1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình
2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ 2018)
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Là tỉnh có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội; nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu
quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy - Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.
2.1.1.2. Diện tích đất đai
Với diện tích đất tự nhiên rộng lớn 3.533,4 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.
2.1.1.3. Đơn vị hành chính
Tỉnh Phú Thọ được chia làm 13 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện là huyện Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Sơn, Thanh Thủy và Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập và Cẩm Khê.
2.1.1.4. Địa hình
Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bị chia cắt mạnh vì nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi. Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của Phú Thọ chiếm khoảng 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhìn chung, địa hình của tỉnh được chia thành 02 tiểu vùng cơ bản như sau: + Tiểu vùng miền núi: Nằm ở hữu ngạn sông Hồng, bao gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa và một phần của huyện Cẩm Khê. Tiểu vùng có diện tích tự nhiên 182.475 ha (chiếm ~ 51,8% diện tích toàn tỉnh). Độ cao cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500 m. Đây là tiểu vùng có lợi thế về phát triển các loại cây ôn đới, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, giao thông trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn nên việc khai thác lợi thế tiềm năng cho phát triển công nghiệp còn ở mức thấp.
+ Tiểu Vùng trung du đồng bằng: Gồm Tp Việt Trì, Tx Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lại của huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa. Diện tích tự nhiên 169.489 ha, có độ cao trung bình so với mực
nước biển từ 50 - 200m. Vùng có nhiều thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải và đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị. Đây đang là tiểu vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Khu vực cũng là nơi sản xuất nhiều hàng hóa nông sản như: Chè, đậu tương, lạc... là nguồn nguyên liệu cho phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm.
2.1.1.5. Khí hậu, thời tiết
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm 02 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), khí hậu thường khô hanh vào cuối năm, ẩm ướt sương mù vào đầu năm và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), khí hậu nóng ẩm, hay gây ra hiện tượng lũ lụt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC, lượng mưa trung bình từ 1.600 -1.800mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 85 - 87%.
Khí hậu của tỉnh khá phù hợp cho phát triển và đa dạng hóa các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, mùa hè lượng mưa tập trung nhiều hình thành lũ ở những vùng đất dốc gây khó khăn cho canh tác và đời sống dân cư trong vùng. Vùng miền núi phía Tây thường xuất hiện sương muối vào mùa đông ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống dân cư.
Đặc điểm về khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày phục vụ cho ngành chế biến nông lâm sản và gỗ giấy. Tuy nhiên, cần có những kế hoạch phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp đối với từng mùa và từng vùng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
2.1.1.6. Tiềm năng về đất
Theo NGTK tỉnh năm 2018, diện tích đất tự nhiên của tỉnh có trên 353.455 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là lớn nhất với diện tích trên 296.930 ha, chiếm 84,01% diện tích đất toàn tỉnh. Hiện quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 3.619 ha chiếm ~ 0,97% diện tích toàn tỉnh.
Diện tích đất bằng chưa sử dụng của tỉnh có giá trị thấp, còn ~ 2.581 ha, chiếm 1,02% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ năm 2018
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 353.455,61 100%
Đất nông nghiệp 296.930,00 84,01
Trong đó - Đất SX nông nghiệp 118.187,79 33,44 - Đất lâm nghiệp 170.473,07 48,23 - Đất nuôi trồng thủy sản 7.982,48 2,26
- Đất nông nghiệp khác 286,65 0,08
Đất phi nông nghiệp 53.944,46 15,26
Trong đó: - Đất ở 10.632,09 3,01
- Đất chuyên dùng 25.938,06 7,34
Đất chưa sử dụng 2.581,15 0,73
(Nguồn: NGTK tỉnh Phú Thọ năm 2018) 2.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, quy mô các loại khoáng sản không lớn (so với phân loại mỏ theo quy mô trữ lượng của Việt Nam và thế giới).
