Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tân Sơn Lực lượng cán bộ của Hạt Kiểm lâm Tân Sơn khá mỏng, chỉ với 24 người, chưa đủ để phụ trách một địa bàn rừng như hiện tại của huyện với hầu hết các xã đều có nhiều rừng. Do đó, đánh giá về tiêu chí “Số lượng cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu về số lượng” chỉ đạt 2,94 điểm.
Ngoài ra, Phòng Tài nguyên Môi trường có nhiệm vụ:
“Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác và phát triển rừng đã được phê duyệt; Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBNDcấp huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt;”
“Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; đăng ký quyền sử dụng đất, lập, quản lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; tham mưu cho UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất, ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;”
“Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; tham mưu cho UBND huyện trình UBND cấp tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do Chính phủ ban hành; đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất; tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;”
“Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;”
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ rừng
Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, 2019 Theo Nghị quyết số 05-NQ/HU của Đảng bộ huyện về bảo vệ và phát triển rừng gắn với sắp xếp ổn định dân cư góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh huyện Tân Sơn giai đoạn 2016 - 2020, toàn bộ diện tích rừng được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tân Sơn quản lý chung và bảo vệ và phát triển rừng. Nhưng hiện Ban quản lý rừng phòng hộ đang giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm nên quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế; bên cạnh đó địa bàn rộng, địa hình phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn, di cư diễn biến phức tạp, lực lượng cán bộ hạn chế do đó hiệu quả quản lý bảo vệ rừng còn thấp. Do đó, đánh giá về tiêu chí “Công tác quản lý bảo vệ rừng của huyện được phân cấp rõ ràng, cụ thể” chưa được đánh giá cao, mới chỉ được 3,17 điểm.
Các xã thực hiện quản lý rừng trên phạm vi ranh giới xã, tuy nhiên do một số xã năng lực cán bộ còn hạn chế, còn thờ ơ xem nhẹ vấn đề bảo vệ và phát triển rừng. Do đó hiệu quả của việc bảo vệ rừng trên địa bàn các xã trong những năm qua còn thấp, tình trạng vi phạm luật bảo vệ rừng không ngừng gia tăng, rừng vẫn hàng ngày bị tàn phá. Hiện trên địa bàn 17 xã đều có ít nhất 01 kiểm lâm viên phụ trách, tuy nhiên chủ yếu là cắm ở xã để nắm bắt tình hình và cùng với chính quyền địa phương giải quyết các vụ vi phạm. Việc quản lý bộc lộ nhiều yếu kém, sự phối hợp với chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, một số cán bộ kiểm lâm trình độ hạn chế, thiếu trách nhiệm, chưa chủ động tham mưu cho xã xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng. Công tác quản lý bảo vệ của chính quyền, các lực lượng chức năng đối mặt với
nhiều khó khăn. Địa bàn rộng, địa hình chia cắt, diện tích rừng phải quản lý bảo vệ lớn trong khi lực lượng chuyên trách lại quá mỏng. Do đó, đánh giá tiêu chí “Số lượng cán bộ quản lý có trình trộ chuyên môn cao và đồng đều” cũng mới chỉ đạt 2,69 điểm.
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều khó khăn bất cập về tổ chức bộ máy: (i) Đối với quản lý rừng đặc dụng: Vườn Quốc Gia cần rà soát, sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức bộ máy để quản lý những diện tích rừng đặc dụng được giao phù hợp với diện tích rừng đặc dụng quy hoạch và phù hợp với tình hình thực tế; (ii) Đối với rừng phòng hộ: rà soát, xem xét thành lập các Ban quản lý mới đối với những khu vực có diện tích rừng phòng hộ đủ điều kiện cũng như diện tích rừng tập trung xung yếu; (iii) Cán bộ chuyên trách còn mỏng trong khi diện tích đất có rừng phải bảo vệ.
