Kết quả khảo sát về thanh tra, giám sát trong quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 82)

đvt: số phiếu

Tiêu chí 1 2 3 4 5 TB

Lực lượng thanh tra, kiểm tra còn mỏng, năng lực, trình độ chuyên môn chưa cao, đạo đức công vụ của một số công chức chưa đạt yêu cầu,

trong khi địa bàn rộng 0 11 24 0 0 2,69

Tần suất thực hiện các vụ thanh tra, kiểm tra còn

ít, chưa đáp ứng được yêu cầu 0 15 18 2 0 2,63

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thanh tra, kiểm tra còn có biểu hiện chưa chặt chẽ, hiệu

quả 0 11 20 3 1 2,83

Trang thiết bị, phương tiện chuyên ngành phục

vụ thanh tra, kiểm tra còn thiếu, yếu 0 14 21 0 0 2,60 Trình độ nhận thức của người dân 0 15 20 0 0 2,57

Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, 2019

2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở Tân Sơn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thời gian qua, UBND huyện Tân Sơn đều ban hành văn bản để thành lập, kiện toàn bộ máy là Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng, Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Trong các văn bản về QLNN đối với bảo vệ và phát triển rừng ở Tân Sơn chủ yếu đã quán triệt được nội dung về bảo vệ rừng, công tác phòng chống chữa cháy rừng đã được chỉ đạo một cách chặt chẽ.

Chi cục Kiểm lâm hằng năm đều tiến hành hoạt động tuyên truyền về quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng. Đối với người dân và các chủ rừng, huyện Tân Sơn triển khai công tác tuyên truyền chính sách pháp luật kết hợp vận động người dân bằng nhiều hình thức. Ngoài ra cũng chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn trực tiếp đến các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh lâm sản, nuôi nhốt động vật hoang dã để tuyên truyền vận động thực hiện.

Trên cơ sở các quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường đã rà soát số liệu chỉ tiêu các loại đất rừng trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Cùng với ban hành Kế hoạch sử dụng đất năm của huyện Tân Sơn; để bảo vệ phát triển rừng, UBND huyện còn lập Kế hoạch trồng mới rừng và giao các xã thực hiện.

Hạt Kiểm lâm Tân Sơn đã hướng dẫn các chủ rừng trồng rừng tập trung theo dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán. Nhờ vây, hằng năm, số diện tích rừng trồng mới ngày càng tăng.

Trên địa bàn huyện có giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng thực hiện theo Quyết định của Chính phủ và của UBND tỉnh. Nhìn chung đánh giá về tiêu chí “Công tác giao khoán rừng được thực hiện theo đúng quy đinh của pháp luật” đạt mức điểm khả quan với 3,74 điểm. Bên cạnh đó, những năm qua Huyện đã làm tốt công tác hướng dẫn, vận động nhân dân phát triển các trại nuôi nhốt sinh trưởng sinh sản động vật rừng hoang dã quý hiếm.

2.3.2. Những hạn chế

Đánh giá về tần suất thực hiện công tác tuyên truyền còn chưa cao, chỉ đạt mức 3,14 điểm. Mặc dù được triển khai với nhiều hình thức nhưng với số lượng người dân trên địa bàn khá nhiều, diện tích rừng trên địa bàn khá lớn thì số lượng các cuộc tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.

Quá trình triển khai phát triển rừng của UBND huyện vẫn còn một số hạn chế. UBND chưa quan tâm chỉ đạo sát sao công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng. Đồng thời, chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất vào mục đích lâm nghiệp để từng bước tiến hành điều chỉnh việc quản lý và sử dụng đất rừng đã giao.

Trên địa bàn huyện có 23,0 ha được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ Công ty điện Sông Đà Hòa Bình, hàng năm tiền chi trả tiền từ dịch vụ môi trường, dịch vụ sinh thái còn thấp so với diện tích rừng tự nhiên giao khoán bảo vệ. Tuy nhiên, đánh giá về tiêu chí “Công tác hỗ trợ bảo vệ rừng hiệu quả” chưa cao, mức điểm trung bình chỉ đạt 2,86 điểm.

bàn huyện Tân Sơn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế. Do đó, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra còn chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Cơ cấu rừng của huyện Tân Sơn các năm qua đang có tốc độ dịch chuyển chậm. Diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đang có xu hướng giảm do công tác thống kê, trong khi đất rừng sản xuất tăng còn khá chậm.

Hiệu quả khai thác rừng ở huyện Tân sơn các năm qua còn chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp.

