Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 99)

1.2.2 .Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về CNNT ở tỉnh Thái Bình

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển công

nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ

Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cũng như để phát triển công nghiệp nông thôn ổn định, bền vững cần có một số giải pháp như sau:

3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là vấn đề sống còn quyết định sự thành bại của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Thực tiễn, những cơ sở, những làng nghề đẩy mạnh và phát triển sản xuất đều là những nơi giải quyết tốt được đầu ra. Trong những năm gần đây, thị trườngxuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Nhật Bản và một số nước Tây Âu đã được khai thông, song nhìn chung vẫn chưa tạo lập được các thị trường ổn định và lâu dài. Hầu hết các cơ sở sản xuất vẫn phải tự thân lo liệu tìm kiếm thị trường. Thời gian qua do sự biến động của thị trường tiêu thụ hàng hóa nên một số cơ sở CNNT đã phải tạm dừng hoạt động sản xuất, có cơ sở bị phá sản, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc không giám phát triển sản phẩm mới… Điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ có vai trò quá quan trọng trong sự phát triển hay tồn tại của các cơ sở công nghiệp nông. Vậy, để đẩy lùi tình trạng đó và giải quyết tốt vấn đề thị trường cho các ngành nghề cần phải có sự nỗ lực từ hai phía, đó là các cơ quan chức năng và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thứ nhất, Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và các biện pháp nhằm kích cầu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn. Tạo điều kiện và thường xuyên tổ chức hội chợ trong và ngoài tỉnh, hàng năm dành một phần ngân sách cho hoạt động này. Các huyện, thị nên dành vị trí thuận lợi để tổ chức các trung tâm, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của các ngành nghề. Tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, các hoạt động nghiên cứu tìm hiểu phát triển thị trường; Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn.

Cần có chính sách cụ thể nhằm làm chủ và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Những hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình mở rộng thị trường, tiếp cận thị trường mới có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn, đặc biệt đối với sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ lực, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ tham quan học tập kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn kết hợp tăng cường quảng bá mô hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức tốt hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm thông qua các chính sách hỗ trợ thương mại nông thôn. Mở rộng quan hệ với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để khơi thông thị trường cho các sản phẩm công nghiệp ở địa phương. Triển khai đồng bộ chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đối với sản phẩm công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ.

Thứ hai, Tổ chức thông tin, dự báo thị trường trường giúp cho các cơ sở sản xuất định hướng phát triển các mặt hàng, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và chống ép giá. Sở Công thương chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành và các đơn vị sản xuất để có biện pháp cùng nhau tháo gỡ những mướng mắc về thị trường. Chính quyền tỉnh cần tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất có đủ năng lực được xuất khẩu trực tiếp hạn chế các khâu trung gian.

Thứ ba, Tỉnh cần có chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho việc thành lập các cơ sở chuyên nghề ở nông thôn. Thực tế cho thấy, các cơ sở ngành nghề rất nhanh

nhạy trong việc mở rộng tìm kiếm thị trường. Ngành nghề phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra đời và ngược lại, chính các doanh nghiệp đã thúc đẩy các hoạt động ngành nghề phát triển trong thời gian vừa qua.

Thứ tư, Cần thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của các ngành nghề, lành mạnh hoá thị trường trong cả nước. Các ngành công an, hải quan, quản lý thị trường cần có biện pháp kiên quyết chống buôn lậu, làm hàng giả và gian lận thương mại.

Khuyến khích, hỗ trợ đăng ký thương hiệu, kiểu dáng mẫu mã, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm để chiếm lĩnh thị trường và tạo lòng tin khách hàng, khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Thành lập các hội làng nghề, tăng cường quản lý thị trường khắc phục cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tạo điều kiện để các cơ sở tăng cường tiếp thị, nắm bắt thông tin thị trường, nhất là các sản phẩm hàng hóa công nghiệp nông thôn chủ lực. Sử dụng rộng rãi nhiều hình thức giới thiệu, quảng bá để khách hàng gần xa biết tới như quảng bá trên mạng, website, tham gia hội chợ, triển lãm... Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở công nghiệp nông thôn mở các đại lý, quầy hàng giới thiệu sản phẩm ở các đô thị, các tụ điểm thương mại ở tại các địa phương, các điểm du lịch trong tỉnh nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng công nghiệp nông thôn.

