Tình hình trồng mới rừng của huyện Tân sơn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 80)

Nguồn: UBND huyện Tân Sơn Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình triển khai phát triển rừng của UBND huyện vẫn còn một số hạn chế. Đối với diện tích đất quy hoạch vào mục đích đất lâm nghiệp hiện nay người dân đang làm nương rẫy và bỏ hoang, UBND chưa quan tâm chỉ đạo sát sao công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng. Đồng thời, chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất vào mục đích lâm nghiệp để từng bước tiến hành điều chỉnh việc quản lý và

sử dụng đất rừng đã giao, đã cho thuê không hiệu quả. Do đó, đánh giá về tiêu chí “Công tác chỉ đạo trồng mới rừng hiệu quả” mới đạt 2,8 điểm.

Hoạt động quản lý bảo vệ rừng: Hoạt động này được triển khai từ năm 2008 tập trung hỗ trợ đầu tư bảo vệ diện tích rừng tự nhiên trên đất quy hoạch rừng phòng hộ, rừng quốc gia Xuân Sơn, toàn bộ diện tích rừng đầu tư đã được giao cho Ban quản lý và hộ gia đình quản lý. Hoạt động khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được triển khai từ năm 2005, phạm vi đầu tư toàn huyện, trên diện tích đất rừng phòng hộ có trạng thái Ib, Ic. Tổng diện tích đầu tư 21.961 ha, toàn bộ diện tích đầu tư đã được giao cho cộng đồng, hộ gia đình quản lý.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về triển khai kế hoạch quản lý bảo vệ rừng

đvt: số phiếu

Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, 2019

Bảng 2.9: Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn

TT Nội dung 2015 (đ) 2016 (đ) 2017 (đ) 2018 (đ) 2019 (đ)

1 Chi trả dịch vụ môi trường rừng

11.031.000 3.215.376 3.021.608 3.288.899 5.933.000

Nguồn: UBND huyện Tân Sơn Trên địa bàn huyện có giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng thực hiện theo Quyết định của Chính phủ và của UBND tỉnh. Hàng năm thực hiện giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên là rừng sản xuất, rừng phòng hộ: 6.864,7 ha; Rừng tự

nhiên là rừng đặc dụng: 9.800ha. Nhìn chung đánh giá về tiêu chí “Công tác giao khoán rừng được thực hiện theo đúng quy đinh của pháp luật” đạt mức điểm khả quan với 3,74 điểm.

Hàng năm Vườn Quốc gia Xuân Sơn có hỗ trợ cho các khu hành chính có diện tích khoán bảo vệ 40 triệu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2014, Huyện hỗ trợ cây giống, phân bón cho các hộ dân trồng rừng, kinh phí 3.700.000đ/ha. Năm2017; hỗ trợ cây giống 2.014.551đ/ha.

Trong thời gian từ năm 2015 đến 2018 toàn huyện đã hỗ trợ đầu tư hạ tầng, dụng cụ…cho 10.489 ha; trong đó: (i) Bảo vệ rừng tự nhiên: 10.443 ha; (ii) Bảo vệ rừng trồng: 46,5 ha. Trên địa bàn huyện có 23,0 ha được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ Công ty điện Sông Đà Hòa Bình, hàng năm tiền chi trả tiền từ dịch vụ môi trường, dịch vụ sinh thái còn thấp so với diện tích rừng tự nhiên giao khoán bảo vệ.Tuy nhiên, đánh giá về tiêu chí “Công tác hỗ trợ bảo vệ rừng hiệu quả” chưa cao, mức điểm trung bình chỉ đạt 2,69 điểm.

