Phân loại giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại công ty cổ phần việt mỹ (Trang 25)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Giá thành

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giá thành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm. Dựa vào tiêu thức khác nhau và xét dƣới nhiều góc độ mà ngƣời ta phân thành các loại giá thành khác nhau.

1.2.2.1 Phân loại giá thành xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành

Theo cách này thì giá thành đƣợc chia thành:

a) Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm đƣợc tính trên cơ sở chi phí sản

xuất kế hoạch và sản lƣợng kế hoạch. Giá thành kế hoạch đƣợc xác định trƣớc khi bƣớc vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trƣớc và các định mức các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

b) Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm đƣợc tính trên cơ sở các định

mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng đƣợc xác định trƣớc khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thƣớc đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tƣ, tài sản lao động trong sản xuất. Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức giúp cho việc đánh giá tính

17

đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

c) Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm đƣợc tính trên cơ sở số liệu chi phí

thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lƣợng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ. Sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và đƣợc tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

a) Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản

phẩm bao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xƣởng, bộ phận sản xuất nhƣ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất đƣợc sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trƣờng hợp bán thẳng cho khách hàng không qua kho). Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp.

b) Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất sản

phẩm cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc tính toán xác định khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp.

1.2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành công trình

1.2.3.1. Đối tượng tính giá thành công trình.

a. Khái niệm

Đối tƣợng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình doanh nghiệp sản xuất và thực hiện cần đƣợc tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

b. Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành công trình

Xác định đúng đối tƣợng tính giá thành là căn cứ để tính giá thành sản phẩm chính xác. Tuỳ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công

18

nghệ sản xuất, khả năng và trình độ quản lý, hạch toán cũng nhƣ yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin ở các doanh nghiệp khác nhau mà đối tƣợng tính giá thành có thể là:

- Từng sản phẩm, từng công việc do doanh nghiệp sản xuất và thực hiện - Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm

- Từng loại sản phẩm

Đối tƣợng tập hợp chi phí và đối tƣợng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết. Xác định hợp lý đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề cho việc tính giá thành theo các đối tƣợng tính giá thành đã xác định. Bên cạnh đó, chúng có điểm khác biệt: xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất làm căn cứ cho kế toán tổ chức công tác ghi chép ban đầu, mở sổ chi tiết, tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí. Còn việc xác định đối tƣợng tính giá thành cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phƣơng pháp tính giá thành và kỹ thật tính giá thành.

1.2.3.2. Phương pháp tính giá thành công trình

Phƣơng pháp tính giá thành là một hay một hệ thống các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tính giá thành sản phẩm, khối lƣợng công tác xây lắp hoàn thành. Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật, tính toán chi phí cho từng đối tƣợng tính giá thành. Trong kinh doanh xây lắp, đối tƣợng tính giá thành thƣờng là hạng mục công trình, toàn bộ công trình hoặc khối lƣợng xây lắp hoàn thành.

Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tƣợng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phƣơng pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tƣợng.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, thƣờng áp dụng các phƣơng pháp tính giá thành sau:

a. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp)

19

Phƣơng pháp này là phƣơng pháp tính giá thành đƣợc sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chất đơn chiếc, đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tƣợng tính giá thành. Hơn nữa, áp dụng phƣơng pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản, dễ dàng thực hiện.

Theo phƣơng pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.

Trƣờng hợp công trình, hạng mục công trình chƣa hoàn thành toàn bộ mà có khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:

Giá thành thực tế khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế dở dang trong kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ Trong trƣờng hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trƣờng hoặc cả công trình nhƣng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình. Kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.

b. Phương pháp tổng cộng chi phí

Phƣơng pháp này đƣơc áp dụng trong trƣờng hợp các doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp đƣợc chia ra các bộ phận sản xuất khác nhau. Đối tƣợng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối tƣợng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Theo phƣơng pháp này giá thành công trình đƣợc xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội, cộng với giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

20

Trong đó: C1, C2,..., Cn là chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình.

DĐK là chi phí dở dang từ kỳ trƣớc DCK là chi phí dở dang cuối kỳ này

c. Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phƣơng pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất và phát sinh vƣợt quá định mức, từ đó tăng cƣờng phân tích và kiểm tra kế hoạch giá thành. Nội dung của phƣơng pháp này cụ thể nhƣ sau:

Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí đƣợc duyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức.

So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch. Tập hợp thƣờng xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toán tiến hành xác định giá thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức.

Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức Phƣơng pháp này rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng. Tuy nhiên để phƣơng pháp này thực sự phát huy tác dụng, kế toán cần tổ chức đƣợc hệ thống định mức tƣơng đối chính xác và cụ thể, công tác hạch toán ban đầu cần chính xác và chặt chẽ.

1.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây dựng

Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là từng công trình hạng mục công trình chƣa hoàn thành hay khối lƣợng xây lắp chƣa đƣợc bên chủ đầu tƣ ngiệm thu hoặc chấp nhận thanh toán.

21

Đánh giá sản phẩm xây dựng là tính toán xác định chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Trong các doanh nghiệp xây lắp, việc đánh giá sản phẩm dở dang tùy thuộc vào phƣơng thức thanh toán khối lƣợng xây dựng giữa khối lƣợng xây lắp với bên giao thầu, cụ thể nhƣ sau:

- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí sản xuất xây dựng từ khi khởi công đến thời điểm kiểm kê, đánh giá.

- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng hoàn thành theo tiến độ kế hoạch hoặc theo giá trị khối lƣợng thực hiện thì sản phẩm dở dang là giá trị khối lƣợng sản phẩm xây dựng chƣa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định.

Với đặc điểm hoạt động xây dựng, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thƣờng đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Cuối kỳ, kiểm kê xác định khối lƣợng xây dựng dở dang, mức độ hoàn thành.

- Căn cứ vào dự toán xác định giá dự toán của khối lƣợng xây dựng dở dang theo mức độ hoàn thành.

- Xác định giá thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ: Giá thực tế SP DDCK = Chi phí SX DDĐK + CP SXPS trong kỳ x Giá trị KLXL DDCK theo dự toán Giá dự toán XDHT+ Giá dự toán

XDDCK

Sau khi tổng hợp chi phí sản xuất và thực hiện kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang, kế toán thực hiện bƣớc công việc cuối cùng là tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.

1.2.5. Đánh giá giá thành dự toán với giá thành thực tế trong doanh nghiệp xây dựng xây dựng

Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lƣợng xây, lắp công trình. Giá thành dự toán đƣợc xác định trên cơ sở định mức, quy định của Nhà nƣớc và khung áp dụng cho từng vùng lãnh thổ.

22

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức (Lãi định mức) là số % trên giá thành xây lắp do Nhà nƣớc quy định đối với từng loại hình xây lắp, từng sản phẩm xây lắp cụ thể.

Giá thành thực tế: Phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lƣợng xây lắp mà doanh nghiệp nhận thầu. Giá thành thực tế bao gồm chi phí theo định mức, vƣợt định mức và không định mức nhƣ các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tƣ, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lí của doanh nghiệp đƣợc phép tính vào giá thành. Giá thành thực tế đƣợc xác định theo số liệu kế toán.

Muốn đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất thi công của công tác xây lắp đòi hỏi chúng ta phải so sánh hai loại giá thành trên với nhau. Về so sánh các loại giá thành này phải đảm bảo sự thống nhất về thời điểm dựa trên cùng đối tƣợng tính giá thành (từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao). Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận để đạt đƣợc mục đích đó thì các doanh nghiệp xây lắp luôn phải đảm bảo:

Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế

1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ: chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm là thƣớc đo chi phí sản xuất đã bỏ ra để có đƣợc sản phẩm đó. Trong mối quan hệ này chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vừa có điểm giống và khác nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau ở bản chất đều là giá trị lao động trừu tƣợng kết tinh thuộc các yếu tố cụ thể của quá trình sản xuất. Xong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau trên các phƣơng diện sau:

+ Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến giá thành sản phẩm là xem xét đề cập đến mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm đã hoàn thành.

23

+ Về mặt lƣợng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối mỗi kỳ. Sự khác nhau về mặt lƣợng, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Z = Dđk + C – Dck

Trong đó:

Z: Tổng giá thành sản phẩm

Dđk: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ Dck: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Nhận thức đƣợc mối quan hệ và sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, xét trên góc độ hạch toán là rất quan trọng. Quản lý giá thành sản phẩm phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất, bởi vì trình độ quản lý khác nhau, sự tiết kiệm hay lãng phí của Doanh nghiệp về chi phí sản xuất sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp xây dựng

Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn đƣợc các nhà quản lý Doanh nghiệp quan tâm, vì để đánh giá đƣợc kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải xác định đƣợc chính xác mức hao phí sản xuất. Tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm là tiền đề tiến hành sản xuất kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ trong Doanh nghiệp. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại công ty cổ phần việt mỹ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)