Thứ năm, Tăng cường tiêu thụ sản phẩm tại chỗ: Tại làng, xã, huyện, các cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm đến việc liên kết để sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông thôn giữa các xã, các huyện trong tỉnh theo hướng “vùng nguyên liệu - sản xuất - thị trường tiêu thụ”; đồng thời tăng cường xúc tiến đầu tư để tìm kiếm, mở rộng các thị trường xuất khẩu các sản phẩm như chè, gỗ, khoáng sản, dệt may, da giày… đảm bảo việc củng cố và mở rộng thị trường sản phẩm công nghiệp nông thôn.

- Đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn cần:

Thứ nhất, Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ nghiên cứu thị trường để có được những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất về thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Phải chú ý nghiên cứu khai thác các thị trường, phát triển quan hệ gia công cho các doanh nghiệp lớn ở thành thị. Xây dựng một mạng lưới

phân phối sản phẩm rộng khắp chú ý tập trung vào các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh... vì đó là thì trường tiềm năng với sức mua rất lớn.

Thứ hai, Chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngành nghề.

Đa dạng hóa sản phẩm, gắn với thay đổi mẫu mã, tăng cường trang thiết bị sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm để đảm bảo đưa các sản phẩm công nghiệp vào các siêu thị, đại lý lớn trong và ngoài tỉnh. Trong đó chú trọng việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn trong tỉnh bằng cách: Gắn phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn, các làng nghề với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch tâm linh, qua đó xây dựng hình ảnh về sản phẩm công nghiệp nông thôn Phú Thọ.

Thứ ba, Cùng với kế hoạch tiêu thụ cũng cần quan tâm tới việc bảo đảm nguồn vật tư ổn định lâu dài tại địa phương. Một nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, có chất lượng chắc chắn sẽ tạo ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Mối quan hệ giữa người cung cấp nguyên liệu và người sản xuất cũng phải củng cố theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Bên cạnh hệ thống phân phối trong tỉnh với một vài đại lý bán buôn, bán lẻ, vào các chợ bán buôn, bán lẻ truyền thống cần phải mở rộng đại lý phân phối tại ngoài tỉnh thông qua việc đưa hàng vào hệ thống bán lẻ hiện đại hơn như hệ thống chuỗi cửa hàng Vinmart, siêu thị có uy tín trên toàn quốc như Coop-mart, Big C, Metro, Vincom… xa hơn nữa là thị trường xuất khẩu, trong đó chú trọng các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Đông Âu... còn phải quan tâm thăm dò, tiếp thị tìm kiếm thị trường mới như Mỹ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga…

3.2.2. Đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Từ thực tế cho thấy, công nghiệp nông thôn của tỉnh phần lớn tồn tại với hình thức của kinh tế tư nhân là các hộ sản xuất gia đình, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hình hức tập thể là hợp tác xã. Đặc biệt,

hình thức tổ chức kinh tế tư nhân đang được Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm phát huy tính năng động và khả năng sản xuất các mặt hàng có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao với hàng nhập khẩu. Sự đa dạng về hình thức sở hữu sẽ huy động được tối đa các nguồn lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.

- Cần quan tâm, hướng dẫn các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân phát triển. Xây dựng môi trường đầu tư ổn định, cơ chế bình đẳng để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư sản xuất. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh với các loại hàng hóa có cùng chủng loại để phát triển sản xuất bền vững.

- Với hình thức sản xuất hộ gia đình: Tạo lập và khuyến khích sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp với các địa phương trong huyện, tỉnh; đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa các hộ gia đình, các hình thức, lĩnh vực kinh doanh khác nhau với mục đích học hỏi kinh nghiệm quản lý, sử dụng lao động và giúp đỡ nhau trong áp dụng công nghệ sản xuất mới, hỗ trợ nhau về vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn để ổn định sản xuất.

- Hình thức tổ chức hợp tác xã công nghiệp nông thôn cần thúc đẩy việc hình thành các hợp tác xã kiểu mới dựa trên sự tự nguyện, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng của các hộ gia đình muốn liên kết với nhau tạo thêm sức mạnh trong sản xuất kinh doanh và phải có biện pháp cụ thể trong chuyển đổi hình thức hoạt động sao cho phù hợp với quy định, tình hình phát triển của cơ chế thị trường hiện nay, tránh việc thành lập các hợp tác xã tràn lan, chỉ mang tính hình thức mà không mang lại hiệu quả tích cực.

