1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình
2.2. Thực trạng về phát triển côngnghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ
2.2.5. Tình hình thị trường
Từ thực tế cho thấy, thị trường là yếu tố quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nào, đó là thị trường về nguyên liệu sản xuất và thị trường để tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.
Thị trường nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn rất đa dạng. Mỗi nhóm ngành khác nhau có thị trường cung cấp nguyên liệu riêng, như ngành chế biến hàng nông sản, thực phẩm, đồ uống thì phần lớn nguyên liệu trong địa bàn tỉnh cung cấp tới 83,3% cho nhu cầu chế biến; ngành chế biến gỗ, giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu trong tỉnh 76,6%; ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng nguyên liệu sử dụng 34,5% nhu cầu; ngành dệt may, da giày thì nơi cung cấp nguyên liệu là một số ít sử dụng vải trong tỉnh, nguyên liệu trong nước và nhập khẩu tại nước ngoài; còn lại ngành cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa thì sử dụng nguyên liệu phần lớn là nhập từ các đơn vị trong cả nước.
Bảng 2.11 Cơ cấu thị trường công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Chế biến gỗ, giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa Chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống Dệt may, da giày Khai khác, SX vật liệu xây dựng I Thị trường nguyên liệu 100 100 100 100 100 1 Trong tỉnh 76,6 22,5 83,3 21,0 34,5 2 Ngoài tỉnh 23,4 77,5 16,7 79,0 65,5 II Hình thức mua 100 100 100 100 100 1 Trực tiếp 65,4 74,2 91,4 14,9 34,2 2 Hợp đồng 34,6 25,8 8,6 85,1 65,8
III Thị trường tiêu
thụ 100 100 100 100 100 1 Trong tỉnh 34,3 62,5 89,1 16,4 68,8 2 Ngoài tỉnh 65,7 37,5 10,9 83,6 31,2 IV Hình thức bán hàng 100 100 100 100 100 1 Trực tiếp 73,4 64,4 87,1 17,4 56,2 2 Gián tiếp 26,6 35,6 12,9 82,6 43,8
Từ bảng số liệu trên thấy rằng nguyên liệu phục vụ ngành dệt may, da giày chủ yếu được nhập từ nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc; số ít được nhập từ các địa phương khác trong cả nước là 79% nhu cầu sản xuất. Ngành cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa và ngành sản xuất vật liệu xây dựng nguồn cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu từ các doanh nghiệp trong nước. Còn đối với các ngành chế biến gỗ, giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; ngành chế biến nông sản, thực phẩm đồ uống đã tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của tỉnh.
Nguyên liệu được nhậpvề của các đơn vị sản xuất ở các nhóm ngành nghề với nhiều hình thức khác nhau. Ngành chế biến gỗ, giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và ngành chế biến hàng nông sản, thực phẩm chủ yếu tự các cơ sở CNNT trực tiếp thu mua là do nguồn nguyên liệu của hai nhóm ngành này khá dồi dào, có giá trị nhỏ và rất dễ mua tại các chợ đầu mối, đại lý bán lẻ hoặc tại các hộ dân trong tỉnh. Nhưng các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ vẫn phải nhập thêm gỗ nguyên liệu từ các địa phương khác do chủng loại gỗ của tỉnh chưa phong phú nên chưa đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng, kèm theo việc khai thác gỗ nguyên liệu còn hạn chế vì chính sách quản lý việc khai thác phải tài nguyên phải đi đôi với trồng rừng. Còn đối với các ngành dệt may, da giày; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa có giá trị nguyên liệu cao nên việc nhập nguyên liệu phải thông qua hợp đồng mua bán và các đơn đặt hàng cụ thể.
2.2.5.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ có thị trường tiêu thụ chính tại địa phương, các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu. Một số mặt hàng như viên gỗ nén, quần áo, giày dép, chè đen, chè xanh, gỗ ván ép, ván lót sàn, bao bì… đã có thị trường xuất khẩu ổn định tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông âu... Nhìn chung, kênh tiêu thụ của các sản phẩm CNNT chủ yếu là xuất bán trực tiếp cho khách hàng, thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp ủy thác. Trong đó, các sản phẩm trong ngành chế biến gỗ, giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm ngành vật liệu xây dựng và cơ khí, sản xuất kim loại chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương; còn các sản phẩm ngành dệt may, da giày, chế biến
chè chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt, các sản phẩm trong ngành chế biến nông sản, thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng, có tiềm năng phát triển thị trường, hiện nay đã có một số mặt hàng chế biến hàng nông sản, thực phẩm thông qua các chương trình kết nối, các kênh quảng bá đã được đưa vào hệ thống một số siêu thị trong và ngoài tỉnh như: Co.op Mart (Việt Trì), Aloha mall, Công ty cổ phần nông sản, thực phẩm sạch Tây Bắc (Hà Nội)... Bên cạnh đó, do hoạt động sơ chế, chế biến thường theo phương thức truyền thống, chưa đa dạng về chủng loại sản phẩm khi mà các sản phẩm sản xuất ra muốn đặt chân được vào các kênh tiêu thụ thì cần phải được công nhận bảo hộ nhãn hiệu, nhận diện nhãn hiệu; đối với các mặt hàng thực phẩm nông sản chế biến, đặc sản vùng miền muốn kết nối thành công, đưa hàng hóa vào các kênh tiêu thụ ngoài việc đáp ứng được hệ thống chứng nhận quản lý chất lượng, chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn gốc sản phẩm… còn phải đáp ứng yêu cầu cung ứng ổn định, thường xuyên với số lượng và chất lượng hàng hóa mới có thể đưa sản phẩm vào các kênh tiêu thụ.