Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 41 - 44)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát

1. Một số lý luận về phát triển côngnghiệp nông thôn

1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát

1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát

1.1.3.1. Chính sách phát triển CNNT và quản lý Nhà nước đối với phát triển CNNT

Hệ thống pháp luật của Nhà nước ảnh hưởng đến QLNN về CNNT của địa phương, được thể hiện ở mọi chính sách phát triển CNNT của địa phương nhất nhất tuân thủ pháp luật của Nhà nước và nó được xây dựng trên cơ sở các chính sách của Nhà nước về phát triển CNNT.

Các chính sách của Nhà nước về phát triển CNNT có tính ổn định tương đối, được xác định rõ ràng giúp chính quyền địa phương thuận lợi trong QLNN về CNNT của địa phương. Trong quản lý CNNT của chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn do chính sách thay đổi thường xuyên. Nếu chính sách của Nhà nước không phù hợp sẽ gây nên khó khăn cho chính quyền địa phương trong QLNN về phát triển CNNT, khi chính sách của Trung ương đã ban hành nhưng cơ quan QLNN ở địa phương là đơn vị trực tiếp thực thi chính sách không đúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển CNNT của địa phương.

1.1.3.2. Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Kinh tế học chỉ ra rằng, nguồn lực luôn hữu hạn còn nhu cầu thì vô hạn. Do vậy, chúng ta luôn phải đánh đổi (trade-off) giữa việc phân bổ nguồn lực vào ngành này thì sẽ thiếu nguồn lực phân bổ vào ngành khác. Nhiệm vụ của chúng ta phải tìm ra ngành nào nên được ưu tiên dành nguồn lực, để phát huy hiệu quả tối ưu nhất của các nguồn lực hữu hạn.

Tại một địa phương điều đó được thể hiện cở chủ trương đường lối kinh tế - xã hội của địa phương đó. Nếu chủ trương của địa phương định hướng phát triển CNNT thì các nguồn lực về vốn, đất đai, các chính sách ưu đãi về thuế, lao động được phân bổ cho ngành CNNT. Qua đó tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các ngành CNNT ở địa phương và ngành CNNT được mở rộng và phát triển rộng rãi.

Nguồn lực về vốn là đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp về điện, nước, đường, cầu phà, bến bãi…

Nguồn lực về đất là quy hoạch sử dụng các khu đất có diện tích rộng để quy thành các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

Nguồn lực con người do chính sách của địa phương là thu hút phát triển CNNT nên các cơ sở CNNT được mở rộng nên nhu cầu về tuyển dụng lao động tăng cao, tạo nên mức thu nhập của ngành CNNT tăng theo để thu hút lao động.

1.1.3.3. Năng lực, trình độ quản lý Nhà nước đối với CNNT tại địa phương - Trình độ đội ngũ cán bộ QLNN về CNNT của địa phương

Hầu hết đội ngũ cán bộ QLNN về CNNT của các địa phương hiện nay vẫn yếu về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức, lối sống và làm việc chưa khoa học để đáp ứng với tình hình phát triển hiện nay. Một bộ phận cán bộ công chức lãnh đạo, QLNN chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, kỹ năng quản lý về hành chính, kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế; nhiều cán bộ công chức, viên chức thiếu tính sáng tạo, còn thụ động trong giải quyết các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ có thái độ quan liêu, phiền hà trong công việc gây cản trở cho các nhà đầu tư lẫn ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan Nhà nước. Trong thực tế tại các cơ quan QLNN

tại địa phương hiện thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi mà lại thừa cán bộ kém cả về chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức.

- Nguồn lực của địa phương

Nguồn nhân lực của địa phương thiếu lao động có trình độ tay nghề cao, chủ yếu là lao động chân tay (thủ công) do tự học hỏi từ kinh nghiệm của người đi trước nên năng suất còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển CNNT của địa phương. Nhân lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bởi con người có khả năng nắm giữ kiến thức, kinh nghiệm cho sự phát triển, nếu sử dụng nguồn nhân lực không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến nền CNNT của địa phương.

- Trình độ xuất phát sản xuất CNNT của địa phương

Trình độ xuất phát sản xuất CNNT của địa phương có xuất phát điểm thấp bởi trình độ tay nghề chưa cao, công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô đầu tư nhỏ lẻ do thời gian bao cấp kéo dài gây ảnh hưởng đến đầu tư công nghệ mới nên ảnh hưởng đến QLNN về CNNT, khó tạo ra tốc độ tăng trưởng cao.

1.1.3.4. Điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển công nghiệp của địa phương

Vị trí của từng địa phương đều có ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu và nguồn tài nguyên thiên nghiên phục vụ cho CNNT. Yếu tố đầu vào của sản xuất công nghiệp là khác nhau bởi mỗi địa phương lại được thừa hưởng những nguồn tài nguyên khác nhau. Những yếu tố đó tạo nên sự cạnh tranh cho từng ngành công nghiệp hay mỗi địa phương trên cơ sở lợi thế tuyệt đối hoạc lợi thế so sánh với các địa phương khác.

Việc sử dụng nguồn tài nguyên ở địa phương có thể khai thác lợi thế cạnh tranh thông qua xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp ở tỷ lệ sử dụng hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nguyên liệu công nghiệp và các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất kinh doanh.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội gồm cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế và đóng góp của từng ngành sản xuất, chế biến vào tăng trưởng kinh tế. Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của ngành công nghiệp vào nên kinh tế vừa phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường phát triển CNNT của địa phương thuận lợi sẽ ảnh hưởng tốt phát triển CNNT.

1.1.3.5. Nguồn lực tài chính và lao động của địa phương

Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế và CNNT đó là dân số, lao động. Dân số và mức sống của dân cư tạo nên thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu và là nơi cung cấp lực lượng lao động - yếu tố đầu vào của ngành CNNT. Các yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực như khả năng tiếp thu kỹ thuật, trình độ dân trí của người lao động tạo nên cơ sở quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp cao.

Yếu tố tác động trực tiếp đến việc phát triển CNNT là nguồn vốn đầu tư, nó còn là đầu vào không thể thiếu trong quá trình phát triển CNNT cũng như phát triển kinh tế địa phương. Với nước ta, là một nước đang phát triển thì nguồn lực chủ yếu dựa vào nguồn vốn nên vến đề huy động vốn được coi là vấn đề lớn nhất trong việc huy động các nguồn lực. Chỉ khi tạo được nguồn vốn cho phát triển kinh tế thì mới có thể đầu tư, tạo nên chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp nhanh chóng. Nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước thì vốn đầu tư trong nước giữ vai trò quyết định, còn vốn đầu tư nước ngoài được xác định là quan trọng nhằm tạo nên sự đột phá trong ngành công nghiệp và trong chuyển dịch cơ cấu ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 41 - 44)