2.2.2.3. Kế hoạch bảo vệ rừng ở Tân Sơn những năm qua
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, Quy hoạch sử dụng đất (cả bản điều chỉnh) của tỉnh đến năm 2020…; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định liên quan đến quy hoạch phát triển rừng. Các quy hoạch nói trên, đều có các quy định chi tiết liên quan đến phát triển rừng của huyện Tân Sơn.
Như vậy, kế hoạch bảo vệ rừng ở Tân Sơn những năm qua được lập dựa trên các căn cứ sau:
- Chính sách pháp luật của Nhà nước và của UBND Tỉnh: UBND Tỉnh sẽ xem xét cụ thể các quy định của Nhà nước về quyền hạn, trách nhiệm về cơ chế, chế độ, phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ rừng.
- Quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, Quy hoạch sử dụng đất (cả bản điều chỉnh) của tỉnh đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tân Sơn.
- Phân bổ ngân sách hằng năm cho công tác bảo vệ rừng của Huyện
- Thực trạng công tác bảo vệ rừng của huyện Tân Sơn trong thời gian qua. Năm 2018, trước tình hình thực tế và theo quy định Quy định sau 5 năm cần phải rà soát điều chỉnh, UBND tỉnh đã báo cáo, rà soát và trình HĐND tỉnh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…
huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường đã rà soát số liệu chỉ tiêu các loại đất rừng trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tiến hành xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của huyện Tân Sơn.
Bảng 2.6: Diện tích phân bổ đất rừng theo kế hoạch sử dụng đất
Đơn vị tính: ha
TT Loại đất rừng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Đất rừng sản xuất 30.619,08 30.619,08 30.619,08 30.641,8
2 Đất rừng phòng hộ 9.320,77 9.320,77 9.320,77 6.960,9
3 Đất rừng đặc dụng 15.048,74 15.048,74 15.048,74 15.049,0
Tổng diện tích 54.988,59 54.988,59 54.988,59 52.651,7
Nguồn: UBND huyện Tân Sơn
Cùng với ban hành Kế hoạch sử dụng đất năm của huyện Tân Sơn; để bảo vệ phát triển rừng, UBND huyện còn lập Kế hoạch trồng mới rừng và giao các xã thực hiện.
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng
đvt: số phiếu
Tiêu chí 1 2 3 4 5 TB
Quy hoạch bảo về và phát triển rừng được lập đầy đủ, chi tiết
SL 0 0 14 20 1
3,63
%
0% 0% 40% 57% 3% Quy hoạch đất lâm nghiệp được lập
hằng năm
SL 0 0 12 23 0
3,66
% 0% 0% 34% 66% 0% Quy hoạch trồng rừng được lập hằng
năm
SL 0 0 14 21 0
3,6
%
0% 0% 40% 60% 0%
Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, 2019 Nhìn chung, công tác lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng của Huyện những năm qua được thực hiện khá tốt. Do đó, đánh giá các tiêu chí liên quan tới công tác này không có tiêu chí nào dưới 3,5 điểm.
2.2.2.4. Triển khai thực hiện kế hoạch BVR ở Tân Sơn
Căn cứ quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt, chính quyền huyện Tân Sơn đã tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm các nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, chỉ tiêu liên quan đến phát triển rừng trên địa bàn. Để triển khai kế hoạch bảo vệ rừng thành công, mỗi xã sẽ tổ chức một Ban chỉ đạo cấp xã, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng (17 ban) và các tổ đội.
Đối với hoạt động trồng rừng, tại huyện Tân Sơn chủ yếu là đầu tư trồng rừng sản xuất là chính. Hàng năm, theo như kế hoạch của dự án bảo vệ và phát triển rừng, Hạt Kiểm lâm Tân Sơn đã hướng dẫn các chủ rừng trồng rừng tập trung theo dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán. Nhờ vây, hằng năm, số diện tích rừng trồng mới ngày càng tăng.
Đvt : ha