Vấn đề môi trường trong phát triển côngnghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 82)

1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình

2.2. Thực trạng về phát triển côngnghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.2.7. Vấn đề môi trường trong phát triển côngnghiệp nông thôn

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ khá nhanh đạt 12%/năm, với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 27,6%, công nghiệp 38,1%, dịch vụ 34,36% đã góp phần vào cải thiện đời sống của nhân dân trong tỉnh. Đối với công nghiệp tại các vùng nông thôn trong tỉnh cũng vậy, công nghiệp nông thôn góp phần vào phát triển ngành nghề truyền thống, nguồn hàng phong phú, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho người dân sống tại khu vực nông thôn, nhưng cũng đã có

những tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái, đặc biệt là chất thải do sản xuất công nghiệp

Đối với ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng với lượng bụi, khói, tiếng ồn cao trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chất thải các cơ sở sản xuất trong các ngành chế biến gỗ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa là mùi sơn, khói, bụi, tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh; với đặc thù của 2 ngành này chủ yếu là các hộ sản xuất cả thể, nằm đan xen trong các khu dân cư và sản xuất theo phương pháp thủ công nên công tác bảo vệ và xử lý môi trường còn rất nhiều khó khăn. Còn nhóm ngành chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống gây ô nhiễm bởi mùi hôi, bã của nguyên liệu, nước thải trong quá trình sản xuất; đặc biệt là nước thải ở những cơ sở sản xuất bún, bánh, mỳ gạo, tinh bột sắn, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nấu rượu… không được xử lý triệt để, chưa có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo, nếu có thì việc xử lý chưa đạt hiệu quả hoặc cho thải trực tiếp ra ao hồ, hệ thống cống thoát nước của địa phương. Hơn nữa là tại một số khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và không có dụng cụ, thiết bị thu gom và nơi tập trung chất thải rắn thông thường và độc hại. Nước thải ở một số khu công nghiệp thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tóm lại, các chất thải trong quá trình sản xuất thải ra môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau, đều có tác động xấu đến môi trường và cần phải có biện pháp xử lý triệt để và lâu dài.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 82)