Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 43)

1.1.1 .Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

1.1.4.1. Ban hành và tổ chức triển khai các văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Tùy theo loại hành vi tác động vào rừng, Nhà nước có những chương, mục trong các đạo luật có liên quan đến rừng, hoặc đạo luật chuyên về rừng. Các quy phạm pháp luật này liên quan đến ba mặt lớn sau đây:

- Tác động đến loại rừng nào. - Tác động vì mục đích gì.

- Tác động theo cách nào, phương thức nào, phương tiện nào.

Mọi hành vi tác động đến rừng mà không trả lời thỏa đáng ba câu hỏi trên sẽ không được thực hiện. Ví dụ, công dân sẽ không được tác động vì mục đích kinh tế lên Rừng phòng hộ, rừng bảo tồn di tích văn hóa. Hoặc công dân tác động lên rừng kinh tế vì mục đích kinh tế những không được khai thác theo phương thức đốt cháy, nổ mìn để chặt hạ, phải dùng các phương thức cơ giới thuộc chủng loại, đẳng cấp nào.

Hệ thống chính sách pháp luật về rừng nói chung và phát triển rừng nói riêng rừng có ý nghĩa to lớn trong quản lý bảo vệ rừng.

Chính sách pháp luật liên quan đến quản lý phát triển rừng được đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, sử dụng rừng. Nhà nước nói chung và chính quyền huyện nói riêng thông qua các quy định của chính sách pháp luật thực hiện việc quản lý các vấn đề có liên quan đến phát triển rừng dưới các hình thức ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách có liên quan.

Nội dung của quản lý không chỉ ban hành mà còn phải tổ chức thực hiện chính sách pháp luật vào thực tiễn phát triển rừng, để cá chính sách phát huy hiệu lực, hiệu quả, trong đó phải bao gồm cả công tác tuyên truyền phổ biến cho người dân và các chủ thể có liên quan.

Tuyên truyền, vận động thuyết phục thông qua các tổ chức chính trị, chính trị xã hội để người dân chấp hành luật pháp khi bị thu hồi đất, sử dụng đất đúng mục

đích và có hiệu quả, trong trường hợp cần thiết nếu đúng chế độ chính sách mà người

“sử dụng không chấp hành thì cưỡng chế thu hồi đất đảm bảo các quyết định hành chính được thực hiện,” đồng thời tăng cường hệ thống thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, khai thác và phát triển rừng nhằm phát hiện, xử lý kịp thời đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả cao tránh lãng phí, không công bằng về quyền và nghĩa vụ sử dụng, khai thác và phát triển rừng.

1.1.4.2. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Đây là một nội dung quan trọng trong quản lý của chính quyền cấp huyện đối với hoạt động khai thác, sử dụng và phát triển rừng (kể cả thành lập lực lượng chuyên trách của chính quyền cấp huyện theo các loại đất rừng, các vùng đất rừng công ích và theo các loại việc, như trồng rừng, bảo vệ, phát triển rừng). Muốn thực hiện chức năng quản lý một cách chuyên nghiệp hoá đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thì cần có tổ chức bộ máy tinh gọn, phù hợp, cùng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ, năng lực, giỏi nghề, được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại để thực hiện chức năng của mình.

1.1.4.3. Lập kế hoạch bảo vệ rừng

Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừnglà một nội dung QLNN về rừng, bản chất là sự khoanh vùng rừng và ấn định các mục đích sử dụng cụ thể cho từng vùng. Chẳng hạn: Vùng rừng để bảo tồn, bất khả xâm phạm. Vùng rừng để bảo hộ dân sinh, bất khả xâm phạm. Vùng rừng sinh thái, bất khả xâm phạm. Vùng rừng di tích lịch sử, bất khả xâm phạm. Vùng rừng kinh tế, vùng rừng du lịch, được phép khai thác, sử dụng theo quy định của Nhà nước. Vùng rừng hoang, hóa được sử dụng tùy theo hoàn cảnh và quy định cụ thể.

Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng là việc bố trí sắp xếp mục đích sử dụng rừng cho các đối tượng sử dụng theo các phạm vi không gian và trong từng khoảng thời gian nhất định với mục đích phục vụ tốt cho chiến lược phát triển KT-XH của đất

nước, từng địa phương, cho phép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực rừng.

Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng bao gồm phân loại rừng, xác định phương hướng, mục tiêu, các chỉ tiêu về mục đích sử dụng rừng và xây dựng phát triển quỹ

đất theo từng thời kỳ cụ thể.Đất rừng phòng hộ, đặc dụng không được phép chuyển mục đích sử dụng nhưng được kết hợp khai thác sử dụng vào mục đích khác có thể phát triển xây dựng các nhà hàng (thương mại dịch vụ) hoặc các cơ sở dịch vụ trong các khu rừng sinh thái để phục vụ kinh doanh đất rừng sinh thái tăng sức hấp dẫn và hiệu quả của rừng.

Luật Quy hoạch do Quốc hội ban hành ngày 24/11/2017 đã đưa ra danh mục quy hoạch ngành quốc gia gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong vấn đề quy hoạch sử dụng tài nguyên được chi tiết thành các nội dung: quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh…

Lập quy hoạch, kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt. Nó thể hiện sự tính toán toàn diện, lâu dài về cách sử dụng rừng vì lợi ích chân chính của cả quốc gia của Nhà nước trước tài nguyên rừng. Khi tài nguyên rừng của quốc gia là quá trù phú xét về mọi mặt, sự sai lầm, sơ lược của việc tính toán trên còn có thể thể tất, vì hậu quả có thể không nghiêm trọng. Nhưng khi tài nguyên rừng của quốc gia thuộc loại nghèo, đơn dạng, nhiều cây con thuộc loại “di sản cuối cùng”, thì các sai lầm trong khâu này không còn cơ hội khắc phục.

- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng

+ “Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và từng địa phương. Quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng của các cấp phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ.”

+ “Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải đồng bộ với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp phải chuyển đổi đất có rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng rừng mới để bảo đảm sự phát triển rừng bền vững ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.”

+ “Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch

sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.”

+ “Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải bảo đảm dân chủ, công khai.”

+ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.

+ “Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được lập và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trong năm cuối kỳ quy hoạch, kế hoạch trước đó.”

- Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng

+ “Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải dựa trên các căn cứ như Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, chiến lược phát triển lâm nghiệp; quy hoạch sử dụng đất của cả nước và của từng địa phương; kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước; điều kiện tự nhiên, dân sinh, KT-XH, khả năng tài chính; hiện trạng, dự báo nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…”

+ “Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng cũng cần căn cứ vào quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước; điều kiện tự nhiên, dân sinh, KT-XH, khả năng tài chính; nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…”

- Nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng

“Nội dung quy hoạch bảo vệ rừng bao gồm: Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích

tình hình về điều kiện tự nhiên, KT-XH, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng; Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản; xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong kỳ quy hoạch; xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch; xác định các biện pháp quản lý, bảo

vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng; xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng phải được quan tâm đến chất lượng của hoạt động, làm tốt được điều này sẽ giúp điều tiết quỹ đất, nguồn tài nguyên rừng trong quá trình đầu tư phát triển thị trường, trong việc quản lý việc cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng hoặc trong việc giao đất, cho thuê đất, tránh được chồng chéo chuyển mục đích sử dụng hoặc trong việc giao đất, cho thuê đất, tránh được chồng chéo trong quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng..”

Những nội dung này được thể hiện bằng các văn bản được ban hành. Và ta có thể hiểu vấn đề đang được trình bày đó là: Sau khi Nhà nước đã định rõ hướng sử dụng các vùng rừng vào việc xây dựng đời sống nhân dân và phục vụ lợi ích toàn diện, lâu dài của cả quốc gia, dân tộc, thì rừng phải được đưa vào cuộc sống, nhân dân phải được tiếp cận rừng với các mục đích khác nhau. Lúc này, vấn đề đặt ra là, nhân dân với tư cách cá nhân hoặc tổ chức sẽ hành xử với rừng theo chuẩn mực nào hay muốn hành xử thế nào cũng được. Điều đó chắc chắn là không. Và lúc này Nhà nước phải tính toán và quy định chuẩn mực hành vi của công dân, tổ chức công dân và của cả Nhà nước khi sử dụng rừng.

Tùy theo hành vi tác động vào rừng, Nhà nước có những chương, mục trong các luật liên quan đến rừng, hoặc đạo luật chuyên về rừng. Các quy phạm pháp luật này liên quan đến 3 khía cạnh sau đây: (i) Tác động đến loại rừng nào; (ii)Tác động vì mục đích gì; (iii) Tác động theo cách nào, phương thức, phương tiện nào. Mọi hành vi tác động đến rừng mà không trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi trên sẽ không được thực hiện. Ví dụ, công dân sẽ không được tác động vì mục đích kinh tế lên rừng phòng hộ, rừng bảo tồn di tích văn hóa. Hoặc công dân tác động lên rừng kinh tế vì mục đích kinh tế những không được khai thác theo phương thức đốt cháy, nổ mìn để chặt hạ, phải dùng phương cơ giới thuộc chủng loại nào...

