Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển côngnghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 84 - 86)

1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình

2.3. Thực trạng về quản lý Nhà nước đối với phát triển côngnghiệp nông thôn

2.3.2. Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển côngnghiệp

thôn trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Phú Thọ với lợi thế là cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía Bắc, gần thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cộng thêm quỹ đất dồi dào và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp và môi trường kinh doanh... là điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các nguồn hỗ trợ đầu tư của

trung ương để phát triển kết cấu hạ tầng, sắp xếp khu dân cư và tổ chức lại sản xuất. Việc cụ thể hóa luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp nông thôn nói riêng như: Tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách với mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành nghề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và làng nghề đó là: Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 về quy định Chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về ban hành quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ QLNN đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 về việc ban hành Quy định hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công công nghiệp và ngành nghề trong địa bàn tỉnh và Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số chính sách khác, đó là:

- Chính sách hỗ trợ về đầu tư hạ tầng và chi phí san lấp mặt bằng:

“UBND tỉnh bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án tỉnh khuyến khích, thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước đến chân hàng rào khu, cụm công nghiệp; UBND tỉnh đầu tư đường giao thông đến ngoài hàng rào các khu công nghiệp; Các dự án thuộc danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.”(UBND tỉnh Phú Thọ).

- Chính sách hỗ trợ về đất:

Đơn vị đầu tư có quyền lựa chọn địa điểm, diện tích đất để thực hiện dự án sao cho phù hợp với dự án và quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khuyến khích các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Bên cạnh

đó còn được quyền lựa chọn hình thức xin giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất theo quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với quy định cho các địa bàn.”

- Chính sách hỗ trợ về các dịch vụ và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại:

“Được cung cấp miễn phí các tài liệu thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơ chế, hỗ trợ đầu tư của tỉnh và các chính sách ưu đãi có liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các tài liệu quảng bá, xúc tiến đầu tư của tỉnh; Được hỗ trợ các khoản phí có liên quan cho việc chuẩn bị đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh; miễn phí khi tham gia các hội nghị và các hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh”. (UBND tỉnh Phú Thọ).

- Các quy định về công nghiệp: “

Ưu tiên sắp xếp các khu, cụm công nghiệp có tiềm năng, các loại hình hoạt động của các cơ sở sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ thu gom các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn từ nơi sản xuất và phải phân loại trước khi được mang tới khu tập kết theo quy định; có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu, hạn chế tiếng ồn, không bị rò rỉ, phát tán khí thải độc hại ra môi trường xung quanh... đảm bảo về sức khỏe con người và cảnh quan môi trường của khu dân cư cũng như khu bảo tồn thiên nhiên. Đồng thời ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở có công nghệ sản xuất hiện đại, an toàn cho môi trường cũng như sức khỏe của người lao động.

2.3.3. Thực trạng bộ máy, phát triển cán bộ để quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)