Bảng 2.10: Tình hình khai thác lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn

Năm DT trồng mới Khai thác DT Sản lượng gỗ (m3) Sản lượng bình quân (m3/ha) 2015 1962,6 1852 112.904,00 60,963 2016 2048 1807 104.652,70 57,915 2017 2341,2 2378,9 145.384,50 61,114 2018 2632 2632,5 153.700,00 58,386 2019 2732 2301,5 145.478,10 63,21 Nguồn: UBND huyện Tân Sơn Các hoạt động khai thác gỗ rừng trồng đã mở đường vận chuyển gỗ và đây cũng là đường đi lại cho các hộ dân. Hàng năm tiền hỗ trợ nhân công khoán bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn huyện đến các hộ dân trên 4,0 tỷ đồng đã góp phần tăng thu nhập chung của địa phương.

nhân dân phát triển các trại nuôi nhốt sinh trưởng sinh sản động vật rừng hoang dã quý hiếm như: Lợn rừng, Rắn Hổ Mang, Nhím, góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế hộ trong nhân dân. Hàng năm đã làm thủ tục đề nghị Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ cấp giấy phép cho các hộ gia đình gây nuôi sinh trưởng, sinh sản các loài động vật hoang dã, nâng tổng số các hộ gây nuôi sinh trưởng sinh sản động vật rừng hoang dã quý hiếm trên địa bàn. Do đó, đánh giá về tiêu chí “Công tác tuyên truyền, vận động, hộ trợ người dân phát triển các hoạt động chăn nuôi hiệu quả” đạt mức điểm khá với 3,69 điểm.

Bảng 2.11: Tình hình cấp giấy phép nuôi động vật hoang dã

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số hộ cấp giấy phép nuôi, nhốt động vật hoang dã 3 3 3 4 5

Nguồn: UBND huyện Tân Sơn

2.2.2.5. Thanh tra, kiểm tra

Những năm qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tân Sơn cùng các cơ quan quản lý chuyên môn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý, bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thực hiện tuần tra, kiểm soát tại các vị trí điểm nóng về các hành vi vi phạm bảo vệ rừng như phá rừng, khai thác gỗ trái phép, săn bắn động vật,…. Khi phát hiện các hành vi tiêu cực cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh. Công tác này đã phát huy hiệu quả nhất định khi ngăn chặn được nhiều hành vi trái pháp luật trong thời gian qua.

- Các ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng đã chủ động tham mưu cho UBND các xã kiện toàn Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách về rừng. Công tác quản lý lâm sản cũng được quan tâm thực hiện.

Kiểm tra, thanh tra là một nhiệm vụ quản lý của chính quyền cấp huyện trong bảo vệ và phát triển rừng, tác động tích cực nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm nhằm thực hiện đúng các quy định của luật pháp.

Tình hình tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý của chính quyền huyện Tân Sơn đối với phát triển rừng giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 được thống kê trong Bảng 2.12

Theo số liệu trên ta thấy, hàng năm, chính quyền huyện Tân Sơn rất quan tâm đến công tác thanh, kiểm tra công tác quản lý về phát triển rừng trên địa bàn huyện. Chính quyền huyện cũng thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra đến địa bàn tuyến xã để đảm bảo tính dân chủ và nắm bắt kịp thời công tác quản lý phát triển rừng từ cấp dưới. Hằng năm, chính quyền huyện, xã vẫn tổ chức 4 đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ rừng. Ngoài ra, hằng năm hầu như có 1 đoàn kiểm tra liên ngành.

Bảng 2.12: Tình hình tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng huyện Tân Sơn

Đơn vị tính: Đoàn

T

T Tuyến

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số đoàn Đoàn liên Số đoàn Đoàn liên Số đoàn Đoàn liên Số đoàn Đoàn liên Số đoàn Đoàn liên Ngành Ngành Ngành Ngành Ngành 1 Xã 2 2 2 2 2 2 Huyện 2 1 2 1 2 1 2 1 2 Cộng 4 1 4 1 4 1 4 1 4 0

Nguồn: UBND huyện Tân Sơn

Thực tế hiện nay cho thấy, Tân Sơn là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất trong tỉnh, trong đó đặc biệt có Vườn quốc gia Xuân Sơn. Trước sự gia tăng dân số, tình hình khai thác trái phép diễn biến phức tạp, đã làm ảnh hưởng lớn đến trật tự, an ninh chính trị trên địa bàn; trong đó có vấn đề quản lý phát triển rừng. Hầu hết các vụ vi phạm trong quản lý bảo vệ rừng phát hiện là các vụ khai thác rừng trái phép, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, 3 vụ cất giữ lâm sản trái với các quy định của Nhà nước và 2 vụ vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng. Số liệu bảng thống kê trên cho thấy, giai đoạn 2015 - 2019, tổng số vụ vi phạm về rừng là 159 vụ. Tuy nhiên, số vụ vi phạm đã và đang có xu hướng giảm đáng kể.

