Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

1.1.1 .Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

* Mục tiêu quản lý nhà nước về bảo vệ rừng cụ thể như sau:

- Thứ nhất, duy trì các tài nguyên rừng, áp dụng đối với các rừng có giá trị bảo

tồn cao thông qua giải quyết các nguyên nhân gây phá rừng. Mục tiêu này gắn liền với quy hoạch sử dụng đất kết hợp, xác định và duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, xác định và giám sát rừng bị mất.

- Thứ hai, tăng cường quản lý rừng, duy trì dịch vụ hệ sinh thái rừng và nâng cao khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu.

- Thứ ba, phục hồi hệ sinh thái rừng, phục hồi việc mất dịch vụ hệ sinh thái

trong các cảnh quan rừng suy thoái. Mục tiêu này gắn liền với tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế để xác định các cảnh quan rừng bị suy thoài và giám sát phục hồi rừng; lồng ghép quản lý rừng bền vững vào phục hồi cảnh quan.

- Thứ tư, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu nhằm duy trì tài nguyên

rừng, thúc đẩy quản lý rừng và phục hồi hệ sinh thái rừng thông qua chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Mục tiêu này góp phần xây dựng hệ thống rừng toàn cầu, đảm bảo môi trường, khí hậu cho con người sinh sống và phát triển bền vững.

* Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

“Một là, quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về

KT-XH, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.”

“Hai là, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ

gia đình, cá nhân. Phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.”

“Ba là, quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.”

“Bốn là, quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phải bảo đảm hài hoà lợi ích giữa

Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)