Phương hướng và mục tiêu về phát triển côngnghiệp nông thôn trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 94 - 99)

1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình

3.1. Phương hướng và mục tiêu về phát triển côngnghiệp nông thôn trên địa

bàn tỉnh đến năm 2025

3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất, Tỉnh Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội; nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy - Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước cũng như để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp nông thôn.

Thứ hai, Sự phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy các mặt hàng chế biến nông, lâm, thủy sản đang được thu hút đầu tư và thị trường tiêu thụ được mở rộng.

Thứ ba, Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng được chính sách hỗ trợ, phát triển công nghiệp và đạt được kết quả cao; được thể hiện qua sự tăng trưởng kinh tế hàng năm, trong thu ngân sách và các dự án đầu tư từ nước ngoài ngày càng tăng... và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn trong thực tế đã mang lại hiệu tích cực như chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ cơ sở trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp... Trong cải cách hành chính, tỉnh đã có sự thay đổi tích cực với mục đích tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các

doanh nghiệp đến đầu tư vào tỉnh và cũng để doanh nghiệp yên tâm đầu tư cũng như mạnh dạn đổi mới công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động, phát triển công nghiệp khu vực nông thôn.

Bốn là, Hiện nay các cơ sở sản xuất đang tăng nhanh về số lượng, phần lớn các cơ sở vẫn nằm xen vào các khu dân cư nên ảnh hưởng nhiều đến tình trạng ô nhiễm môi trường khu dân cư, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, chế biến. Vậy nên cần phải hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp và di chuyển các cơ sở vào trong khu, cụm là hết sức cần thiết.

3.1.2. Phương hướng cơ bản nhằm phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ đến 2025 đến 2025

Nghị quyết số 196/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của HĐND tỉnh Phú Thọ về Quy hoạc phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 chỉ rõ: “Phát triển kinh tế nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo diện mạo mới trong nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa mới. Phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại nông thôn trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp hàng hóa; gắn phát triển đô thị với công nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Huy động tối đa nội lực, đi đôi với chú trọng thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học công nghệ. Tăng cường mối liên kết, liên minh công nông trí thức; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, gắn phát triển nông thôn với đảm bảo an ninh trật tự xã hội.” Vậy, phát triển CNNT là yếu tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ.

Để công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ phát triển triển một cách bền vững thì tỉnh cần có một số định hướng cơ bản như sau:

Thứ nhất, Phát triển CNNT phải gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008; Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 định hướng đến năm 2030.

Thứ hai, Để công nghiệp nông thôn phát triển phải sử dụng tối đa các nguồn lực trong xã hội và mọi thành phần kinh tế dựa trên cơ sở đa dạng hóa ngành nghề, công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô và điều kiện làm việc cho người lao động được cải thiện.

Thứ ba, Thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu có nhiều sản phẩm có thương hiệu, bảo đảm tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ.

Thứ tư, Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng phát triển các ngành chủ lực như: phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên; phát triển nhanh công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ gắn với khu công nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu công nghiệp tập trung, hình thành các khu công nghiệp mới, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng có nghề; phát triển đô thị và thị trường tiêu thụ, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Thứ năm, Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ. Phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề của tỉnh đạt trình độ quốc gia và quốc tế.

Thứ sáu, Phương hướng quản lý Nhà nước về CNNT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đó là: Quản lý Nhà nước về công nghiệp nông thôn theo hướng đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp của Nhà nước, chiến lược phát triển về công nghiệp nông thôn của tỉnh. Tăng cường phát triển CNNT phù hợp với lợi thế của từng địa phương và các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hàng nông - lâm - thủy sản, dệt may, da giày. Đồng thời xây dựng các khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn có quy mô đảm bảo phù hợp gắn với việc bố trí lại dân cư và các điểm đô thị mới theo tuyến đường quốc lộ chính của tỉnh.

Quản lý Nhà nước về công nghiệp nông thôn là tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ ổn định và giải quyết được phần lớn số lao động trong ngành chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất vật liệu

xây dựng, ngành dệt may, da giày. Kết hợp với phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất quan trọng để tăng khả năng tự chủ nền kinh tế; thường xuyên và liên tục tập trung phát triển năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm công nghiệp có tiềm năng, chất lượng sản phẩm tốt, nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch và phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn, gắn kết việc phát triển công nghiệp nông thôn với quá trình đô thị hóa.

