Đơn vị: tỷ đồng.
(Nguồn: BCTC ACB các năm 2011-2015)
Giai đoạn 2013-2015, chỉ số NIM của ACB duy trì quanh mức 3% và nhỉnh hơn so với mức trung bình ngành. Tuy nhiên, nếu so sánh với thời kì trước thì lại là một sự sụt giảm nghiêm trọng từ mức 3,9% năm 2012. Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là TN lãi thuần của ACB cững giảm sâu từ mức 6.871 tỷ năm 2012 xuống 4.386 tỷ đồng năm 2013 và có tăng dan trở lại ở những năm sau. Trong giai đoạn này, lãi suất dần được khống chế sau một giai đoạn các ngân hàng chạy đua lãi suất, hơn nữa, đây cững là thời kì cho vay rất thận trọng do các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng khi họ muốn khống chế nợ xấu. Ve phía bản thân ngân hàng, ACB cững kiếm soát không tốt chi phí lãi khi tỷ lệ TN lãi thuần trên tổng thu nhập về lãi năm 2013 tụt giảm so với năm 2012 (lần lượt là 28,8% và 30,9%) (phụ lục 3). Tuy nhiên, tỷ lệ này năm 2014 và 2015 đã được cải thiện đáng kể, thậm chí vượt qua tỷ lệ của năm 2012, điều này đã khiến cho NIM của ACB liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2015 và duy trì lớn hơn mức bình quân ngành.
2.2.2.5. L- Liquidity Exposure- Thanh khoản.
Khả năng thanh khoản của ngân hàng là khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ với chi phí và thời gian tối thiểu. Vì vậy, việc duy trì ở mức vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa đảm bảo cân bằng khả năng sinh lời là một điều khó bởi vì TS dùng cho thanh khoản là TS không sinh lời hoặc sinh lời ít. Đe đánh giá khả năng thanh khoản, người ta dùng một số tiêu chí để đánh giá về khả năng thanh khoản (Liquidity) như: chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số năng lực cho vay,...
49
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
2.2.2.5.1. Chỉ số về trạng thái tiền mặt H1.
Bảng 2.11: Chỉ số H1 của ACB giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Chứng khoán đầu tư
sẵn sàng để bán + chứng khoán kinh doanh 1.378 5.784 8.310 24.791 12.044 Tổng tài sản 281.019 176.308 166.599 179.610 201.457 H2 0,5% 3,3% 5% 13,8% 6%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB các năm 2011-2015.
Có thể thấy xu hướng nắm giữ tiền và tương đương tiền của ACB có xu hướng giảm trong thời kì nói trên (từ mức 95.000 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 13.400 tỷ đồng năm 2015). Trong đó, khoản tiền gửi tại các TCTD khác đóng góp chủ yếu cho sự suy giảm trên, cụ the từ mức 81.200 tỷ năm 2011 xuống 20.300 tỷ năm 2012 và duy trì ở mức 4.000-6.000 tỷ đồng ở những năm sau. Xét về mặt tỷ lệ trên tong TS, một xu hướng tương tự cững đã diễn ra khi tỷ lệ H1 giảm sâu từ mức 33,8% năm 2011 xuống 6,6% năm 2015.
Xu hướng nói trên, có thể thấy rằng ngân hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút tiền cao. Nhưng có một thực tế đó là các khoản tiền và tương tiền trên hoặc là không sinh lời hoặc là sinh lời với tỷ lệ rất thấp; hơn nữa xác suất khách hàng đến rút tiền cùng một lúc là rất thấp, do đó dự trữ khoản mục này quá nhiều làm mất cơ hội sinh lời của ngân hàng, từ đó xu hướng chung đó là chuyển dịch khoản mục này sang các cơ hội đầu tư khác hấp dẫn hơn như cho vay, đầu tư hay nắm giữ các chứng khoán.