+ Kiểm lâm huyện và kiểm lâm cấp xã đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá rừng của bà con;

+ Kịp thời phát hiện, ngăn cản và xử lý các vụ vi phạm chặt phá rừng của nhiều nhóm lâm tặc

+ Công tác tuyên truyền cho bà con về vai trò của rừng; tác dụng của bảo vệ và phát triển rừng được phát huy.

Bảng 2.13: Tình trạng vi phạm về bảo vệ rừng ĐVT: vụ ĐVT: vụ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (9Th) Số vụ vi phạm về bảo vệ rừng phát hiện 43 38 38 21 19 Hình thức xử lý - Khiển trách - Phạt hành chính X X X X X

Nguồn: Kiểm lâm huyện Tân Sơn

Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý, phát triển rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế: (i) Lực lượng thanh tra, kiểm tra còn mỏng, năng lực, trình độ chuyên môn chưa cao, đạo đức công vụ của một số công chức chưa đạt yêu cầu, trong khi địa bàn rộng – mức điểm trung bình 2,69 điểm; (ii) Tần suất thực hiện các vụ thanh tra, kiểm tra còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu – mức điểm trung bình 2,63; (iii) Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thanh tra, kiểm tra còn có biểu hiện chưa chặt chẽ, hiệu quả - mức trung bình 2,83 điểm; (iv) Trang thiết bị, phương tiện chuyên ngành phục vụ thanh tra, kiểm tra còn thiếu, yếu – mức trung bình 2,60 điểm; (v) Trình độ nhận thức của người dân, trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số về chính sách pháp luật có liên quan còn yếu…, mức trung bình 2,57 điểm. Đặc biệt, chế tài xử phạt cho các vụ vi phạm về bảo vệ rừng còn yếu, tất cả các vụ vi phạm đều chỉ áp dụng hình thức phạt hành chính.

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thanh tra, giám sát trong quản lý bảo vệ rừng

đvt: số phiếu

Tiêu chí 1 2 3 4 5 TB

Lực lượng thanh tra, kiểm tra còn mỏng, năng lực, trình độ chuyên môn chưa cao, đạo đức công vụ của một số công chức chưa đạt yêu cầu,

trong khi địa bàn rộng 0 11 24 0 0 2,69

Tần suất thực hiện các vụ thanh tra, kiểm tra còn

ít, chưa đáp ứng được yêu cầu 0 15 18 2 0 2,63

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thanh tra, kiểm tra còn có biểu hiện chưa chặt chẽ, hiệu

quả 0 11 20 3 1 2,83

Trang thiết bị, phương tiện chuyên ngành phục

vụ thanh tra, kiểm tra còn thiếu, yếu 0 14 21 0 0 2,60 Trình độ nhận thức của người dân 0 15 20 0 0 2,57

Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, 2019

2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở Tân Sơn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thời gian qua, UBND huyện Tân Sơn đều ban hành văn bản để thành lập, kiện toàn bộ máy là Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng, Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Trong các văn bản về QLNN đối với bảo vệ và phát triển rừng ở Tân Sơn chủ yếu đã quán triệt được nội dung về bảo vệ rừng, công tác phòng chống chữa cháy rừng đã được chỉ đạo một cách chặt chẽ.

Chi cục Kiểm lâm hằng năm đều tiến hành hoạt động tuyên truyền về quản lý nhà nước đối với bảo vệ rừng. Đối với người dân và các chủ rừng, huyện Tân Sơn triển khai công tác tuyên truyền chính sách pháp luật kết hợp vận động người dân bằng nhiều hình thức. Ngoài ra cũng chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn trực tiếp đến các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh lâm sản, nuôi nhốt động vật hoang dã để tuyên truyền vận động thực hiện.

