PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Một số lý luận về phát triển côngnghiệp nông thôn
1.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý Nhà nước đối với phát triển
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội. Sự phát triển của Hà Nội trong vùng có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát
triển công nghiệp nói riêng của Vĩnh Phúc. Ngày 5/5/2008, "Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một quyết định lớn có ảnh hưởng tới sự phát triển của Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 18 khu công nghiệp và 06 cụm công nghiệp” đã thành lập.
- Về việc tạo lập môi trường cho phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng: Nhận thức rõ vai trò của môi trường chính trị, xã hội ổn định đến phát triển công nghiệp, Vĩnh Phúc đã chú trọng tạo sự ổn định về chính trị - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư. Bên cạnh môi trường chính trị xã hội, môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc cũng khá tốt. Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, Vĩnh Phúc luôn nằm ở tốp đầu.
- Về xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp nông thôn: Vĩnh Phúc đã thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp của Trung ương, đồng thời, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Song song với các chính sách ưu đãi, Vĩnh Phúc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp. Quy hoạch các khu công nghiệp; nâng cấp các tuyến giao thông, cải tạo, nâng cấp hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc...
- Về phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn: Với mục tiêu phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, Vĩnh Phúc chú trọng phát triển các cơ sở công nghiệp trên địa bàn. Từ năm 2000 đến nay, xu hướng tập trung sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã hình thành khá rõ. Một số dự án công nghiệp lớn đã hình thành như tổ hợp công nghiệp Toyota, Honda, Compal. "Song song với những dự án công nghiệp lớn là sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô nhỏ hơn;
- Về bố trí không gian phát triển công nghiệp nông thôn: Công nghiệp Vĩnh Phúc hiện đã và đang được sắp xếp, bố trí, tổ chức sản xuất ngày càng trở lên hợp lý và hiện đại. Sau khi tái lập tỉnh, với những cải cách tích cực,” có thể nói có một “làn
sóng”"đầu tư vào Vĩnh Phúc đặc biệt là công nghiệp và kéo theo nó là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mới hiện đại hơn. Về không gian, sự phát triển công nghiệp như những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về lợi thế vị trí địa lý và những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng như về đất đai cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp được bố trí phát triển chủ yếu tập trung gần các đô thị lớn trong tỉnh như Phúc Yên, Vĩnh Yên và hai huyện có vị trí tiếp giáp với hai Trung tâm đô thị trên;”
- Về bộ máy tổ chức thực thi quản lý nhà nước: Vĩnh Phúc đã rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Bên cạnh Sở Công thương, tỉnh đã sớm thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh. Vĩnh Phúc xây dựng và triển khai đồng bộ các chương trình khuyến công và các đề án phát triển công nghiệp, tỉnh đã tổ chức cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh đã tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” và một cửa liên thông để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Những năm gần đây, Vĩnh Phúc không chỉ tập trung phát triển công nghiệp mà đã chú trọng đến việc khôi phục, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp - một tiềm năng lớn để giải quyết việc làm cho số đông lao động nông thôn. Tỉnh đã đầu tư xây dựng 9 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, thu hút được trên 100 cơ sở sản xuất và hàng trăm hộ gia đình đến đầu tư... Bên cạnh đó, với hình thức hỗ trợ đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề, từ năm 2006 đến năm 2010, toàn tỉnh đã có 5.105 người được đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề. Nhiều ngành nghề, làng nghề đã được khôi phục và phát triển như: Làng đá Hải Lựu, đan lát Triệu Đề ở Lập Thạch, làng mộc Thanh Lãng, làng gốm Hương Canh ở Bình Xuyên… Hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được quan tâm đẩy mạnh. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cho 45 doanh nghiệp, giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm
cho 2.500 lao động. Giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp được hỗ trợ tăng từ 10 - 40% và thu hút trên 300 tỷ đồng tiền đầu tư từ doanh nghiệp…