1.1.4.4. Triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng

cần sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và nhân dân cùng thực hiện. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng được thực hiện qua các nội dung sau:

-Xây dựng và ban hành các quy định có liên quan

+ Khoán, QLNN về đất rừng bằng NSNN với sự giám sát, kiểm tra của Nhà nước cho các Công ty, nông trường và các cá nhân trong và ngoài nước chuyên trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng nhằm làm đúng và đầy đủ chức năng công ích của nó. + Thiết lập các điều kiện bắt buộc đối với người khai thác, sử dụng rừng khi các cơ quan Nhà nước cấp phép cho các đơn vị kinh tế, tổ chức sự nghiệp cho các hoạt động phát triển rừng được cấp phép. Đó là nghĩa vụ mà người được cấp phép khai thác, phát triển rừng phải thực hiện.

+ Giao rừng cho nhân dân khai thác, sử dụng và phát triển rừng có kèm theo nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ rừng. Đồng thời có kèm theo những hỗ trợ của Nhà nước để người dân có thể thực hiện được các nghĩa vụ ấy, như chế độ giao đất, giao đất rừng mà Việt Nam đang áp dụng. Bằng cách này, người dân được hưởng lợi từ rừng đồng thời phải có nghĩa vụ tạo dựng, bảo vệ và phát triển rừng.

Sau khi đã định rõ hướng sử dụng các vùng rừng vào việc xây dựng đời sống nhân dân và phục vụ lợi ích toàn diện, lâu dài của cả quốc gia, dân tộc, thì rừng phải được đưa vào cuộc sống, nhân dân phải được tiếp cận rừng với các mục đích khác nhau. Lúc này, cơ quan quản lý phải tính toán và quy định chuẩn mực hành vi của công dân, tổ chức công dân và của cả Nhà nước khi sử dụng, phát triển rừng.

Tùy theo loại hành vi tác động phát triển rừng, chính quyền cấp huyện cần có những chương, mục trong các văn bản có liên quan đến phát triển rừng, hoặc đạo luật chuyên về đất rừng. Các quy phạm pháp luật này liên quan đến ba mặt lớn là tác động đến loại đất rừng nào, tác động vì mục đích gì và tác động theo cách nào, phương thức nào, phương tiện nào.

- Tổ chức đưa công dân, tổ chức vào các hoạt động bảo vệ rừng theo chiến lược, quy hoạch và pháp luật đã định

Hoạt động này của chính quyền cấp huyện về phát triển rừng bao gồm nhiều công việc cụ thể, trong đó điển hình là:

+ Phổ biến, tuyên truyền cho toàn dân, các doanh nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết rõ tư tưởng, quan điểm, đường lối, kế hoạch và pháp luật nhà nước có liên quan đến phát triển rừng.

+ Tổ chức, hướng dẫn công dân, tiếp cận đất rừng theo đúng lộ trình pháp lý, do Nhà nước và chính quyền địa phương quy định.

+ Cấp phép dưới nhiều hình thức để công dân hoặc tổ chức công dân (Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp,..), các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận, khai thác, phát triển rừng theo quy định pháp luật quản lý nhà nước (QLNN) về phát rừng.

+ Hỗ trợ công dân, các tổ chức công dân các điều kiện cần thiết để họ tiếp cận đất rừng theo đúng quy định của Nhà nước, như hỗ trợ về vốn, về khoa học và công nghệ (KH&CN), về xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng rừng kinh tế, vùng rừng quản lý,... để các công dân, tổ chức công dân này có đủ sức tiếp cận và phát triển rừng, nhất là đối với các vùng rừng có giá trị lớn, ở vào các địa thế hiểm trở.

- Tổ chức thực hiện quản lý

+ Quản lý thông qua hệ thống hồ sơ về đất rừng:

Bao gồm bản đồ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục hành chính, nhằm lưu trữ, xác lập hệ thống quản lý hồ sơ về phát triển rừng và các đối tượng sử dụng, phát triển rừng từ cơ sở đến Trung ương, VP đăng ký đất đai, cơ quan nhà nước được phân công nhiệm vụ quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính gốc, phục vụ người sử dụng đất về quyền và nghĩa vụ về phát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)