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
2.2.2.5.2. Chỉ số chứng khoán thanh khoán H2.
Bảng 2.12: Chỉ số H2 của ACB giai đoạn 2011 - 2013
2011 2012 2013 2014 2015 TS có thanh khoản cao 23.927 20.528 14.590 31.216 18.825 Tổng NPT 269.060 163.683 154.095 167.212 188.669 Tỷ l ệ dự trữ thanh khoản 8,9% 12,5% 9,5% 18,7% 10%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB các năm 2011-2015.
Như đã phân tích ở trên, một xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ tiền và tương đương tiền sang nắm giữ các loại chứng khoán đã diễn ra trong giai đoạn qua. Cụ thể là ACB tăng cường nắm giữ chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán từ mức 1.378 tỷ đồng năm 2011 lên đến 24.791 tỷ đồng năm 2014 và đã giảm xuống 12.044 tỷ đồng năm 2015.
Xét về mặt tỷ lệ, từ tỷ lệ nắm giữ ở mức chỉ 0,5% vào năm 2011 đã lên đến 6% năm 2015 và thậm chí con số đó năm 2014 là 13,8%. Việc nắm giữ nhiều hơn các loại chứng khoán đã giúp ACB phân phối hài hòa hơn giữa thanh khoản và khả năng sinh lời khi mà có nhu cầu thanh khoản họ sẵn sàng bán đi các chứng khoán còn nếu thanh khoản ở mức bình thường thì khoản mục chứng khoán này đem lại một nguồn LN khác cho ACB ngoài cho vay và cung cấp dịch vụ.
2.2.2.5.3. Tỷ lệ dự trữ khá năng thanh khoán.
Theo thông tư 36 được ban hành bởi NHNN thì các NHTM phải giữ tỷ lệ dự trữ thanh khoản ở mức tối thiếu 10%.
51
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
Bảng 2.13: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ACB từ 2011 đến 2015.
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC ACB các năm 2011 -2015)
Trước khi thông tư 36 ra đời, tỷ lệ dự trữ thanh khoản ở ACB biến động thất thường, từ 8,9% năm 2011 lên đến 12,5% năm 2012 rồi lại kéo xuống 9,5% năm 2013. Từ năm 2014, tỷ lệ này luôn đảm bảo ở trên mức 10%, đặc biệt năm 2014 còn ở mức 18,7%. Việc tỷ lệ dự trữ thanh khoản biến động thất thường cho thấy việc quản lý còn lỏng lẻo và thiếu chắc chắn của ACB, hơn nữa tỷ lệ này năm 2015 chỉ ở mức tối thiểu theo thông tư 36 là 10%, điều này cho thấy nguy cơ, khả năng gặp rủi ro thanh khoản trong tương lai.
2.2.2.6. S- Sensitivity to Market Risk- Độ nhảy cảm với thị trường.
Các NHTM Việt Nam hiện nay không ngừng đẩy mạnh công tác hoàn thiện chính sách rủi ro cho từng khối khách hàng, từng khối ngành; mô hình hóa và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro; xây dựng và cập nhật liên tục báo cáo đánh giá rủi ro; theo dõi và giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc...
Đối với ACB, việc nhận diện rủi ro và đưa ra các phương án tối ưu nhằm giảm thiểu rủi ro luôn là mục tiêu được quan tâm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Hoạt động quản lý rủi ro thi trường ở ACB đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ việc quản lý rủi ro phần lớn gắn với mục đích tuân thủ sang mục tiêu tạo giá trị và góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Với những công cụ quản lý rủi ro hiệu quả, hạn mức được kiểm soát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các rủi ro tiềm ẩn, ACB đã thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro thi trường trong năm 2011 và vững vàng vượt qua những thách thức của nền kinh tế.
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
2.2.2.6.1. Rủi ro lãi suất.
Các hoạt động của Ngân hàng chiu rủi ro về biến động lãi suất khi các tài sản thu lãi và nợ phải trả chiu lãi đáo hạn tại những thời điểm khác nhau hoặc với những giá trị khác nhau. Một số tài sản không có kỳ hạn cụ thể hoặc rất nhạy cảm với lãi suất và không tương ứng với từng khoản nợ phải trả cụ thể.
