Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên thế giới

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)

1.1.1 .Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên thế giới và một số địa

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên thế giới

(i) Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Xuất phát từ một nước nghèo đói, ngay từ khi độc lập (sau chiến tranh 2 miền Nam và Bắc Triều Tiên), Chính phủ Hàn Quốc nhanh chóng ban hành đạo luật tạm thời về trồng rừng, theo đó những nam giới ở độ tuổi từ 29 - 33 tuổi đều phải tham gia vào hợp tác xã lâm nghiệp, việc trồng rừng chống xói mòn gần như là bắt buộc đối với hầu hết người dân lao động. Ngoài ra, Chính phủ cũng nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn những cây có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân, có giá trị kinh tế cao.

Năm 1970, Tổng thống Pack Chung Hee phát động phong trào Saemaul (phong trào làng mới), đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tái trồng và bảo vệ rừng ở Hàn Quốc. Ban đầu từ phong trào vườn ươm Saemaul, tiếp theo là các câu lạc bộ phụ nữ, quân đội, học sinh sinh viên, công nhân trong các nhà máy đều tham gia trồng và bảo vệ rừng một cách tự nguyện.

Chính phủ quan tâm đặc biệt việc trồng rừng chống xói mòn ở khu vực dễ xảy ra xói mòn, cũng như quan tâm đến việc trồng cây để tạo vành đai xanh tại các thành phố, trồng cây tạo cảnh quan tại các di sản văn hóa, cụm công nghiệp, đường sắt, vườn quốc gia, khu du lịch và tạo cảnh quan hai bên đường trong thành phố. Chỉ trong thời gian ngắn, Hàn Quốc duy trì được tỷ lệ trồng rừng cao và không ngừng phát triển, công tác QLNN được thực hiện tốt do có sự phối hợp có trách nhiệm cao giữa Chính phủ và người dân.

Theo đó, bài học kinh nghiệm được rút ra từ bài học thành công của Hàn Quốc: (i) có sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết liệt của Chính phủ, các quan chức, họ thường xuyên quan tâm hỗ trợ phong trào trồng và bảo vệ rừng, tạo sự gần gũi giữa họ và người dân; (ii) huy động được sức mạnh của các tầng lớp xã hội nhất là nông dân tham gia với tinh thần của phong trào Saemaul (phong trào làng mới), đồng thời tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh như: hỗ trợ kịp thời người dân khó khăn, cung cấp than bổ sung nhiên liệu để họ không phải phụ thuộc vào nguồn sống từ rừng, bởi khi cuộc sống của người dân bị tổn thương, thu nhập giảm sút, họ hoàn toàn có động cơ gây tổn hại tới rừng. Bằng chính sách đó, giảm thiểu thiệt hại do chặt phá rừng.

(ii) Kinh nghiệm của Indonesia

Giống như Việt Nam, Indonesia đang có giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đời sống người dân được nâng cao, đồng thời tình trạng suy thoái rừng cũng gia tăng, do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, và thói quen sử dụng rừng thiếu hiệu quả của người dân địa phương.

Indonesia phải đứng trước nhu cầu cải cách về QLNN đối với rừng và họ đã và đang đạt được một số thành tựu nhất định. Một nghiên cứu do tổ chức Sáng kiến về Tài nguyên và Quyền lợi (Rights & Resources Initiative) công bố tại Indonesia cho thấy khi Nhà nước trao quyền quản lý rừng cho cộng đồng nhiều hơn, sẽ giúp ngăn chặn, thậm chí đảo ngược tiến trình suy thoái rừng (thay vì trước đây Nhà nước vốn đứng ra tự quản lý hầu hết tài sản rừng).

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng một số nguyên nhân sau đây có đóng góp nhiều vào tiến trình phục hồi rừng: (i) gia tăng quyền của cộng đồng lên quản lý tài nguyên rừng và đất rừng; (ii) các dự án hỗ trợ trồng mới, phục hồi, và tái trồng rừng và “mở rộng thị trường hỗ trợ các biện pháp quản lý rừng bền vững”.

Trong khi đó, chính quyền vẫn đóng vai trò chủ thể chính trong quản lý rừng ở khu vực; họ vẫn cùng với người dân cùng tham gia quản lý rừng, tuy nhiên nghiên cứu kết luận việc gia tăng và thúc đẩy việc công nhận tính pháp lý về quản lý rừng cộng đồng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp cho quản lý rừng được bền vững. Cuối cùng, Chính phủ không ngừng cải thiện khung pháp lý và chính sách nhằm công nhận quyền sở hữu (tài nguyên) của cộng đồng và các nhóm bản địa. Việc trao quyền

sở hữu sẽ giúp người dân có trách nhiệm hơn, và cộng đồng quản lý giúp rừng phục hồi tốt hơn, sử dụng hiệu quả trong hoạt động gắn liền với rừng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)