Cấu trúc quản lý rừng tại cấp xã, huyện Phú Lộc –Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 56)

Hình 1 Khung nghiên cứu của luận văn

Hình 1.1 Cấu trúc quản lý rừng tại cấp xã, huyện Phú Lộc –Thừa Thiên Huế

(Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh (2012)

“Đối với rừng giao cho cộng đồng thôn, đứng đầu là ban quản lý rừng thôn do dân bầu, bao gồm trưởng thôn, phó thôn và đại diện các đoàn thể; tổ quản lý bảo vệ rừng thường là thành viên các đoàn thể trong thôn. Thậm chí còn có thêm tổ thanh tra lâm nghiệp có chức trách kiểm tra giám sát các hoạt động của thôn, quỹ bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết tranh chấp, xung đột, xác minh các vụ việc vi phạm.”

Hình 1.2. Cấu trúc quản lý rừng của nhóm hộ cấp thôn tại huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế

(Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh (2012))

“Qua việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở Phú Lộc cho thấy: Cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ có hiệu quả hơn so với nhóm hộ, và cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi cao hơn so với trước khi giao rừng. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng nâng cao, hạn chế được hiện tượng xói mòn, lở núi, cát bay và đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất của người dân được ổn định.”

(ii) Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

“Theo nghiên cứu của văn phòng thực địa phát triển nông nghiệp nông thôn Si Ma Cai và Trung tâm TEW về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn 10 xã thuộc 4 huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, trong đó hai loại hình rừng cộng đồng là: (i) rừng

truyền thống và (ii) rừng thôn bản được nghiên cứu sâu đều thể hiện rõ hiệu quả về

quản lý và bảo vệ rừng.”

“(i) Loại hình rừng truyền thống: đóng một vai trò quan trọng cả về ý nghĩa về mặt tâm linh lẫn ý nghĩa về mặt cộng đồng nên được quản lý, bảo vệ một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Các quy định về quản lý, bảo vệ rừng được cộng đồng người dân cùng thảo luận, xây dựng và người dân tuân thủ khá nghiêm ngặt.”

“(ii) Loại hình rừng thôn bản: được hình thành từ những nhu cầu cụ thể của cộng đồng về nước cho sinh hoạt và tưới tiêu; gỗ củi để đun và sinh hoạt. Loại hình rừng cộng đồng này được người dân tự nguyện đóng góp và thành lập tổ bảo vệ rừng. Khi có sự hỗ trợ của nhà nước thì rừng được bảo vệ tốt hơn do tổ bảo vệ có thêm thu nhập, nhưng khi sự hỗ trợ chấm dứt thì rừng lại gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân về sở hữu rừng thay đổi từ sở hữu cộng đồng sang sở hữu nhà nước.”

“Điều đó thể hiện vai trò QLNN về rừng là rất quan trọng theo kinh nghiệm của Lào Cai, họ vừa hỗ trợ người dân, vừa tham gia cùng người dân giám sát và thực hiện, sử dụng các thiết chế, quy định trong công tác bảo vệ rừng.”

1.2.3. Các bài học rút ra quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn

(i) Tăng cường sự lãnh đạo của Nhà nước

Loại hình rừng thôn bản: được hình thành từ những nhu cầu cụ thể của cộng đồng về nước cho sinh hoạt và tưới tiêu; gỗ củi để đun và sinh hoạt. Loại hình rừng cộng đồng này được người dân tự nguyện đóng góp và thành lập tổ bảo vệ rừng. Khi có sự hỗ trợ của Nhà nước thì rừng được bảo vệ tốt hơn do tổ bảo vệ có thêm thu nhập, nhưng khi sự hỗ trợ chấm dứt thì rừng lại gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân về sở hữu rừng thay đổi từ sở hữu cộng đồng sang sở hữu Nhà nước.

Tuy nhiên nếu thiếu sự lãnh đạo và thanh kiểm tra từ phía chính quyền, công tác bảo vệ rừng không thực sự có hiệu quả tốt, các cá nhân có thể khai thác rừng mà

thiếu bảo vệ và phát triển bền vững. Vì vậy, dù là được giao cho các cá nhân hoặc tổ chức thì chính quyền vẫn thường xuyên đôn đốc và kiểm tra, và đưa hoạt động của rừng điều chỉnh theo Hiến pháp và Pháp luật.

(ii) Thiết lập cơ chế pháp lý vững chắc, và đảm bảo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng rừng cho cá nhân và tổ chức.