Trên cơ sở các quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường đã rà soát số liệu chỉ tiêu các loại đất rừng trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Cùng với ban hành Kế hoạch sử dụng đất năm của huyện Tân Sơn; để bảo vệ phát triển rừng, UBND huyện còn lập Kế hoạch trồng mới rừng và giao các xã thực hiện.

Hạt Kiểm lâm Tân Sơn đã hướng dẫn các chủ rừng trồng rừng tập trung theo dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán. Nhờ vây, hằng năm, số diện tích rừng trồng mới ngày càng tăng.

Trên địa bàn huyện có giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng thực hiện theo Quyết định của Chính phủ và của UBND tỉnh. Nhìn chung đánh giá về tiêu chí “Công tác giao khoán rừng được thực hiện theo đúng quy đinh của pháp luật” đạt mức điểm khả quan với 3,74 điểm. Bên cạnh đó, những năm qua Huyện đã làm tốt công tác hướng dẫn, vận động nhân dân phát triển các trại nuôi nhốt sinh trưởng sinh sản động vật rừng hoang dã quý hiếm.

2.3.2. Những hạn chế

Đánh giá về tần suất thực hiện công tác tuyên truyền còn chưa cao, chỉ đạt mức 3,14 điểm. Mặc dù được triển khai với nhiều hình thức nhưng với số lượng người dân trên địa bàn khá nhiều, diện tích rừng trên địa bàn khá lớn thì số lượng các cuộc tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.

Quá trình triển khai phát triển rừng của UBND huyện vẫn còn một số hạn chế. UBND chưa quan tâm chỉ đạo sát sao công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng. Đồng thời, chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất vào mục đích lâm nghiệp để từng bước tiến hành điều chỉnh việc quản lý và sử dụng đất rừng đã giao.

Trên địa bàn huyện có 23,0 ha được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ Công ty điện Sông Đà Hòa Bình, hàng năm tiền chi trả tiền từ dịch vụ môi trường, dịch vụ sinh thái còn thấp so với diện tích rừng tự nhiên giao khoán bảo vệ. Tuy nhiên, đánh giá về tiêu chí “Công tác hỗ trợ bảo vệ rừng hiệu quả” chưa cao, mức điểm trung bình chỉ đạt 2,86 điểm.

bàn huyện Tân Sơn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế. Do đó, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra còn chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Cơ cấu rừng của huyện Tân Sơn các năm qua đang có tốc độ dịch chuyển chậm. Diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đang có xu hướng giảm do công tác thống kê, trong khi đất rừng sản xuất tăng còn khá chậm.

Hiệu quả khai thác rừng ở huyện Tân sơn các năm qua còn chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp.

2.3.3. Các nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

- Điều kiện tư nhiên và kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn. Huyện Tân sơn vẫn là một trong những huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Phú Thọ. Do vậy, mặc dù, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm qua đạt 9,1%; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 20,3%/năm nhưng quy mô nền kinh tế của Huyện vẫn còn khiêm tốn. Kinh tế là một trong những lĩnh vực mà Tân Sơn đạt được nhiều kết quả tốt trong nửa nhiệm kỳ qua, trong đó nổi bật là việc hoàn thiện cụm công nghiệp Tân Phú với quy mô 45ha, hiện đã thu hút được 3 nhà đầu tư, xây dựng và đưa vào hoạt động 3 nhà máy. Một số nhà máy: sản xuất chè ở xã Long Cốc; sản xuất đũa tại xã Mỹ Thuận; gạch Tuynel tại xã Thạch Kiệt; gạch không nung tại xã Thu Cúc… đi vào hoạt động, góp phần đưa giá trị tăng thêm của lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 163% so với đầu nhiệm kỳ. Tuy vậy, các nhà máy trên mới tạo việc làm ổn định

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)