Thực trạng bộ máy, phát triển cán bộ để quản lý Nhà nước đối với phát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 86 - 89)

1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình

2.3. Thực trạng về quản lý Nhà nước đối với phát triển côngnghiệp nông thôn

2.3.3. Thực trạng bộ máy, phát triển cán bộ để quản lý Nhà nước đối với phát

UBND tỉnh Phú Thọ là cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng. Trong đó, Sở Công thương là đơn vị chuyên môn giúp UBND tỉnh Phú Thọ thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp - công nghiệp nông thôn. Nhiệm vụ chính của Sở Công thương là tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp. Sở Công thương giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công thương, gồm các ngành, lĩnh vực đó là: công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; an toàn thực phẩm; lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị

trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến công, quản lý cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng) và quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật. Sở phối hợp với UBND các huyện, thành, thị xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và quản lý, chủ trì triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đó, đồng thời hướng dẫn và thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra trên các lĩnh vực công nghiệp.Ngoài ra, các sở, ngành có liên quan là: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn với chức năng quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến sản xuất công nghiệp; Sở Tài nguyên và Môi trường với chức năng quy hoạch và sử dụng đất; Sở Kế hoạch và Đầu tư với chức năng cấp phép đầu tư các dự án công nghiệp; Sở Khoa học và Công nghệ môi trường với chức năng quản lý, cấp phép kiểm tra về công nghệ môi trường; Điện lực tỉnh quản lý về điện năng; Ở UBND các huyện, thị xã, thành phố có phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng quản lý về công nghiệp trên địa bàn; Bên cạnh đó có Viện kiểm sát tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra Nhà nước tỉnh, Tòa án tỉnh là chủ thể trong quản lý Nhà nước về công nghiệp của tỉnh. Nhưng còn có một số chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo ở các sở, ban ngành trong tỉnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến giải quyết công việc cũng như trong đầu tư phát triển sản xuất của các nhà đầu tư...

Sở Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho các Phòng Kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng của UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện chương trình khuyến công Quốc gia, khuyến công địa phương và Nghị định Số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến công, Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt chương trình khuyến công tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/03/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập,

quản lý và sử dụng nguồn kinh phí khuyến công và Quyết định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

Theo đó, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công thương có chức năng phục vụ quản lý Nhà nước ngành công thương tại địa phương, cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại cụ thể là: Chương trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương - hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến, hiện đại, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất mới và hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống; hỗ trợ các cơ sở xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường, đưa các sản phẩm của cơ sở CNNT đến những thị trường có tiềm năng.

Về trình độ của cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp nông thôn về số lượng thì đảm bảo nhưng về năng lực còn hạn chế. Hiện tại cán bộ có đủ yêu cầu về kỹ thuật và quản lý giỏi vẫn còn thiếu.

2.3.4. Thực trạng thanh tra việc thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn và hoạt động quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chính quyền tỉnh Phú Thọ đã xây dựng, ban hành các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, các cơ chế chính sách về phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng. Mặc dù đã được ban hành từ lâu nhưng công tác kiểm tra, giám sát của các đơn vị quản lý Nhà nước không thường xuyên, thiếu chặt chẽ, đôi khi các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh bị buông lỏng nên việc đầu tư trong sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp không đi đúng hướng với quy hoạch, kế hoạch đã xây dựng. Vì vậy, để quy hoạch, kế hoạch được điều chỉnh kịp thời và nhằm đáp ứng sự phát triển cũng như tránh được thất thoát, lãng phí tiền của Nhà nước và sự phát triển của công nghiệp nông thôn thì các quy hoạch phải có sự thay đổi và điều chỉnh nhằm đáp ứng được sự phát triển trong tình hình hiện nay. Đáng chú ý là công tác liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng làm dự án, tiền thuế, tiền thuê và sử dụng đất... chưa được sự thanh tra, kiểm tra kịp thời, thường xuyên đã dẫn

đến việc thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh đó, việc phối hợp thực hiện giữa các cơ quan quản lý Nhà nước vềcơ chế chính sách, kiểm tra các quy hoạch, kế hoạch và tuổi đời máy móc, thiết bị trong sản xuất công nghiệp chưa đảm bảo. Nếu tại cơ sở sản xuất máy máy móc thiết bị đã hết khấu hao, mẫu mã cũ khi sản xuất tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thì bắt buộc các cơ sở đó phải ứng dụng công nghệ sản xuất mới, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp hoặc yêu cầu cơ sở đó dừng sản xuất, tăng mức xử phạt để cơ sở đó phải tự thay đổi theo yêu cầu của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 86 - 89)