Người dân và tổ chức liên quan đến rừng chỉ thực sự đầu tư và phát triển rừng bền vững khi họ được giao quyền chắc chắn thông qua chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và sử dụng rừng. Khi đó sẽ loại trừ được tình trạng “cha chung không ai khóc” và sự thiếu trách nhiệm trong bảo vệ rừng. Hơn nữa, khi có sở hữu chắc chắn về tài sản, người sở hữu mới dám bỏ tiền vào đầu tư vào các hoạt động rừng, bởi thành quả đầu tư dù sớm hay muộn họ cũng sẽ được thu hồi lại. Khi đầu tư, đồng nghĩa với họ phải bảo vệ cánh rừng của mình, và kết quả là rừng được chăm sóc và bảo vệ rất bền vững.

(iii) Tăng cường sự tham gia giám sát, bảo vệ rừng từ cộng đồng

Mỗi cá nhân hoặc tổ chức khi tham gia hoạt động của rừng, họ đều gắn liền với cộng đồng nơi họ đầu tư hoặc sinh sống, đặc biệt là các hộ gia đình tại nơi có rừng, mối quan hệ của họ mới các gia đình khác và với địa phương vốn rất chặt chẽ. Khi tham gia hoạt động khai thác, đầu tư và trồng rừng, họ đều được sự giúp đỡ từ cộng đồng làng xóm xung quanh và chính quyền địa phương nơi họ sinh sống. Nhưng mặt khác, chính cộng đồng lại là người giám sát hiệu quả các hoạt động của các thành viên trong cộng đồng của mình. Kinh nghiệm tại Thừa Thiên – Huế và tại tỉnh Lào Cai đã chứng minh điều đó. Cộng đồng có các già làng, những người có uy tín trong khu vực sinh sống và bằng tinh thần trách nhiệm, họ thực sự mang lại sự hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN TÂN SƠN, PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tân Sơn có liên quan tới vấn đề QLNN về rừng của huyện QLNN về rừng của huyện

2.1.1.Lịch sử hình thành

“Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Tân Sơn mới và huyện Thanh Sơn.” (UBND huyện Tân Sơn)

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

“Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km, phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Trung tâm huyện lỵ nằm tại xã Tân Phú có trục đường Quốc lộ 32A chạy qua, cách thành phố Việt Trì 75km, cách thủ đô Hà Nội 117km, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương giữa huyện với các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của tỉnh và của cả nước.” (UBND huyện Tân Sơn)

“Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha, trong đó 57.958 ha là đất nông, lâm nghiệp (chiếm 84,17%); 2.119,45 ha là đất phi nông nghiệp (chiếm 3,07%); 8.779 ha đất chưa sử dụng (chiếm 12,74%).”(UBND huyện Tân Sơn)

“Trong số hơn 52.577,51 ha đất lâm nghiệp có 15.048 ha thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn với hệ động thực vật phong phú, nhiều hang động độc đáo, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm, nghỉ dưỡng.”

“Một số loại quặng đang được khảo sát, thăm dò là Sắt, Than, Chì, Đá xây dựng, cát sỏi, chủ yếu ở các xã Thu Cúc, Thu Ngạc, Đồng Sơn, Long Cốc, Thanh Kiệt, Tân Phú, Mỹ Thuận và Văn Luông.”

Tân Sơn có hệ thống sông Bứa và các chi lưu, có 02 hồ lớn là hồ Sận Hòa (xã Tân Sơn) và hồ Xuân Sơn (xã Xuân Đài).

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của huyện Tân sơn có nhiều lợi thế cho phát triển và bảo vệ rừng. Tân sơn có vườn Quốc gia Xuân Sơn, lại có lợi thế về giao thông thuận tiện cho di chuyển từ Hà Nội và các tỉnh lân cận về đây nên có thể phát triển du lịch sinh thái. “Địa hình đồi núi chia cắt bởi các dãy núi cao xen kẽ là những gò đồi bát úp thấp và các thung lũng nhỏ. Có rất nhiều khe lạch, suối nhỏ và sông Bứa chảy qua địa bàn huyện. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 150 - 200 m và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.” Đặc điểm thổ nhưỡng ở vùng này phù hợp cho trồng trọt các loại cây chè, lâm nghiệp và lương thực. Các diện tích đất ở thung lũng hay ven sống, ven suối lại phù hợp với trồng lúa và rau màu. Rừng Tân Sơn nằm gần thị trường tiêu thụ gỗ. Đó là việc có nhiều nhà máy giấy, nhà máy chế biến các sản phẩm từ gỗ bao quanh hoặc nằm trên địa bàn huyện, điển hình là nhà máy giấy Bãi Bằng và Khu công nghiệp Việt Trì.