Điều quan trọng để tỉnh Phú Thọ trở thành tỉnh có khả năng phát triển công nghiệp cũng như công nghiệp nông thôn theo hướng hiệu quả, thì tỉnh phải tập trung đổi mới về công tác quản lý Nhà nước để phát triển công nghiệp nông thôn. Trước hết, tỉnh cần rà soát chức năng nhiệm vụ cho từng ngành cụ thể, tránh sự chồng chéo và phải gắn trách nhiệm cho từng ngành. Quản lý việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch của từng ngành phải có sự thống nhất, có khả thi, phải có chiến lược lâu dài; trong đó quy hoạch phải phù hợp với tiềm năng sẵn có của từng khu vực và điều kiện của cơ sở sản xuất.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý, nhằm tạo môi trường thông thoáng, nhanh gọn, minh bạch để nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời quản lý nghiêm ngặt việc đầu tư, chuyển giao công nghệ của các doanh ngiệp ưu tiên công nghệ tiên tiến, hạn chế thấp nhất việc đầu tư công nghệ lạc hậu kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường.

Hoàn chỉnh quy hoạch và đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc các vùng của tỉnh, theo hành lang các tuyến giao thông trọng điểm, tập trung đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.

3.1.3. Mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 năm 2030

Tỉnh Phú Thọ phấn đấu đến năm 2020, đạt tiêu chí của tỉnh công nghiệp nói chung cũng như tiêu chí công nghiệp nông thôn nói riêng và đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao. Tỉnh tập trung đầu tư đồng bộ hạ

tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn. Mở rộng và phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn hiện có, tăng cường thu hút đầu tư và phát triển các ngành nghề mới và công nghệ như: Công nghiệp hóa dược và tân dược; chế biến sâu về khoáng sản, nông lâm sản; vật liệu mới, công nghệ sinh học và công nghiệp hỗ trợ. Đổi mới công nghệ các cơ sở công nghiệp nông thôn hiện có nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm theo hướng có hàm lượng công nghệ cao. Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý triệt để các vấn đề môi trường, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường.

Cụ thể, theo “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020” và “Kế hoạch phát triển KT - XH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020” các mục tiêu và định hướng phát triển KT - XH chủ yếu của tỉnh trong giai đoạn tới phấn đấu như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ bình quân đạt 7,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó các ngành công nghiệp + xây dựng; dịch vụ và nông, lâm, thủy sản có mức tăng tương ứng là 9,5%/năm; 7,5%/năm và 3,5%/năm.

- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu các ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp + xây dựng và dịch vụ đến năm 2020 là 20%; 41,5% và 38,5%.

- GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 52,5 triệu đồng/người (tương đương 2.400 USD). (Sở Công thương Phú Thọ)

3.1.4. Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với phát triển CNNT

Mục tiêu của quản lý nhà nước về phát triển CNNT là xây dựng các chiến lược, xây dựng quy hoạch, xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình phát triển CNNT, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát. Trong đó luôn lấy các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm nền tảng và phục vụ cho sự phát triển của nông thôn, ví dụ phát triển CNNT để hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển nông thôn, chương trình nông thôn mới, chương trình xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, chương trình công nghiệp hóa nông thôn.

Ban hành cơ chế và chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng trong quản lý thường dựa trên ưu thế của từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, đồng thời khuyến khích các ngành nghề sản xuất CN - TTCN ở vùng nông thôn có quy mô nhỏ và vừa ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào phát triển sản xuất và tăng sức cạnh tranh sản phẩm.

Bên cạnh đó,các cơ quan quản lý Nhà nước còn ban hành các quy định về các thủ tục cấp phép cho phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn khi các dự án đăng ký đầu tư phải được các cơ quan QLNN có thẩm quyền thẩm định về quy mô, công nghệ, công suất của máy móc thiết bị và tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 94 - 99)