Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

1.1.1 .Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên thế giới và một số địa

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở số địa phương

(i) Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo nghiên cứu Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh (2012) trong đề tài: “Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế,” tác giả đã chỉ ra các thôn đều có điều kiện kinh tế khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân trên đầu người thấp. “Nhưng ý thức của cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng tương đối cao, cộng đồng có truyền thống quản lý bảo vệ rừng thông qua các tục lệ bảo vệ rừng. Đặc biệt người dân đã nhận thức được vai trò của rừng và đang bắt đầu đầu tư vào trồng rừng.” Xem mối quan hệ cấu trúc quản lý ở hình vẽ dưới đây:

Một yếu tố quan trọng là trong cộng đồng có đủ tính pháp lý vì tất cả rừng khi được giao đều có kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng rừng, cơ chế hưởng lợi cũng có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng. Đặc biệt, cơ chế hưởng lợi theo lượng tăng trưởng rừng được áp dụng, như là cơ chế khuyến khích người dân tăng sản lượng và sản xuất để hưởng lợi “tăng thêm”.

Hình 1.1. Cấu trúc quản lý rừng tại cấp xã, huyện Phú Lộc –Thừa Thiên Huế

(Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh (2012)

“Đối với rừng giao cho cộng đồng thôn, đứng đầu là ban quản lý rừng thôn do dân bầu, bao gồm trưởng thôn, phó thôn và đại diện các đoàn thể; tổ quản lý bảo vệ rừng thường là thành viên các đoàn thể trong thôn. Thậm chí còn có thêm tổ thanh tra lâm nghiệp có chức trách kiểm tra giám sát các hoạt động của thôn, quỹ bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết tranh chấp, xung đột, xác minh các vụ việc vi phạm.”

Hình 1.2. Cấu trúc quản lý rừng của nhóm hộ cấp thôn tại huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế

(Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh (2012))

“Qua việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở Phú Lộc cho thấy: Cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ có hiệu quả hơn so với nhóm hộ, và cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi cao hơn so với trước khi giao rừng. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng nâng cao, hạn chế được hiện tượng xói mòn, lở núi, cát bay và đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất của người dân được ổn định.”

(ii) Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

“Theo nghiên cứu của văn phòng thực địa phát triển nông nghiệp nông thôn Si Ma Cai và Trung tâm TEW về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn 10 xã thuộc 4 huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, trong đó hai loại hình rừng cộng đồng là: (i) rừng

truyền thống và (ii) rừng thôn bản được nghiên cứu sâu đều thể hiện rõ hiệu quả về

quản lý và bảo vệ rừng.”

“(i) Loại hình rừng truyền thống: đóng một vai trò quan trọng cả về ý nghĩa về mặt tâm linh lẫn ý nghĩa về mặt cộng đồng nên được quản lý, bảo vệ một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Các quy định về quản lý, bảo vệ rừng được cộng đồng người dân cùng thảo luận, xây dựng và người dân tuân thủ khá nghiêm ngặt.”

“(ii) Loại hình rừng thôn bản: được hình thành từ những nhu cầu cụ thể của cộng đồng về nước cho sinh hoạt và tưới tiêu; gỗ củi để đun và sinh hoạt. Loại hình rừng cộng đồng này được người dân tự nguyện đóng góp và thành lập tổ bảo vệ rừng. Khi có sự hỗ trợ của nhà nước thì rừng được bảo vệ tốt hơn do tổ bảo vệ có thêm thu nhập, nhưng khi sự hỗ trợ chấm dứt thì rừng lại gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân về sở hữu rừng thay đổi từ sở hữu cộng đồng sang sở hữu nhà nước.”

“Điều đó thể hiện vai trò QLNN về rừng là rất quan trọng theo kinh nghiệm của Lào Cai, họ vừa hỗ trợ người dân, vừa tham gia cùng người dân giám sát và thực hiện, sử dụng các thiết chế, quy định trong công tác bảo vệ rừng.”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)