Chỉ tiêu Bài báo ấn phẩm, tờ rơi Đưa tin trên truyền hình
2015 2 4500 3
2016 2 4100 3
2017 2 6000 3
2018 2 5500 4
2019 2 4000 3
Mặt khác, UBND huyện cũng chỉ đạo CBKL tới các gia đình, các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh lâm sản, nôi động vật hoang dã để tuyên truyền trực tiếp, vận động họ thực hiện theo đúng các chính sách pháp lý NN. Trong công tác tuyên truyền bằng lời nói, cán bộ cũng tiến hành phát thêm tờ rơi, tranh cổ động liên quan tới quản lý bảo vệ rừng. Qua công tác này đã có chuyển biến tích cực về ý thức QLBVR - PCCCR - PTR trong cộng đồng dân cư, từ đó góp phần làm hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng xảy ra, đồng thời tạo khí thế trồng cây gây rừng mạnh mẽ ở địa phương
Như vậy có thể thấy rằng công tác tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của chính quyền huyện Tân Sơn đến người dân có nhiều ưu điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân quản lý, bảo vệ rừng do các chủ trương, chính sách có liên quan chặt chẽ tới quyền, lợi ích của người dân. Thông qua các chính sách đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và nâng cao ý thức hiểu biết của người dân và đặc biệt trau dồi cho cán bộ tuyên truyền về chuyên môn nghiệp vụ. Chính sách về lâm nghiệp (bảo vệ rừng, phát triển rừng) đã góp phần nâng cao sinh kế, ổn định đời sống cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Hình thức tuyên truyền, phổ biến khá đa dạng nên đánh giá về tiêu chí này cũng nhận được mức điểm khá 3,51 điểm. Tuy nhiên, đánh giá về tần suất thực hiện công tác tuyên truyền còn chưa cao, chỉ đạt mức 3,14 điểm.
2.2.2.2. Hệ thống bộ máy QLNN về BVR ở huyện Tân Sơn
Hiện nay, ở cấp tỉnh, đơn vị được giao thực hiện quản lý phát triển rừng là Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các Sở này theo quy định, đều có Giám đốc Sở và 03 Phó Giám đốc Sở.
Bộ máy QLNN về rừng ở Tân Sơn về cơ bản cũng được tổ chức đầy đủ giống như các địa phương khác trong cả nước (có hoạt động về rừng).
- Ủy ban Nhân dân huyện Tân Sơn (Phòng Nông nghiệp PTNT, Phòng Tài nguyên Môi trường)
- Ủy ban nhân dân các xã có rừng
Trên thực tế, tại cấp huyện, các hoạt động quản lý NN về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là do Hạt kiểm lâm, vừa là cơ quan tham mưu vừa là cơ quan chấp hành pháp luật mảng công tác về rừng.
Tại Tân Sơn, Hạt kiểm lâm có mô hình như hình 2.3 dưới đây.
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức của Hạt Kiểm lâm Tân Sơn
Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tân Sơn Lực lượng cán bộ của Hạt Kiểm lâm Tân Sơn khá mỏng, chỉ với 24 người, chưa đủ để phụ trách một địa bàn rừng như hiện tại của huyện với hầu hết các xã đều có nhiều rừng. Do đó, đánh giá về tiêu chí “Số lượng cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu về số lượng” chỉ đạt 2,94 điểm.
Ngoài ra, Phòng Tài nguyên Môi trường có nhiệm vụ:
“Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác và phát triển rừng đã được phê duyệt; Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBNDcấp huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt;”
“Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; đăng ký quyền sử dụng đất, lập, quản lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; tham mưu cho UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất, ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;”
“Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; tham mưu cho UBND huyện trình UBND cấp tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do Chính phủ ban hành; đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất; tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;”
“Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;”