Thực trạng về các nguồn lực của côngnghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 69 - 75)

1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình

2.2. Thực trạng về phát triển côngnghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.2.3. Thực trạng về các nguồn lực của côngnghiệp nông thôn

2.2.3.1. Về lao động trong các cơ sở công nghiệp nông thôn

Trong bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất bởi nó có vai trò quyết định cho năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2019, tổng số lao động công nghiệp của tỉnh (không tính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hiện có khoảng 73.063 lao động, làm việc trong lĩnh vực công nghiệp nông thôn có khoảng 68.554 lao động, tăng thêm 2.201 lao động so với năm 2017.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2017 2018 2019 Quần áo Chế biến chè Bia xi măng Gạch ceramic

Bảng 2.8: Số lao động công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Người

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Lao động CNNT 63.809 66.353 68.554

2 Lao động công nghiệp 72.958 72.661 73.063

3 Lao động toàn tỉnh 759.800 769.400 779.900 4 Tỉ lệ lao động CNNT/lao

động công nghiệp (%) 87,45 91,32 93,83

5 Tỉ lệ lao động CNNT/lao

động toàn tỉnh (%) 8,40 8,62 8,79

Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ Sở Công Thương và Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lao động trong ngành công nghiệp chung của toàn tỉnh có giảm, năm 2018 giảm 297 lao động so với năm 2017. Tuy nhiên số lao động công nghiệp nông thôn tăng lên theo từng năm, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là 3,5%. Chủ yếu lao động tăng thêm tập trung tại các khu, cụm công nghiệp và tăng nhanh ở các ngành dệt may - da giày, hóa chất, cao su, nhựa, ngành chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống sau đó đến ngành sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại... Như vậy, hoạt động công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động tại vùng nông thôn, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Năm 2017 lao động CNNT chiếm 8,40% tổng số lao động của tỉnh thì đến năm 2019 là 8,79%, tăng 0,39%, đây là minh chứng cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là đúng hướng phát triển của tỉnh.

Bảng 2.9: Cơ cấu lao động công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019

I Lao động CNNT theo

loại hình Người 63.809 66.353 68.554

1 Doanh nghiệp Người 16.814 18.098 18.856

- Tỷ trọng % 26,35 27,28 27,51 2 Hợp tác xã Người 1.432 1.527 1.623 - Tỷ trọng % 2,24 2,30 2,37 3 Hộ sản xuất cá thể Người 45.563 46.728 48.075 - Tỷ trọng % 71,41 70,42 70,13 II Lao động CNNT theo

phân ngành kinh tế Người 63.809 66.353 68.554

1 Chế biến gỗ, giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Người 8.009 8.351 8.906 - Tỷ trọng % 12,55 12,59 13,0 2

Cơ khí điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa Người 6.106 6.319 6.532 - Tỷ trọng % 9,56 9,52 9,53 3 Chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống Người 10.896 11.732 12.254 - Tỷ trọng % 17,08 17,68 17,87

4 Dệt may, da giày Người 30.257 31.015 31.524

- Tỷ trọng % 47,42 46,74 45,98

5 Khai thác, sản xuất vật

liệu xây dựng Người 8.541 8.936 9.338

- Tỷ trọng % 13,39 13,47 13,62

Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ Sở Công thương và Cục thống kê tỉnh Phú Thọ

Từ số liệu trên cho thấy số hộ sản xuất cá thể chiếm 92,51% trong tổng số cơ sở CNNT nhưng lao động làm việc trong hộ sản xuất chỉ chiếm 70,13% tương đương với 48.075 người; giai đoạn 2017 - 2019 tốc độ tăng bình quân là 2,65%. Năm 2017

