ rừng thì sẽ khắc chế được các địch họa và thiên tai. Sự phá rừng quá mức đã làm biến đổi thiên nhiên vốn đã hung dữ, có thể tác động xấu tới trực tiếp cuộc sống của con người.

Ngoài ra sự khó chống hai kẻ thù là Thiên tai và Dịch họa có lẽ chẳng cần thêm lời, vì không ai không rõ điều này hay nói rộng hơn thiên tai và địch họa cũng là một phần hậu quả do hoạt động của con người tác động tiêu cực tới rừng và thiên nhiên.

Điều đáng nói là sự khó chống lại đối với kẻ thù, khi kẻ thù đó là chính con người đang sống với rừng, gắn bó với rừng, thậm chí, yêu rừng vừa dễ và vừa khó. Sở dĩ “kẻ thù” này dễ chống vì con người là thực thể có ý thức, có nhận thức và biết phân biệt việc nào nên làm, việc nào không nên làm, nên bằng tác động hợp lý con người có thể thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, “kẻ thù” này khó chống vì hoạt động sống của con người phải đối mặt với khó khăn của cuộc sống, kẻ thù qua hành động xâm lược, nhu cầu tồn tại, dẫn con người buộc phải khai thác tài nguyên rừng như một phao an toàn cứu cánh cho sự hiểm nguy của con người.

Thứ ba, vì công việc đối xử với rừng là việc trọng đại, đòi hỏi sự thống nhất hành động của cả quốc gia, dân tộc và cần nhất quán trong cả tiến trình phát triển đất nước về lâu dài

Đã là rừng, chúng phải có độ lớn đáng kể về diện tích, có kết cấu mang tính hệ thống hữu cơ của động thực vật cấu thành rừng, có tuổi thọ trưởng thành và các vòng đời phát triển hàng chục, thậm chí, hàng trăm năm. Vì thế, không một cộng đồng nhỏ nào, càng không thể là một người, không một thế hệ riêng biệt nào, càng không thể là một kế hoạch ngắn hạn, năm năm, mười năm,…mà có thể tạo nên rừng, với những giá trị kinh tế, văn hóa, quốc phòng, sinh thái,.. như luận văn đã nêu, mà cần đến sự thống nhất tầm nhìn dài hạn, hành động của cả dân tộc trong liên tục nhiều thế hệ nối tiếp. Đây là điều cực khó, không đơn giản, vì trong quá trình hình thành rừng

luôn đối mặt với nhiều kẻ thù, và một trong số kẻ thù lớn nhất chính là con người, người vốn sống gần gũi và có tác động quan hệ hữu cơ với rừng.

Bốn là, bảo vệ và phát triển rừng là một đại sự với nhiều thứ việc, có khối lượng lớn, kỹ thuật phức tạp và cần chi phí lớn

Để rừng giữ được giá trị nhiều mặt như phân tích đã nêu hoặc rừng mới tạo dựng có được giá trị như thế, sẽ tốn phí vô cùng lớn và cần tri thức, trí tuệ không hề thông thường. Chỉ riêng việc bảo vệ rừng trước các kẻ thù, như vừa nêu ở trên, đã cho thấy rõ việc tốn kém về chi phí. Con người có thể ngăn được dịch họa cho rừng, nhưng cũng không dễ, con người nhiều lúc cũng tự mâu thuẫn với chính mình, và khi thiên tai xảy ra thì con người cũng thật khó có thể ngăn nổi thiên tai đối với rừng, đó thực sự là thảm họa. Ngay đến việc ngăn “nhân họa” cho rừng, mà cụ thể là, ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng của dân lành trong cuộc mưu sinh đầy vất vả của đồng bào vùng sâu, vùng xa đã cho thấy là, việc này hoàn toàn không dễ, vì vốn đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo đã là một thách thức đối với ngân sách nhà nước.

Để thực hiện công tác quản lý rừng thì Nhà nước chính là chủ thể có khả năng nhất trong việc bảo vệ rừng vì cuộc sống toàn diện và lâu dài của con người. Đó là sức mạnh của công quyền, của quyền lực toàn dân. Nhà nước dùng ý chí, chế tài, nguyện vọng và sức mạnh dân trao để bảo vệ rừng. Sức mạnh công quyền thể hiện bằng văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành và điều chỉnh các hoạt động pháp luật đối với rừng. Đó là sức mạnh công quỹ. Nhà nước dùng công quyền để tập trung công quỹ, lấy đó làm phương tiện tạo dựng và bảo vệ rừng. Công quỹ đến từ nguồn ngân sách hàng năm phân phối cho các địa phương trong công tác trồng và bảo vệ rừng. Nguyên tắc các hoạt động khai thác rừng phục vụ cho sự phát triển kinh tế cũng được thực hiện duy nhất bởi Nhà nước, và lợi ích đó cũng sẽ dành một phần tái đầu tư cho rừng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)