3.2.3. Tăng cường các nguồn lực để phát triển công nghiệp nông thôn

3.2.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển công nghiệp nông thôn

Nguồn nhân lực luôn là vấn đề cơ bản của mọi quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định đến tốc độ và chất lượng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Tại các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ nguồn nhân lực rất dồi dào, tuy nhiên đội ngũ quản lý giỏi và lao động có tay nghề, đã qua đào tạo còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Vậy, để đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực

phục vụ cho mở rộng phát triển sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn thì cần làm tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần phải mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng các hình thức dạy nghề thành lập các trường dạy nghề truyền thống ở bậc Cao đẳng nhằm tạo ra được một đội ngũ những người quản lý những cố vấn kỹ thuật những giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực nông thôn. Thành lập các viện nghiên cứu về ngành ngành nghề, nhất là các ngành nghề truyền thống, tổ chức các dịch vụ tư vấn giúp đỡ các cơ sở về mặt kỹ thuật, quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu hoặc pháp luật.

Hàng năm tỉnh nên dành một phần kinh phí đầu tư phát triển để hỗ trợ cho việc đào tạo dạy nghề. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể dùng các hình thức sau:

- Các trung tâm tự dạy nghề do tư nhân tự mở lớp, đào tạo nghề cho những người có nhu cầu, tránh trường hợp lao động đã được đào tạo nhưng không được sử dụng.

- Khuyến khích các nghệ nhân thợ giỏi dạy nghề, truyền nghề.

- Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tổ chức ra các trường lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý ở trình độ cao nhằm tạo ra những người có trình độ sản xuất kinh doanh giỏi, có khả năng tiếp nhận những nghề mới, cải tiến nghề truyền thống làm hạt nhân cho các làng nghề ở những vùng thuần nông nên lựa chọn hình thức thích hợp để “cấy nghề”. Hướng phát triển nghề là là dạy cho một số hộ làm điểm sáng để lôi kéo những hộ khác trong làng làm theo.

- Đối với những nghệ nhân là những người tâm huyết với nghề nắm vững bí quyết và kỹ thuật sản xuất phải có chính sách ưu đãi đặc biệt. Hàng năm hoặc vài năm cần tổ chức xét và công nhận trao tặng danh hiệu cao quý tôn vinh nghề nghiệp cũng như thưởng vật chất xứng đáng cho những người thợ giỏi, nghệ nhân, những nhà kinh doanh có tài làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu nhiều cũng như những người có phát minh sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Nâng cao trình độ văn hoá cho dân cư trong toàn tỉnh nói chung và các làng nghề nói riêng. Cần nghiên cứu kết hợp dạy văn hoá với dạy nghề ở những năm học cuối cấp hai, cấp ba sao cho họ có thể sống được bằng nghề đó khi thôi không đi học. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh các chủ cơ sở ngành nghề nhất là kiến thức về thị trường.

Thứ hai, Thu hút, vận động, tạo điều kiện việc làm và thu nhập để lao động đã đi làm xa về làm việc tại các cơ sở công nghiệp nông thôn trong tỉnh nhằm tận dụng tay nghề sẵn có của họ.

Thứ ba, Nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động công nghiệp Việc giáo dục nhận thức về ý thức tổ chức, về tác phong sản xuất công nghiệp, về trình độ tay nghề cần phải bắt đầu từ giáo dục phổ thông, và từ những dự án hỗ trợ phát triển nhân lực phục vụ lao động công nghiệp nông thôn. Để thay đổi tác phong laođộng nông nghiệp đòi hỏi có một sự tác động từ nhiều phía, cả về bản thân người lao động đến các chính sách tác động của Nhà nước. Để tác phong công nghiệp sớm được hình thành trong lao động nông thôn cần phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ dựa trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Khi người nông dân tiếp cận được các thành tựu khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật càng sâu, sẽ hình thành ở họ những nhận thức mới về sản xuất nông nghiệp hiện đại. Từ đó họ sẽ có ý thức tốt hơn về vấn đề xây dựng cho mình một tác phong lao động mới hiện đại, phù hợp với những tiêu chí bắt buộc của nền sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi tham gia chuyển đổi nghề.

3.2.3.2. Huy động vốn để phát triển công nghiệp nông thôn

Với quy mô sản xuất nhỏ như hiện nay, vốn đầu tư sản xuất cho các ngành nghề không lớn nhưng việc đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm rất khó khăn. Để có vốn sản xuất kinh doanh thì người sản xuất phải dám mạnh dạn vay vốn, phải có phương án kinh doanh khả thi, có lãi đó là điều quan trong nhất. Như vậy, vốn đầu tư cho các ngành nghề có thể huy động từ các cơ cấu sau:

+ Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương để thu hút các nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)