2.3.3. Các nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

- Điều kiện tư nhiên và kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn. Huyện Tân sơn vẫn là một trong những huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Phú Thọ. Do vậy, mặc dù, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm qua đạt 9,1%; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 20,3%/năm nhưng quy mô nền kinh tế của Huyện vẫn còn khiêm tốn. Kinh tế là một trong những lĩnh vực mà Tân Sơn đạt được nhiều kết quả tốt trong nửa nhiệm kỳ qua, trong đó nổi bật là việc hoàn thiện cụm công nghiệp Tân Phú với quy mô 45ha, hiện đã thu hút được 3 nhà đầu tư, xây dựng và đưa vào hoạt động 3 nhà máy. Một số nhà máy: sản xuất chè ở xã Long Cốc; sản xuất đũa tại xã Mỹ Thuận; gạch Tuynel tại xã Thạch Kiệt; gạch không nung tại xã Thu Cúc… đi vào hoạt động, góp phần đưa giá trị tăng thêm của lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 163% so với đầu nhiệm kỳ. Tuy vậy, các nhà máy trên mới tạo việc làm ổn định cho gần 900 lao động địa phương. Do đó, đa phần người dân vẫn lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Khi thoát khỏi diện huyện nghèo 30a, việc huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng sẽ bị ảnh hưởng, đó là chưa kể tình hình biến đổi khí hậu, nguy cơ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như những năm gần đây rất cao, tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Việc giá cả thị trường không ổn định, biến động thường xuyên cũng sẽ là yếu tố gây khó khăn cho phát triển kinh tế hộ.

Những khó khăn trên có thể gây ra những hệ lụy như người dân có thể vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ rừng để gia tăng thu nhập, nguồn thu NSNN cũng không quá lớn ảnh hưởng tới phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ rừng.

Đvt: triệu đồng

Hình 2.5: Giá trị sản xuất và thu NSNN của huyện Tân Sơn từ 2015 – 2019

Nguồn: Báo cáo phát triển KTXH của huyện Tân Sơn Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của Tân Sơn có đặc điểm là diện tích đất tự nhiên lớn (68.858 ha), trong đó chủ yếu (57.958 ha) là đất nông, lâm nghiệp (chiếm 84,17%). Địa hình đồi núi chia cắt bởi các dãy núi cao xen kẽ là những gò đồi bát úp thấp và các thung lũng nhỏ, hệ thống giao thông tương đối thuận lợi. Mặc dù đầy có thể coi là các yếu tố thuận lợi cho huyện phát triển và bảo vệ rừng nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn khi địa bàn rộng, phức tạp, công tác quản lý bảo vệ rừng khó thực hiện sâu sát.

- Cơ chế chính sách pháp luật và Nhà nước chưa hoàn thiện. Một số chính sách của Trung ương chưa được đánh giá cao như chính sách giao rừng, chính sách khoán bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chưa chú trọng ban hành các văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Bên canh đó, “Phân cấp cho UBND huyện trong bảo vệ rừng hợp lý” cũng là tiêu chí chưa được đánh giá cao, chỉ được mức 2,8 điểm. (Phần 2.2.2.1)

“Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành năm 2004 đã có tác động tích cực đến công tác phát triển rừng và đời sống của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật đã bộc lộ một số điểm cần sửa đổi, bổ sung. Luật vẫn mang tính chất khung, thiếu cụ thể. Điều này dẫn đến việc phải ban hành khoảng gần 100 văn bản dưới luật để quy định chi tiết, tạo ra một lĩnh vực pháp luật về bảo vệ và phát

triển rừng đa tầng, cồng kềnh, có không ít mâu thuẫn và chồng chéo.Tính minh bạch, tính khả thi của Luật chưa cao, thể hiện ở việc chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên và cơ chế thực hiện các quyền của chủ rừng. Việc phân chia rừng thành ba loại theo mục đích sử dụng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) và theo đó hình thành hệ thống tổ chức quản lý rừng theo từng loại rừng một cách cứng nhắc đã gây khó khăn trong việc tổ chức quản lý cũng như khai thác tiềm năng, lợi thế của rừng; các quy định về khai thác rừng cũng chưa tạo điều kiện phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cơ chế, chính sách hưởng lợi chưa rõ ràng; cơ chế, chính sách đầu tư, tín dụng, tài chính chưa phù hợp với đặc thù sản xuất lâm nghiệp; thiếu các quy định về phát triển chế biến và thương mại lâm sản, hệ thống cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp ở các cấp.”

Có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và một số luật chuyên ngành như Luật Đất đai và Luật Đa dạng Sinh học, đặc biệt có một số điểm chưa phù hợp hoặc thiếu cụ thể khi đối chiếu với một số công ước quốc tế liên quan như Công ước CITES, Ramsar, Công ước về Đa dạng sinh học.

- Điều kiện XH khó khăn, đời sống nhân dân, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán canh tác lạc hậu. Các yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách pháp luật. Trên địa bàn còn có hiện tương dân di cư tự do vào rừng để phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt động vật rừng ở một số xã vẫn còn tồn tại.

Mặc dù giá trị sản xuất bình quân đầu người những năm qua của Huyện tăng, tỷ lệ hộ nghèo cũng có xu hướng giảm nhưng theo UBND huyện Tân Sơn, Tân Sơn là huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ, 82% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, 14/17 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)