Đất đồi của Tân Sơn đều là đất đỏ, chiếm tỷ trọng rất lớn, loại đất này rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây công nghiệp phục vụ ngành công nghiệp Xeluloz, mà sản phẩm đặc trưng của nó là giấy, ván ép công nghiệp, sợi Coton,..Các loại cây công nghiệp mà bản chất là nguồn Xeluloz này lại là những loại cây dễ trồng, mau lớn, cần ít vốn đầu tư, mau cho thu hoạch và giúp người trồng chúng thu hồi vốn nhanh,..Tất cả những cái “ít” và “nhanh” ấy là những gì mà người nông dân Việt Nam nói chung, người Tân Sơn nói riêng rất cần, bởi sự cấp bách nhiều mặt trong cuộc sống của họ, đồng thời cũng vì sự hữu hạn nhiều mặt của họ trên con đường xóa đói giảm nghèo hiện nay, một vấn đề có tính thời đại của Việt Nam, nhất là của nông thôn Việt Nam, mà chương trình tổng thể xây dựng nông thôn mới đang coi là tiêu chí hàng đầu trong 19 tiêu chí của nông thôn mới Việt Nam trong thời điểm hiện nay, đồng thời cũng là tiêu chí khó thực hiện nhất.

Tuy nhiên, là một huyện miền núi nên huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Miền khí hậu này khá thuận lợi cho trồng trọt các loại cây lâm nghiệp tuy nhiên lại thường ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong mùa mưa thường có lũ, quét, sạt lở trong khi vào mùa mưa lại có hạn hán, dịch bệnh.

2.1.3. Tình hình kinh tế-xã hội

“Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền.” (UBND huyện Tân Sơn)

“Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.” (UBND huyện Tân Sơn)

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội huyện Tân sơn từ 2015 - 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019

I. GTTT trên địa bàn theo giá thực tế Triệu đồng 1.281.049 1.396.684 1.467.033 1.646.831 1.778.975 II. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 50,68 49,63 45,58 43,46 39,70 2. Công nghiệp - Xây dựng % 7,83 8,90 10,83 13,28 16,73 3. Dịch vụ % 41,49 41,47 43,60 43,26 43,56 III. GTTT BQ đầu người/năm Tr. đ 15,73 16,94 17,50 19,39 20,69 Dân số TB 81.414 82.427 83.811 84.915 85.980

Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tân sơn Có thể nhận thấy, Tân Sơn có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là khu vực nông thôn nên có lợi thế trong ngành trồng trọt, lâm nghiệp,… Người dân hầu hết đều mong muốn gắn bó đời sống và sản xuất, canh tác với mảnh đất, mảnh rừng của bản thân. Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến nông sản, lâm sản,…. Các cơ sở sản xuất kinh doanh này đều có thể chuyển giao công nghệ tiên tiến cho người dân nâng cao hiệu quả canh tác, trồng rừng.

Thời gian qua, huyện Tân Sơn đã bám sát Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm trở lại đây, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc miền núi cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển, bảo về rừng, phát triển ngành lâm nghiệp.

Mặc dù vậy, kinh tế xã hội của huyện Tân sơn còn chưa phát triển cao, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trong huyện đến từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp nhưng còn thấp, có sự chênh lệch nhiều với các ngành nghề kinh tế khác. Các nguồn lực của địa phương trong trồng rừng chưa được khai thác hết nên điều kiện thu nhập của người dân chưa cao.

Nhìn chung, Tân Sơn là huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, cuộc sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất cơ bản là huyện thuần nông, hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp là hoạt động chính, chiếm hơn 80% diện tích đất sản xuất. Nhìn chung, tiềm năng cho phát triển kinh tế lâm nghiệp hiện đại của Tân Sơn là khá lớn nhưng chưa được chú trọng khai thác đúng hướng, đúng tầm. Đất rừng của huyện khá nhiều, chủ yếu trồng các loại cây như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và các loại cây gắn với hoạt động sản xuất giấy, và nhiều hoạt động khác. Đây đều là những cây có thể trồng dễ dàng và thu hoạch sớm, có giá trị trong sản xuất công nghiệp.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Tân Sơn thời gian qua

2.2.1.Khái quát về rừng ở huyện Tân Sơn

2.2.1.1. Về tổng diện tích

“Huyện có diện tích đất tự nhiên và đất lâm nghiệp khá lớn. Do vậy, phát triển lâm nghiệp trên địa bàn nói chung, bảo vệ và phát triển rừng nói riêng luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện cần phải được quan tâm, song song với phát triển kinh tế.”

Nhận thấy tầm quan trong đó, trong nhiều năm qua tỉnh đã đặc biệt quan tâm tới phát triển rừng trên địa bàn, bằng các hoạt động như: Khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng và trồng rừng thông qua nguồn vốn đầu tư của các Chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng, diện tích rừng và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên sự tăng dân số một cách đột biến, đã làm cho mục tiêu

trên ngày càng trở nên khó khăn, giảm hiệu quả đầu tư của các Chương trình, dự án. Đvt: ha

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)