Việc đánh giá rủi ro lãi suất được đo lường dựa trên mô hình tái định giá (Repricing Model) để phân tích và xem xét thông qua 2 cách thức chính:
- Phân tích thay đổi về TN lãi ròng: dựa trên phương pháp tính lãi cộng dồn do thay đổi về lãi suất theo các kịch bản khác nhau. Cách thức phân tích thay đổi về TN lãi ròng được xem xét tác động trong ngắn hạn.
- Phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế (EVE): giá trị này thể hiện tác động của các biến động của lãi suất lên giá trị kinh tế của TS có, TS nợ trong nội bảng và các TS trên bảng mục ngoại bảng. Cách thức phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế được xem xét tác động trong dài hạn với Ngân hàng đối với những biến động của lãi suất.
2.2.2.6.2. Rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá.
Năm 2011, Thong đốc NHNN ban hành Thông tư quy định mới về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó là tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tong trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng, khác với trước đây là 30%, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của tổ chức tín dựng. Trạng thái ngoại tệ có thể được xem như hạn mức tối đa cho các giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dựng. Khi các tổ chức thực hiện mua vào nhiều ngoại tệ mà chưa thực hiện bán ra số lượng tương ứng thì xuất hiện trạng thái dư thừa ngoại tệ (dương). Ngược lại, khi tổ chức bán ra mà chưa mua lại thì phát sinh trạng thái dư thiếu (âm). Việc giới hạn các mức dư thừa hay dư thiếu lớn cho phép các ngân hàng hoạt động giao dịch ngoại tệ mạnh hơn.
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
Biểu đồ 15: Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ACB giai đoạn 2011-2015.
Đơn vị: tỷ đồng. 500 0 -500 -1000 -1500 -2000 -161 2012 184 121 2013 2014 2015 -1864
(Nguồn: BCTC ACB các năm 2011 -2015).
Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể đưa ra nhận xét công tác quản trị rủi ro tỷ giá của ACB chưa được tốt dẫn đến 3 năm liền ngân hàng này bị lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối (thậm chí lỗ lớn 1.864 tỷ đồng vào năm 2012). Tuy nhiên trong giai đoạn, 2014 và 2015, ACB đã khắc phục được tình hình, dẫn đến khoản lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mặc dù chưa lớn nhưng đó là tiến đề trong việc quản trị rủi ro ngoại hối hiệu quả hơn của ACB.
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của ACB từ năm 2011 đến 2015.
2.3.1. Thành tựu.
ACB là một ví dụ tiêu biểu về sự thay đổi ban đầu của một ngân hàng nội địa đang tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế. Bằng chứng chính là hàng loạt những thành tựu mà ACB đã đạt được trong 5 năm qua, trong đó, có thể kể đến như:
Đánh giá chung
>Các chỉ số tài chính được cải thiện đã đưa ACB vào một trong số ít ngân hàng Việt Nam tiến nhanh hơn đến các chuẩn mực quản trị rủi ro của Basel II khi NHNN lựa chọn ACB là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên được lựa chọn triển khai tuân thủ Basel II.
