Diện tích đất rừng của huyện Tân sơn từ 2015-2019

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 58)

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Tân Sơn Hình 2.1 cho thấy khía cạnh phát triển rừng qua tăng trưởng về quy mô diện tích rừng trong 5 năm 2015-2019. Về tổng thể cho thấy tổng diện tích rừng của Huyện thay đổi không đáng kể trong năm 2015 - 2018, do đã được quy hoạch. Tuy nhiên, tới năm 2019, diện tích rừng đã giảm từ 54.988,59 ha xuống còn 52.651,70 ha. Quá trình điều tra, khảo sát và kế thừa các tài liệu trên địa bàn huyện cho thấy, mặc dù đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm gia tăng diện tích rừng trên địa bàn. Tuy nhiên trước sự gia tăng về dân số, nhu cầu về lương thực ngày một lớn, tập tục canh tác lạc hậu đã dẫn đến một số khu rừng nhân dân chặt phá sản xuất nương rẫy, chuyển đổi sang trồng cây khác…Vì vậy diện tích rừng đã bị giảm, những khu rừng hiện đang chịu áp lực rất lớn trước quy mô dân số không ngừng tăng lên.

2.2.1.2.Về cơ cấu rừng

Bảng 2.2: Phân loại đất rừng của huyện Tân Sơn từ 2015 – 2019

Đvt: ha

Phân loại đất rừng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Đất lâm nghiệp (trong đó) 54.998,6 54.998,6 54.998,6 54.998,6 52.651,7 Đất rừng sản xuất 30.619,08 30.619,08 30.619,08 30.619,08 30.641,8 Đất rừng phòng hộ 9.320,77 9.320,77 9.320,77 9.320,77 6.960,9 Đất rừng đặc dụng 15.048,74 15.048,74 15.048,74 15.048,74 15.049,0 Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Tân Sơn Trong cơ cấu đất rừng thì diện tích chủ yếu tại địa bàn là đất rừng sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Rừng phòng hộ chỉ còn 6.960,9 ha, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Rừng đặc dụng khoảng 15.049,0 ha. Rừng sản xuất phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nông nghiệp, và là rừng trồng sau này.

Tuy nhiên, tất cả những gì hiện hữu của kinh tế lâm nghiệp của Tân Sơn vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng và lợi thế cho ngành kinh tế này phát triển. Cụ thể là:

- Nhu cầu thị trường gần xa của Tân Sơn về chất Xelluoz có thể nói là vô tận. Nền công nghiệp dệt-gỗ- giấy của Việt Nam ngày càng hiện đại hóa, cuộc sống của nhân dân ngày một cao, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng,..Tất cả những sự kiện đó đã khiến cho nhu cầu của thị trường Xelluloz của Việt Nam, ít ra là của phần Bắc Việt Nam, ngày càng mở rộng. Thị trường đó sẽ còn mở rộng hơn khi nước ta khẳng định và kiên quyết xây dựng nền công nghiệp tự chủ, không quá lệ thuộc vào kinh tế nước ngoài, hội nhập và liên kết kinh tế với quốc tế trên những thế mạnh nhất định, lấy xuất khẩu mạnh làm bảo đảm và chi phối nhập khẩu.

- Tân Sơn có vị trí rất gần thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm từ gỗ do giao thông tương đối thuận lợi, liền kề Khu công nghiệp giấy Bãi Bằng, gần khu công nghiệp Việt Trì, hoàn toàn không xa Hà Nội và nhiều trung tâm công nghiệp và hệ thống đô thị của cả châu thổ sông Hồng, lại nằm trên mạng lưới giao thông thủy bộ là Quốc lộ

2 và cả loạt chi lưu, chi nhánh mới của Quốc lộ hai. - Tân Sơn lại có đất đồi, vốn là “Đất mẹ” của nhiều loại cây giầu chất xelluloz, với địa thế mang tính cao nguyên hơn là vùng núi, một địa thế tương đối thuận lợi trong trồng các loại gỗ lâu năm, cho giá trị kinh tế cao.

- Tân Sơn còn nằm trong cả một vùng du lịch tâm linh, cửa ngõ Đền Hùng, nơi con cháu Vua Hùng hành hương về mỗi dịp Giỗ Tổ. Hàng năm có nhiều triệu lượt người Việt gần xa trở về cội nguồn. Rừng tại Tân Sơn hiện chưa được khai thác dưới góc độ phát triển du lịch kết hợp.

Trong thời gian qua, rừng Tân Sơn bị suy giảm nhất định. Địa phương đã và đang tích cực trồng rừng phục vụ cho các hoạt động sản xuất giấy và một số hoạt động khác trên địa bàn. Ngoài ra địa phương còn tham gia nhiều hoạt động trồng mới rừng từ cấp trung ương và tỉnh Phú Thọ khởi xướng, như chiến lược trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ phát động theo Quyết định số 661/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTG ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ...

2.2.1.3. Về mật độ rừng

Mật độ rừng của huyện Tân Sơn, Phú Thọ từ 2015 – 2019 những năm qua tăng giảm không đều.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)