PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Một số lý luận về phát triển côngnghiệp nông thôn
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.4. Đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển CNTT
1.1.4.1. Ý nghĩa của việc đánh giá kết quả, hiệu quả QLNN đối với phát triển CNNT tại địa phương
Đánh giá về kết quả, hiệu quả QLNN về phát triển CNNT được đánh giá qua các chỉ tiêu như năng suất lao động công nghiệp, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số IPP và giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tại vùng nông thôn.
- Về giá trị sản xuất công nghiệp: “là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong thời gian nhất định, thường là một năm”. (Niên giám thống kê Đà Nẵng 2007).
“Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm: Giá trị của nguyên vật liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động, thuế sản xuất và giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp”.
(Niên giám thống kê Đà Nẵng 2007).Theo quy định hiện nay, giá trị sản xuất công nghiệp gồm các yếu tố sau đây:
(1) Giá trị thành phẩm là giá trị của những sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu của bản thân doanh nghiệp, của khách hàng đưa đến gia công, đã kết thúc khâu chế biến cuối cùng tại doanh nghiệp và đã làm xong thủ tục nhập kho; giá trị của bán thành phẩm, công cụ, dụng cụ, mô hình tự chế đã xuất bán ra ngoài doanh nghiệp (Kể cả kết quả hoạt động của các bộ phận khác không phải là hoạt động công nghiệp trong doanh nghiệp nhưng không có hạch toán riêng).
(2) Giá trị dịch vụ công nghiệp cho bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm:
- Giá trị khôi phục lại hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng mà không làm thay đổi công dụng ban đầu của sản phẩm (chỉ được tính phần giá trị dịch vụ thực tế thanh toán với bên ngoài).
- Giá trị thu được từ hoạt động cho thuê thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
(3) Giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi đã được tiêu thụ. Những giá trị này gồm:
- Giá trị của những phụ phẩm (hay còn gọi là sản phẩm song song) được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp, ví dụ như xay xát sản phẩm chính là gạo, phụ phẩm là cám...
- Giá trị của những phế phẩm, phế liệu thu hồi do quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra.
(4) Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang trong doanh nghiệp.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá thực tế của người sản xuất (Giá bán buôn công nghiệp) và giá so sánh.
Sản phẩm công nghiệp là những sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra (không phân biệt sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công), kết thúc phần chế biến cuối cùng tại doanh nghiệp và đã làm xong thủ tục nhập kho trước 24 giờ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
Sản phẩm công nghiệp được tính theo đơn vị hiện vật, hiện vật quy ước hoặc đơn vị giá trị.
- Về chỉ số IIP (Index - Industry Products hoặc Index of Industrial Production) viết tắt là IIP: “Là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển ngành sản xuất công nghiệp hàng tháng, quý, năm. Chỉ số được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất, nên còn được gọi là “Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”, là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh nhanh tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung và tốc độ phát triển của từng sản phẩm, từng nhóm ngành sản phẩm nói riêng; đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư và đối tượng tin dùng khác”. (Niên giám thống kê Phú Thọ 2018)
“Bản chất của phương pháp tính chỉ số IIP là xác định tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất công nghiệp dựa vào khối lượng sản phẩm sản xuất. Toàn bộ doanh nghiệp lớn, vừa và một phần các doanh nghiệp nhỏ cùng các sản phẩm chủ yếu do tỉnh sản xuất đều được tham gia vào tính toán tốc độ tăng trưởng.” (Lê Thị Lan, 2015). - Đánh giá về tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh: GRDP là một khái niệm trong kinh tế học bao gồm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó khái quát “toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định. Thể hiện các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu về cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội.
1.1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển CNNT triên địa bàn tỉnh
- Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định: “Chỉ tiêu GTSXCN theo giá cố định được tính theo phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lượng, nghĩa là lấy khối lượng sản phẩm công nghiệp sản xuất trong kỳ nhân với đơn giá sản phẩm của năm gốc được chọn làm năm so sánh” (Lê Thị Lan, 2015)
Giá trị sản xuất theo giá cố định 2010 = Khối lượng sản phẩmsản xuất trong kỳ x Đơn giá cố định 2010
- Về chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp IIP: “Chỉ số IIP được tính bẳng tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc. Phương pháp tính chỉ số sản xuất công nghiệp là phương pháp đã và đang được các nước phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi và xuất bản kết quả trong Niên giám Thống kê Liên hợp Quốc.”
Nội dung và phương pháp tính IIPlà:
* Công thức chung của IIP
- Iq: Tốc độ phát triển sản xuất một ngành, một tỉnh, TP, một khu vực tính theo khối lượng sản phẩm.
- iq: Tốc độ phát triển của sản phẩm hoặc ngành cấp dưới liền kề để tính cho ngành ở cấp cao hơn.
- Wqo: Quyền số được tính bằng giá trị tăng thêm kỳ gốc
- Đánh giá về tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh: Xét về góc độ sản xuất GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian cộng thuế sản xuất trừ trợ cấp sản. Nó được tổng hợp qua công thức:
GRDP = Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành + Thuế nhập khẩu của tỉnh/thành phố – Trợ cấp sản xuất.
1.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn