Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề TTCN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 77)

1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình

2.2. Thực trạng về phát triển côngnghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.2.4. Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề TTCN

Nhằm mục đích phát triển công nghiệp nông thôn, những năm gần đây các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được đầu tư phát triển khá đồng bộ. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư cả về hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp; các cơ chế, chính sách ưu đãi đang ngày càng được đổi mới, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của các cấp từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở đã tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào đầu tự tại tỉnh Phú Thọ. Đối với các dự án đầu tư đi vào hoạt động đã phần nào đó tạo động lực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, đóng góp một cách tích cực vào thu ngân sách địa phương, cải thện đời sống nhân dân, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và xây dựng được lực lượng lao động có ý thức làm việc, có tác phong công nghiệp, thúc đẩy phát triển đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác phát triển các khu, cụm công nghiệp thời gian qua phù hợp với quy hoạch xây dựng, phát triển các khu công nghiệp chung của cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Kết cấu hạ tầng ngoài khu, cụm công nghiệp được chú trọng đầu tư, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng kỹ

thuật của các khu, cụm công nghiệp đang từng bước được đầu tư đồng bộ, tạo được quỹ đất sạch thu hút các cơ sở đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

* Về khu công nghiệp:

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được Chính Phủ phê duyệt 07 KCN đến nay đã có 04 KCN đi vào hoạt động; 03 KCN còn lại đang thu hút nhà đầu tư hạ tầng. Trong thời gian tới Sở Công thương, BQL các KCN tỉnh phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tiếp tục rà soát điều chỉnh bổ sung các KCN tích hợp vào quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030.

- Lũy kế đến thời điểm hiện tại thu hút 168 dự án đầu tư thứ cấp: Trong đó: 90 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký: 15.471 tỷ đồng; 78 dự án FDI với tổng vốn đăng ký: 848,55 triệu USD. Doanh thu ước thực hiện năm 2019 các dự án đầu tư vào khu công nghiệp là 40.000 tỷ đồng, tăng 125% so với năm 2018, thu hút và tạo việc làm trên 40.000 lao động, với thu nhập bình quân của người lao động trên 6 triệu đồng/tháng. Năm 2019, Dự án đầu tư vốn nước ngoài (FDI): Thu hút 12 dự án, vốn đăng ký 200 triệu USD; Dự án đầu tư vốn trong nước (DDI): 5 dự án, vốn đăng ký 580 tỷ đồng; (Sở Công thương Phú Thọ)

* Về cụm công nghiệp:

Đến nay trên địa bàn tỉnh có tổng số 26 CCN đã được quy hoạch, với tổng diện tích 1.100 ha. Đến nay đã có 20/26 CCN có quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp được phê duyệt, với tổng diện tích đất theo quy hoạch là 895,27 ha (diện tích đất công nghiệp 657,94 ha). Trong đó 16 CCN đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích 643,76ha, diện tích đất công nghiệp 490,29 ha. Còn 06 CCN chưa thực hiện lập QH chi tiết là: (CCN Phương Xá; CCN Thắng Sơn; CCN thị trấn Thanh Ba; CCN Yến Mao; CCN Cổ Tiết; CCN Thanh Vinh).

- Công tác phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn đã đổi mới, phương thức xúc tiến đầu tư, từ chỗ chờ nhà đầu tư đến, thì nay đã tích cực chủ động xúc tiến, mời gọi đầu tư; vận động thu hút đầu tư bằng chính uy tín, trách nhiệm, tinh thần phục vụ, hỗ trợ đối với nhà đầu tư hiện có và các nhà đầu tư mới; chủ động, linh hoạt và tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho nhà đầu tư; tăng cường công tác quảng bá lợi

thế các CCN, phổ biến các quy định, chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư vào các CCN.

- Lũy kế đến nay tổng số dự án đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh vào các CCN là 126 dự án; Với số vốn đăng ký đạt trên 6 nghìn tỷ đồng. Trong đó số dự án thực hiện là 106 dự án, với diện tích đất đã cho thuê là 184,3 ha và đã có 103 dự án đã đi vào sản xuất với tổng số vốn đầu tư đạt trên 4 nghìn tỷ đồng; Tỷ lệ lấp đầy đạt trên 44%; giải quyết việc làm cho trên 18 nghìn lao động. Năm 2019 trên địa bàn tỉnh trong năm đã thu hút đầu tư mới 38 dự án, vốn đăng ký 1.216 tỷ đồng và 254 triệu USD chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. (Sở Công thương Phú Thọ)

* Về làng nghề tiểu thủ công nghiệp:

Tỉnh Phú Thọ hiện nay có 75 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 26%; nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản chiếm chủ yếu với 58%; còn lại là nhóm làng nghề gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Làng nghề hàng năm giải quyết việc làm cho trên 21.600 người lao động, trong đó có trên 15.000 lao động thường xuyên dưới hình thức sản xuất phần lớn là quy mô hộ gia đình với trên 9.000 hộ. Tỉnh có 6 làng nghề truyền thống tiêu biểu đó là làng mây tre đan Đỗ Xuyên ở huyện Thanh Ba; làng nghề sản xuất nón lá Gia Thanh ở huyện Phù Ninh; làng nghề Chè Chùa Tà ở huyện Phù Ninh; làng nghề Mộc Minh Đức tại huyện Tam Nông; làng nón lá Sai Nga của huyện Cẩm Khê và làng nghề Mỳ gạo Hùng Lô tại xã Hùng Lô, thành Phố Việt Trì. Như vậy, việc phát triển và khôi phục nghề truyền thống được xem là biện pháp ổn định lâu dài nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, tạo thu nhập bền vững cho người lao động và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)