Kết quả khảo sát về lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 72)

đvt: số phiếu

Tiêu chí 1 2 3 4 5 TB

Quy hoạch bảo về và phát triển rừng được lập đầy đủ, chi tiết

SL 0 0 14 20 1

3,63

%

0% 0% 40% 57% 3% Quy hoạch đất lâm nghiệp được lập

hằng năm

SL 0 0 12 23 0

3,66

% 0% 0% 34% 66% 0% Quy hoạch trồng rừng được lập hằng

năm

SL 0 0 14 21 0

3,6

%

0% 0% 40% 60% 0%

Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, 2019 Nhìn chung, công tác lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng của Huyện những năm qua được thực hiện khá tốt. Do đó, đánh giá các tiêu chí liên quan tới công tác này không có tiêu chí nào dưới 3,5 điểm.

2.2.2.4. Triển khai thực hiện kế hoạch BVR ở Tân Sơn

Căn cứ quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt, chính quyền huyện Tân Sơn đã tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm các nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, chỉ tiêu liên quan đến phát triển rừng trên địa bàn. Để triển khai kế hoạch bảo vệ rừng thành công, mỗi xã sẽ tổ chức một Ban chỉ đạo cấp xã, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng (17 ban) và các tổ đội.

Đối với hoạt động trồng rừng, tại huyện Tân Sơn chủ yếu là đầu tư trồng rừng sản xuất là chính. Hàng năm, theo như kế hoạch của dự án bảo vệ và phát triển rừng, Hạt Kiểm lâm Tân Sơn đã hướng dẫn các chủ rừng trồng rừng tập trung theo dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán. Nhờ vây, hằng năm, số diện tích rừng trồng mới ngày càng tăng.

Đvt : ha

Hình 2.4: Tình hình trồng mới rừng của huyện Tân sơn

Nguồn: UBND huyện Tân Sơn Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình triển khai phát triển rừng của UBND huyện vẫn còn một số hạn chế. Đối với diện tích đất quy hoạch vào mục đích đất lâm nghiệp hiện nay người dân đang làm nương rẫy và bỏ hoang, UBND chưa quan tâm chỉ đạo sát sao công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng. Đồng thời, chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất vào mục đích lâm nghiệp để từng bước tiến hành điều chỉnh việc quản lý và

sử dụng đất rừng đã giao, đã cho thuê không hiệu quả. Do đó, đánh giá về tiêu chí “Công tác chỉ đạo trồng mới rừng hiệu quả” mới đạt 2,8 điểm.

Hoạt động quản lý bảo vệ rừng: Hoạt động này được triển khai từ năm 2008 tập trung hỗ trợ đầu tư bảo vệ diện tích rừng tự nhiên trên đất quy hoạch rừng phòng hộ, rừng quốc gia Xuân Sơn, toàn bộ diện tích rừng đầu tư đã được giao cho Ban quản lý và hộ gia đình quản lý. Hoạt động khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được triển khai từ năm 2005, phạm vi đầu tư toàn huyện, trên diện tích đất rừng phòng hộ có trạng thái Ib, Ic. Tổng diện tích đầu tư 21.961 ha, toàn bộ diện tích đầu tư đã được giao cho cộng đồng, hộ gia đình quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)