Khái niệm về quản lý Nhà nước về côngnghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 34 - 41)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1. Một số lý luận về phát triển côngnghiệp nông thôn

1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1.2. Khái niệm về quản lý Nhà nước về côngnghiệp nông thôn

a) Khái niệm quản lý Nhà nước về công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương. Do đó, các chính sách của địa phương tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng; đồng thời các chính sách đó sẽ góp phần vào việc hỗ trợ và tổ chức việc du nhập, duy trì, bảo tồn và phát triển các hoạt động sản xuất ở khu vực công nghiệp nông thôn.

Hệ thống chính sách tác động đến sự phát triển công nghiệp nông thôn như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chính sách đầu tư phát triển nông thôn, chính sách khuyến công, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, chính sách tín dụng, hỗ trợ thông tin thị trường, chính

sách tôn vinh nghệ nhân, chính sách bảo vệ môi trường… Thực tế cho thấy ở đâu có sự quản lý Nhà nước về kinh tế có hiệu quả thì ở đó tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn.

b) Nội dung quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn.

- Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn

Chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn có vị trí trọng yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng nông thôn. Nó nghiên cứu và đánh giá tác động và hiệu quả của các chiến lược phát triển sau một giai đoạn áp dụng là một vấn đề rất quan trọng tại các nước nhằm điều chỉnh kịp thời các chủ trương cập nhật, phù hợp với các biến động kinh tế, xã hội. Tại Việt Nam, các Nghị định của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nhằm mục tiêu động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần quan trọng để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp trong những năm tới.

Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp. Trong đó yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế bằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…

- Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn

Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn là công việc mang tính tiền đề, có tầm quan trọng ở hiện tại cũng như lâu dài đối với việc phát triển công nghiệp tại nông thôn. Đây là nội dung giúp hoạch định, phát triển các lĩnh vực sản xuất tại các vùng nông thôn một cách toàn diện, đáp ứng tốt các yêu cầu của Đảng, Nhà nước đã đề ra. Việc xây dựng quy hoạch phát triển CNNT phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực sản xuất và tiềm năng sẵn có của từng địa phương với mục tiêu khai thác, sử dụng hợp lý các tiềm năng đó nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Quy hoạch phát triển CNNT là kế hoạch mang tính dài hạn nhưng ngắn hơn chiến lược. Việc lập quy hoạch này là việc làm cấp thiết bởi có lập được quy hoạch tốt thì các bước triển khai xây dựng trên địa bàn của từng địa phương mới có thể đẩy mạnh được kinh tế - xã hội. Qua việc đánh giá đúng tình hình thực tế, khách quan, chính xác của tình hình thực hiện ở thời gian trước đó, xây dựng có căn cứ khoa học hệ thống mục tiêu và chỉ tiêu cho thời kỳ tiếp theo. Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh và xây dựng mới các quy hoạch trong phát triển ngành, lĩnh vực sản xuất, sản phẩm mang tính trọng yếu đảm bảo cho sự phát triển đúng hướng, bền vững phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp nông thôn

Xây dựng chương trình, kế hoạch các chỉ tiêu phát triển CNNT giai đoạn 5 năm và hàng năm như chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng giá trị sản xuất của từng ngành, nghề, lĩnh vực, từng chủng loại sản phẩm…

Mục tiêu chính của kế hoạch đó là huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở phát huy các lợi thế của tỉnh. Huy động tối đa các nguồn lực, thu hút mạnh nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học công nghệ; khuyến khích phát triển công nghiệp, phát triển mọi thành

phần kinh tế.Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chống biến đổi khí hậu. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và để thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước trong thời gian tới thì việc xây dựng chương trình, kế hoạch cho phát triển công nghiệp nông thôn là vô cùng cần thiết và là giải pháp tích cực hàng đầu cho sự phát triển CN - TTCN của địa phương.

- Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch chính sách phát triển công nghiệp nông thôn

Việc triển khai tổ chức xây dựng hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, các làng nghề CN - TTCN đã mang lại cho các cơ sở CNNT những năm gần đây phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, nhiều làng nghề CN - TTCN đã được khôi phục và phát triển. Định hướng, hỗ trợ cơ sở CNNT thực hiện chuyên môn hóa và liên kết sản xuất chặt chẽ với các ngành kinh tế khác khau. Giúp các cơ sở CNNT xác định đúng hướng đầu tư, có hiệu quả mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; các doanh nghiệp chủ động nguồn lao động được đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở vào làm việc, hỗ trợ nguồn lực để đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, chủ động phát triển sản xuất - kinh doanh, nhiều xã vùng nông thôn, miền núi phát triển được ngành nghề CN - TTCN. Thực hiện quy hoạch các làng nghề, các cụm điểm công nghiệp, các vùng sản xuất tập trung và cơ sở hạ tầng tiên tiến phục vụ cho sản xuất định hướng CNH - HĐH.Điều chỉnh quy hoạch các khu dân cư nông thôn hiện tại, tổ chức quy hoạch hoàn chỉnh các khu dân cư mới.

Với việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính quyền địa phương đảm bảo quy hoạch và xây dựng hạ tầng nâng cao khả năng liên kết, hợp tác giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh chế biến và tiêu thụ sản phẩm để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẵn có còn hạn chế, góp phần xây dựng nông thôn mới, thực

hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đưa địa phương trở thành địa phương công nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện các chính sách đối với phát triển CNNT

Xác định việc phát triển CNNT là đòn bẩy quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua nước ta cũng như chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chương trình, chủ trương, chính sách thu hút đầu tư phát triển vào công nghiệp nông thôn nói riêng và của cả nền công nghiệp nói chung. Bên cạnh đó chính quyền địa phương tích cực chỉ đạo các ban ngành nhanh chóng hoàn chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành làm cơ sở để tổ chức thực hiện triển khai chương trình.

Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn xây dựng nên thường tận dụng ưu thế của từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới. Chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cũng như các nguyên tắc ưu tiên về địa bàn và ngành nghề sản xuất để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất CN - TTCN một cách bền vững; có định hướng cụ thể cho các nhà sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng để kích cầu và phát triển công nghiệp tại các vùng nông thôn.

- Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn được hiểu là sự can thiệp trực tiếp và gián tiếp của chính quyền địa phương vào các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất nhất định nhằm đạt mục tiêu cụ thể mà địa phương đưa ra mà nó có thể tác dụng tiêu cực hay tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các chính sách hỗ trợ có phạm vi rộng hay hẹp thì đều những những tiêu thức áp dụng nhất định với ý nghĩa động viên, khuyến khích các ngành nghề sản xuất CN - TTCN có quy mô nhỏ và vừa tại các vùng nông thôn nhằm nâng cao năng lực quản lý, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Có rất nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như của địa phương cho các cơ sở CNNT, trong đó chính sách hỗ trợ vốn được ưu tiên hàng đầu giúp cơ sở mở rộng đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản

xuất… Bên cạnh đó, các quy hoạch, kế hoạch về phát triển kinh tế, về sử dụng và giành quỹ đất được công khai nhằm khuyến khích xây dựng các khu, cụm công công nghiệp cho cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất kinh doanh, thực hiện các chính sách về miễn giảm thuế thuê đất đối với các ngành sản xuất mang tính mũi nhọn, tập trung các đơn vị sản xuất để đảm bảo cảnh quan môi trường tại các vùng nội thị.

- Chính sách khuyến khích phát triển CNNT, phát triển cơ sở hạ tầng

Chính sách khuyến khích phát triển CNNT là yếu tố hàng đầu để tạo môi trường pháp lý thuận lợi giúp CNNT phát triển. Có rất nhiều chính sách ưu đãi khác nhau như ưu đãi về giải quyết các thủ tục hành chính, về đất đai, thuế, nhân lực cùng các khoản đóng góp khác… Không chỉ Nhà nước mà cả chính quyền địa phương có thể tổ chức thực hiện pháp luật và vận dụng pháp luậtđể ban hành cơ chế, chính sách phát triển CNNT phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực và của từng địa phương.

Việc chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là rất cần thiết nhằm phát triển CNNT, được thể hiện qua quy hoạch và tư xây dựng hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện, cầu phà, bến bãi. Kết cấu hạ tầng là bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế có chức năng và nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, mở rộng sản xuất diễn ra liên tục. Và việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng luôn được chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm đầu tư.

- Quy định về hành chính đối với phát triển công nghiệp nông thôn

Quy định hành chính về các thủ tục cấp phép cho phát triển công nghiệp tại các vùng nông thôn khi các dự án đăng ký đầu tư phải được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định về công nghệ máy móc thiết bị, tính hợp lý về quy mô công nghệ, công suất cần thiết của thiết bị; tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm (mẫu mã, giá thành), khả năng cạnh tranh của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra. Công nghệ được đánh giá tốt phải có tính ổn định, đồng bộ, rõ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, năm chế tạo, ký hiệu, tính năng kỹ thuật… Đối với mỗi loại sản phẩm cũng như phương pháp sản xuất tuy khác nhau nhưng phải thể hiện đầy đủ các công đoạn, số lượng, chất lượng, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ nhằm đưa ra được

sản phẩm đã dự kiến trước đó đảm bảo an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường.

Về bảo vệ môi trường cơ quan quản lý Nhà nước được ủy quyền có quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường phải được kê khai; có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đơn vị cấp giấy phép về môi trường phải lập, quản lý sổ cấp giấy phép về môi trường và các cơ sở công nghiệp nông thôn có tham gia sản xuất nếu không có giấy phép về môi trường sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với phát triển CNNT tại địa phương Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về CNNT của địa phương (cấp tỉnh) gồm: HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Sở ban ngành trực thuộc UBND tỉnh có chức năng quản lý Nhà nước về CNNT là Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Khoa học và Công nghệ môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về phát triển CNNT.

Ngoài ra còn có các sở liên quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển các khu, cụm công nghiệp, xử lý môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng cấp phép đầu tư các dự án phát triển CNNT phối hợp kiểm tra các cơ chế chính sách; Sở thông tin và truyền thông quàn lý phát triển công nghệ thông tin; Sở Xây dựng có chức năng quy hoạch tổng thể các ngành sao cho phù hợp với phát triển CNNT; Điện lực tỉnh có chức năng quản lý về phát triển điện năng; UBND các huyện, thành phố, thị xã có Phòng kinh tế có chức năng tham mưu UBND huyện, thành phố, thị xã về quản lý phát triển CNNT tại địa phương. Bên cạnh đó còn có Viện kiểm sát tỉnh, Tòa án tỉnh, Thanh tra Nhà nước tỉnh, Công an tỉnh là chủ thể QLNN đối với CNNT tỉnh có chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực hiện.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đều có cơ chế theo chức năng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)