- 2019 lao động ở các doanh nghiệp và hợp tác xã có số lao động tăng dần theo từng năm với tốc độ tăng bình quân của doanh nghiệp là 5,53% và của hợp tác xã là 6,06%. Lao động phân theo từng nhóm ngành có sự biến động khá lớn, đặc biệt là ngành dệt may, da giày; năm 2017 là 30.257 người chiếm 47,42% trên tổng lao động CNNT, đến năm 2019 tăng lên 31.524 người chiếm 45,98% tổng số lao động CNNT. Lao động ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng không sự biến động lớn, tăng bình quân hàng năm là 4,36%, năm 2017 là 8.541 người, chiếm tỷ trọng 13,39%, năm 2019 là 9.338 người chiếm tỷ trọng 13,62%. Lao động ngành chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống năm 2017 là 10.896 người, chiếm tỷ trọng 17,8%, đến năm 2019 là 12.254 người, chiếm tỷ trọng 17,87%. Đối với ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa năm 2017 là 6.106 lao động, chiếm tỷ trọng 9,56%, đến năm 2019 là 12.254 lao động, chiếm tỷ trọng 17,87%, có tốc độ tăng bình quân từ năm 2017 - 2019 là 5,66%. Lao động của ngành cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa là 6.106 người, chiếm tỷ trọng 9,56%, đến năm 2019 là 6.532 người, chiếm 9,53%, có tốc độ tăng bình quân năm 2017 - 2019 là 3,31%. Còn lao động của ngành chế biến gỗ, giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ năm 2017 là 8.009 lao động, chiếm tỷ trọng 12,55%, đến năm 2019 là 8.906 người, chiếm tỷ trọng 13%, có tốc độ tăng bình quân năm 2017 - 2019 là 5,2%.

2.2.3.2. Về nguồn vốn phát triển công nghiệp nông thôn

Số vốn đầu tư cho CNNT tỉnh Phú Thọ từ nguồn vốn ngân sách lẫn vốn đầu tư của các cơ sở CNNT có xu hướng tăng theo từng năm.

- Vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước phần lớn để đầu tư cho xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ bảo vệ môi trường và thực hiện các chính sách khuyến công. Trong giai đoạn từ 2017 - 2019 tổng ngân sách đã đầu tư cho công nghiệp nông thôn là 64, 6 tỷ đồng: Trong đó, nguồn quỹ khuyến công hỗ trợ cho 59 chương trình, dự án với tổng kinh phí là 19,2 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là 9,6 tỷ đồng, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ là 9,6 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng làng nghề là 14,3 tỷ đồng, hỗ trợ cho hạ tầng khu, cụm công nghiệp 8,5 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư của các cơ sở CNNT: Số vốn đầu tư của các cơ sở CNNT năm 2017 là 6.852.563 triệu đồng, đến năm 2019 là 8.062.478 triệu đồng.

Bảng 2.10: Quy mô vốn của các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ

Năm Chỉ tiêu

Chia theo quy mô nguồn vốn

Dưới 0,5 tỷ đồng Từ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng Từ 10 tỷ đồng trở lên 2017 Tổng số cơ sở CNNT 14.395 399 422 76 45 DN và HTX 176 373 421 76 45 Hộ SX cá thể 14.219 26 1 2018 Tổng số cơ sở CNNT 14.669 418 436 84 47 DN và HTX 184 383 433 84 47 Hộ SX cá thể 14.485 35 3 2019 Tổng số cơ sở CNNT 14.897 449 444 86 45 DN và HTX 196 392 436 86 45 Hộ SX cá thể 14.701 57 8

(Nguồn: Xử lý, tổng hợp số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)

Về quy mô nguồn vốn của các cơ sở CNNT dưới 500 triệu đồng phần lớn là của hộ sản xuất cá thể, năm 2017 là 14.395 cơ sở, chiếm 93,86% tổng số cơ sở CNNT, đến năm 2019 là 14.897 cơ sở, tăng 502 cơ sở, tỷ trọng giảm xuống còn 93,57% trên tổng số cơ sở CNNT. Quy mô vốn từ 500 triệu trở lên cho đến dưới 1 tỷ đồng tập trung ở doanh nghiệp và hợp tác xã, năm 2017 là 373 cơ sở, chiếm 24,36%, đến năm 2019 là 392 cơ sở, tăng 19 cơ sở, chiếm 2,46% tổng số cơ sở CNNT. Quy mô vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng năm 2017 là 76 cơ sở, chiếm 0,50%, đến năm 2019 tăng lên 10 cơ sở, chiếm 0,54% trên tổng số cơ sở CNNT. Quy mô từ 10 tỷ đồng trở lên năm 2017 là 45 cơ sở, chiếm 0,29%, đến năm 2019 vẫn ở mức 45 cơ sở, tuy nhiên tỷ trọng giảm xuống còn 0,28% trên tổng số cơ sở CNNT.