>Ngoài ra, ACB còn có lợi thế từ đối tác chiến lược. Standard Charter là một trong số ít ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm ở mức AA2 trên toàn cầu và là một trong những ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thế giớ, đã góp vốn để sở hữu 15% của ACB. Các chuyên gia từ Standard Charter đã tích cực tư vấn, chuyển giao công nghệ cững như tham gia điều hành, triển khai trên thực tế vào một số hoạt động bán lẻ, công nghệ thông tin, ngân hàng điện tử... Một trong những dự án có sự hỗ trợ của Standard Charter có thể kể đến là hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung ( LOS) được áp dụng tại
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
ACB, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay cho khách hàng, tăng cường khả năng quản trị rủi ro, giảm nợ xấu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đánh giá chi tiết:
>Ve đội ngũ quản trị, chiến lược nhân sự giúp ngân hàng thu hút được một đội ngũ lãnh đạo được nuôi dưỡng từ bên trong với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng cững như được đào tạo bài bản từ môi trường nước ngoài; thu hút từ các định chế tài chính toàn cầu và từ Standard Charter. Cơ cấu thành phần hội đồng quản trị tương đối ổn định, đội ngũ lãnh đạo điều hành có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và đặc biệt là am hiểu sâu sac về ACB. Với văn hóa minh bạch, liêm chính và hướng đến hiệu quả cao. ACB cững là ngân hàng đi đầu trọng việc xử lý các cán bộ vi phạm giá trị cốt lõi và các quy định của ngân hàng, cững như giảm đáng kể số lượng nhân sự kém năng suất trong thời gian qua. Nhờ các động thái này, chi phí của ngân hàng được duy trì ở mức tối ưu.
>Ve mức độ an toàn von: ACB luôn duy trì được hệ so CAR ở mức trên 9%, đảm bảo yêu cầu của NHNN, thậm chí những năm gần đây thường xuyên ở mức 14% và trên mức trung bình của toàn ngành ngân hàng.
>Ket cấu TS có của ACB được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với biến động kinh tế và toàn ngành từng thời kì cững như mục tiêu các giai đoạn của ngân hàng. Đặc biệt, về cơ cấu tín dụng, ACB dần tập trung hơn vào thị trường bán lẻ - thi trường tiềm năng mà các ngân hàng chưa khai thác được hết cững như phù hợp với quy mô hiện tại của ACB. ACB luôn có tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% và luôn nằm trong top đầu những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Điều đó cho thấy khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng hiệu quả tại ACB.
>Ve khả năng sinh lời và kinh doanh: LN của ACB liên tục tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ thu nhập lãi thuần luôn lớn hơn mức trung bình ngành. Khi mà các ngân hàng cạnh tranh lãi suất với nhau gay gắt thì dịch vụ là một mảng quan trọng đem lại nguồn thu lớn cho ACB giai đoạn này. ACB đã liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển công nghệ số cững như hệ thống internet banking để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
>Ve công tác quản lý rủi ro: Ở ACB quản lý rủi ro là nhiêm vụ của toàn ngân hàng. ACB luôn có chiến lược cững như chính sách rất tốt để đối phó với rủi ro thi trường cụ thể giai đoạn 2011-2015 ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể như: cải tiến và nâng cao các quy trình nhằm tăng cương, thắt chặt khuôn khổ quản lý tín dụng, điều chỉnh chính sách phù hợp với quy định của NHNN, đảm bảo an toàn hệ thống và đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ACB.
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
2.3.2.1. Hạn chế.
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng ACB vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục như sau:
Ve quy mô TS: sự kiện năm 2012 đã làm ảnh hưởng lớn đến quy mô TS của ACB khi mà cho đến tận năm 2015, tong TS vẫn chưa thể quay trở lại quy mô như năm 2011. Hơn nữa, xét trên phương diện toàn ngành, tong TS ở ACB chỉ xếp thứ 8 trên toàn hệ thống.
Ve hoạt động tín dụng: tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB giai đoạn này còn thấp, chỉ thực sự khởi sắc hơn trong năm 2015 nhưng vẫn ở mức thấp hơn toàn ngành. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã là xấu vì trong giai đoạn này ACB chú trọng chất lượng tín dụng hơn là về mặt số lượng bởi ảnh hưởng của nợ xấu.
Ve hoạt động huy động vốn: mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn huy động tương đối ổn, nhưng xét về tỷ trọng so với toàn ngành, quy mô vốn huy động của ACB vẫn chưa lớn khi chỉ xếp thứ 6 trên toàn hệ thống.
Ve các chỉ số hoạt động: LN của ACB mặc dù có tăng dần qua các năm, tuy nhiên nếu so với nhiều ngân hàng khác vẫn ở mức trung bình, chưa thể vượt lên top những ngân