Theo kết quả điều tra và các tài liệu, Phú Thọ hiện có 225 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng. Các mỏ và điểm mỏ tập trung nhiều nhất là ở huyện Thanh Sơn với 61 mỏ và điểm mỏ; tiếp theo là huyện Tân Sơn (30 mỏ và điểm mỏ), huyện Đoan Hùng (25 mỏ và điểm mỏ), huyện Hạ Hòa (22 mỏ, điểm mỏ)… Tuy nhiên, phần nhiều các loại khoáng sản đều phân bố ở khu vực phía Tây của tỉnh (hữu ngạn sông Hồng) nơi có hạ tầng giao thông chưa phát triển nên việc khai thác để phát triển KT - XH còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.2: Tổng hợp một số loại khoáng sản của tỉnh Phú Thọ
TT Khoáng sản ĐV Tổng trữ lượng
Trữ lượng công nghiệp
Điều kiện khai thác Tổng số Đã k/thác Chưa k/thác
1 Kaolin Tr.tấn 25,6 20,6 1,0 19,6 Thuận lợi
2 Felspat Tr.tấn 5,0 4,0 0,5 3,5 Thuận lợi
3 Quarzit Tr.tấn 10,0 8,0 - 8,0 Thuận lợi
4 Talc Tr.tấn 0,1 0,07 - 0,07 Thuận lợi
5 Đá vôi Tr.tấn 935,0 900,0 2,0 898,0 Thuận lợi 6 Khoáng nóng Tr.lít 48,0 45,0 2,5 42,5 Thuận lợi
(Nguồn: Số liệu Sở Công Thương Phú Thọ năm 2018) 2.1.1.8. Tài nguyên nước
Phú Thọ có nguồn nước mặt phong phú với diện tích lưu vực của 3 sông lớn (sông Hồng, sông Đà và sông Lô) đã có 14.575 ha, chứa một khối lượng nước mặt rất lớn. Nguồn nước ngầm: Kết quả tìm kiếm, thăm dò bước đầu cho thấy, trữ lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh được đánh giá trên 1,4 triệu m3/ngày. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, đảm bảo các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ở La Phù - huyện Thanh Thủy có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh quy mô lớn. Nói chung, tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào, đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với cường độ cao.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Giai đoạn 2017 - 2019 nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ có sự tăng trưởng khá, luôn đạt mục tiêu đề ra và tốc độ tăng đạt cao hơn bình quân của cả nước. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và đạt nhiều kết quả đáng khích
lệ. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá 2010) tăng 7,75% so với năm 2016, cao hơn tăng trưởng bình quân chung của cả nước; tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,3 tỉ USD, đạt 109%kế hoạch; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 31,2% so với năm 2016. Đồng thời tỉnh cũng thành công trong việc đa dạng hóa nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh phát triển ổn định, đạt nhiều kết quả đáng mừng, cụ thể:
Năm 2017 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá 2010) tăng 7,75% so với năm 2016, cao hơn tăng trưởng bình quân chung của cả nước; tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,3 tỉ USD, đạt 109% kế hoạch; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 31,2 % so với năm 2016; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,66%, khu vực dịch vụ tăng 7,48%, khu vực nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản tăng 3,74%. (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)
Năm 2018 tình hình kinh tế của tỉnh phát triển tương đối ổn định và tăng trưởng ở mức khá, cùng với đó các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước cũng có tác động đáng kể vào nền kinh tế của tỉnh. Tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) năm 2018 theo giá so sánh 2010 đạt 40.890,4 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2017 (vượt kế hoạch 0,84%);trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,75%, khu vực dịch vụ tăng 7,69%, khu vực nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản tăng 5,29%.(Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)
Năm 2019 kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2019 tiếp tục tăng trưởng, vượt kế hoạch đề ra, tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) năm 2019 theo giá so sánh 2010 ước đạt 44.093,3 tỷ đồng, tăng 7,83% so với năm 2018 (vượt kế hoạch 0,23%); trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,22%, khu vực dịch vụ tăng 6,99%, khu vực nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản tăng 3,43%. (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)
Về cơ cấu kinh tế của tỉnh từ 2017 đến 2019 có sự chuyển biến tích cực, cụ thể: Năm 2017: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,00% (năm 2016 là 24,34%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,99% (năm 2016 là 37,73%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 39,01% (năm 2016 là 37,93%).Năm 2018 (cơ cấu giá trị tăng thêm): Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
21,57% (năm 2017 đạt 21,68%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 37,86% (năm 2017 đạt 37,59%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 40,57% (năm 2017 đạt 40,73%). Năm 2019 (Cơ cấu giá trị tăng thêm): Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,03% (năm 2018 đạt 21,57%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,77% (năm 2018 đạt 37,86%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 40,2% (năm 2018 đạt 40,57%); cơ cấu kinh tế năm 2019 tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm nhẹ tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và khu vực dịch vụ, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng. (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)
Tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng đầu tư các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, năm 2017 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ; trong đó, nguồn vốn ngoài nhà nước ước đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% (vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 4 nghìn tỷ đồng, tăng 49,4%; nguồn vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2% (vốn. Năm 2018 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 16,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,9% tổng vốn, tăng 15,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5 nghìn tỷ đồng, chiếm 19% tổng vốn, tăng 33,5%; vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước ước đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng vốn, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Năm 2019 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 29,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ; rong đó, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 18,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,8% tổng vốn, tăng 13,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng vốn, tăng 19,4%; vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước ước đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng vốn, giảm 3,1% so với cùng kỳ… (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)
Trong năm 2017 tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh đạt 5.443 tỷ đồng, vượt 11% so với dự toán.Chi ngân sách đảm bảo đúng quy định, đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổng chi ngân sách địa phương đạt 12.765tỷ đồng, vượt 21% dự toán. (UBND tỉnh Phú Thọ). Năm 2018 tổng thu ngân sách Nhà
nước đạt 6.679,3 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ; chi ngân sách đảm bảo đúng quy định, đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổng chi ngân sách địa phương đạt 12.764,7 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ. (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ). Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh tiếp tục tăng cao (8,83%); thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44 triệu đồng, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 7.105 tỷ đồng.
2.1.2.2. Đầu tư, xây dựng
Tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng đầu tư các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, năm 2017 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ; trong đó, nguồn vốn ngoài nhà nước ước đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% (vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7%). Năm 2018 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 16,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,9% tổng vốn, tăng 15,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5 nghìn tỷ đồng, chiếm 19% tổng vốn, tăng 33,5%; vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước ước đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng vốn, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Năm 2019 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 29,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 18,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,8% tổng vốn, tăng 13,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng vốn, tăng 19,4%; Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước ước đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng vốn, giảm 3,1% so với cùng kỳ. (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)
2.1.2.3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Tình hình hoạt động của doanh nghiệp năm 2007: “Công tác cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp được đẩy mạnh UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên các phương diện như tiếp cận đất đai, nguồn vốn, thủ tục hành chính và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính từ đầu năm
đến ngày 15/12/2017, toàn tỉnh đã cấp đăng ký thành lập mới cho 651 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 4.231 tỷ đồng, tăng 12,8% về số doanh nghiệp và tăng 70,2% về số vốn đăng ký”. (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)
- Năm 2018 hoạt động của doanh nghiệp: “Công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được chú trọng, tính từ đầu năm đến ngày 15/12/2018, toàn tỉnh đã cấp đăng ký thành lập mới cho 767 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 3.769,5 tỷ đồng, tăng 17,6% về số doanh nghiệp nhưng giảm 10,9% về số vốn đăng ký; bình quân vốn đăng ký một doanh nghiệp đạt 4,9 tỷ đồng”. (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)
- Hoạt động của doanh nghiệp năm 2019: “Công tác cải thiện môi trường kinh