Như vậy, quy mô của các cơ sở CNNT tỉnh Phú Thọ còn nhỏ lẻ, các cơ sở có vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng chiếm trên 93%, trong đó phần lớn là các hộ sản xuất cá thể và hoạt động trên cơ sở vốn tự có. Vì thiếu vốn nên các cơ sở CNNT gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, phát triển sản phẩm có chất lượng cao mặc dù có lợi thế về nguồn nhân lực và tiềm năng sẵn có về tài nguyên của địa phương, bên cạnh đó việc thu hút vốn đầu tư trong nhân dân để phát triển sản xuất còn chậm, nguồn vốn tại chỗ của địa phương chưa được sử dụng triệt để. Còn đối với nguồn vốn từ các quỹ hỗ trợ phát triển cũng như từ các ngân hàng thương mại thì các cơ sở khó tiếp cận do thủ tục còn nhiều phức tạp, không có tài sản để thế chấp, cộng thêm tâm lý chung của các chủ cơ sở sản xuất thường lo sợ không bán được sản phẩm sớm để trả lãi, khó trả nợ vì sợ việc kinh doanh bấp bênh, không bền vững…

2.2.3.3. Về kỹ thuật công nghệ của công nghiệp nông thôn

Nhìn chung các cơ sở, doanh nghiệp được đầu tư mới trong các khu, cụm công nghiệp hiện nay trong các lĩnh vực dệt may, da; ngành cơ khí, điện tử, SXKL; công nghiệp chế biến thực phẩm… đều có trình độ công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu chất lượng, mẫu mã của khách hàng và tính cạnh tranh ngày càng cao của các cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, các cơ sở CNNT còn lại ngoài một số thiết bị công nghệ chuyên dụng thuộc thế hệ mới thì trình độ thiết bị, công nghệ trong sản xuất của các cơ sở đều ở mức trung bình thấp, chưa đầu tư đồng bộ trong dây chuyền sản xuất làm cho sản xuất tốn nhiều nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng nhưng chất lượng sản phẩm thấp nên có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, kinh doanh và còn gây ra nhiều hệ quả không tốt về kinh tế - xã hội nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn.

Trình độ kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ ở khu vực nông thôn phần lớn ở mức trung bình, trình độ công nghệ tiến tiến chưa cao. Nguyên nhân là do cơ sở CNNT thiếu vốn để đầu tư chuyển giao công nghệ mới máy móc, thiết bị; bên cạnh đó còn do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất ở các cơ sở sản xuất còn hạn chế, chưa sử dụng thành thạo

thiết bị, máy móc công nghệ nên các cơ sở sản xuất phải mất nhiều thời gian lẫn kinh phí đào tạo nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động.

Thực tế cho thấy các cơ sở hộ sản xuất cá thể (chiếm 92,51%) trên tổng số cơ sở CNNT với số vốn đầu tư thấp nên kéo theo đó phần lớn máy móc và trang thiết bị đều đã cũ, lạc hậu hoặc nửa làm thủ công. Các cơ sở CNNT này có vị trí xen kẽ trong khu dân cư nên việc đầu tư mở rộng xưởng, trang thiết bị hiện đại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy trong thời gian tới rất cần đến các giải pháp nhằm tập trung các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, có cùng sản xuất một loại sản phẩm thành các cơ sở có quy mô lớn hơn để tập trung các nguồn lực về đất đai, về vốn và nhân lực khoa học công nghệ phát triển thành các cơ sở sản xuất hiện đại đáp ứng được yêu cầu phát triển CNNT của tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 69 - 75)