Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển côngnghiệp nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)

1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình

2.3. Thực trạng về quản lý Nhà nước đối với phát triển côngnghiệp nông thôn

2.3.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển côngnghiệp nông

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của ngành công nghiệp nhưng tỉnh lại chưa xây dựng được chiến lược riêng cho công nghiệp mà nội dung chiến lược được lồng ghép bên trong quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh Phú Thọ đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 tại Quyết định số 99/2008/QĐ- TTg Ngày 14/7/2008, với mục tiêu là: Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh

tế Vùng: Là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và quyết định cũng đã đưa ra các chỉ tiêu rõ ràng về kinh tế, xã hội và môi trường thực hiện đến năm 2020.

Năm 2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 284/2007/QĐ-UBND ngày 01/10/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

Năm 2011, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 25/2011/QĐ- UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2966/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Năm 2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 192/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

Thực tế cho thấy, tỉnh Phú Thọ luôn đặc biệt coi trọng đến quản lý công nghiệp nói chung và quản lý về công nghiệp nông thôn nói riêng. Nhìn chung, các đề án phát triển công nghiệp, các quy hoạch, kế hoạch được xây dựng trên cơ sở chiến lược quy hoạch của Trung ương, đồng thời phải tuân thủ quy hoạch tổng thể của tỉnh Phú Thọ đã được phê duyệt và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch của các ngành kinh tế khác của tỉnh. Nhưng chất lượng của các quy hoạch, kế hoạch chưa bắt kịp tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới hiện nay, nguyên nhân là do sự suy thoái

của nền kinh tế cùng sự thay đổi về chính sách của Nhà nước nên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa cao.

Thời gian vừa qua, tình hình công nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ có bước phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng khá toàn diện, điều đó được thể hiện qua giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn luôn có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:

+ Theo giá so sánh 2010 thì giá trị sản xuất CNNT năm 2017 là 38.126,202 triệu đồng, năm 2018 là 41.954,661 triệu đồng, đến năm 2019 tăng lên 45.552,156 triệu đồng; với tốc độ tăng trưởng bình quân 2017 - 2019 là 8,49%.

+ Cơ cấu sản xuất CNNT phân theo ngành đã có sự chuyển dịch nhanh theo các chính sách đổi mới. Trong tất cả các nhóm ngành CNNT của tỉnh Phú Thọ thì có 4 nhóm ngành: Công nghiệp chế biến gỗ, giấy; chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; hóa chất, cao su và ngành dệt may, da giày là ngành chiếm tỷ trọng ổn định và chủ yếu, với mức tăng trưởng luôn duy trì chiếm từ 74 - 80% trên tổng giá trị CNNT. Trong sản xuất CNNT đã hình thành nên một số ngành kinh tế có năng lực sản xuất lớn tăng trưởng cao.

+ Về vốn đầu tư hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách khuyến công… Trong giai đoạn từ 2017 - 2020 tổng ngân sách đã đầu tư cho CNNT là 64,6 tỷ đồng; Vốn đầu tư cho các cơ sở CNNT năm 2017 là 6.852.563 triệu đồng, năm 2019 là 8.062.478 triệu đồng.

2.3.2. Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn và ban hành quy tắc, quy chế, cơ chế để phát triển công nghiệp nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)