2011 2012 2013 2014 2015
Tổng TS 281.019 176.308 166.599 179.610 201.457
VCSH 11.959 12.624 12.504 12.397 12.788
FL (l ần) 23,5 13,4 13,3 14,5 15,8
(Nguồn: BCTC ACB các năm 2011 -2015)
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
Có thể thấy rõ là vốn điều lệ của ACB ổn định suốt trong cả thời kì,chứng tỏ ACB không phát hành them cổ phiếu mới hay trả cổ tức bằng cổ phiếu khiến cho vốn điều lệ không thay đổi. Xu thế toàn ngành thời kì này là tăng VCSH một phần thông qua việc tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm cổ phiếu hoặc thực hiện các thương vụ mua bán-sáp nhập, điều này giúp họ tăng cường vốn tự có từ đó làm tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR cững như tạo ra một tấm đệm vốn cho các rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, tăng vốn cững là tiền đề để các NHTM có thể mở rộng quy mô của mình, cạnh tranh trước mắt là với các NHTM nội mà xa hơn nữa là cho cuộc chiến với các NHTM ngoại khi thị trường tài chính mở cửa và hội nhập sâu rộng. Điều này làm cho ACB dần lép vế so với các ngân hàng trong ngành về quy mô VCSH lẫn tong TS.
Một nguyên nhân khác dẫn đến sự suy giảm VCSH của ACB đó là NHTM này tăng cường nắm giữ cổ phiếu quỹ, ACB mua vào 259 tỷ đồng cổ phiếu quỹ vào năm 2013 và con số này tăng lên khoảng 666 tỷ đồng cho đến cuối năm 2015.
LN chưa phân phối của ACB giảm từ 829 tỷ đồng năm 2011 xuống 665 tỷ đồng năm 2012 là hệ quả của vụ án của Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và đồng phạm xảy ra vào tháng 9/2012. Sự kiện đã khiến cho ACB gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh cững như phải dùng đến phần LN giữ lại cho những chi phí để khắc phục sự cố xảy ra. Tuy nhiên, nỗ lực sau đó của ACB rất đáng ghi nhận khi ngay trong năm 2013, LN giữ lại đã tăng đến mức 1.352 tỷ đồng và tăng dần trong những năm sau đó (cuối năm 2015 là 1.702 tỷ đồng).
2.2.2.1.3. Hiêu quá sử dung đòn bẩy tài chính.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu sử dụng tính đòn bẩy tài chính tại ACB từ 2011-2015.
(Nguồn: BCTC ACB các năm 2011 -2015)
Thông qua bảng trên, một cách tổng quát, ta có thể thấy mức độ sử dụng đòn bấy tài chính của ACB giảm từ năm 2011 đến 2015 (đặc biệt là sự sụt giảm mạnh mẽ từ 23,5 lần năm 2011 xuống 13,4 lần vào năm 2012). Giai đoạn 2014-2015, ACB bắt đầu tăng trở lại việc sử dụng đòn bẩy tài chính tuy nhiên mức tăng còn chậm.
Đi sâu phân tích kĩ lưỡng để làm rõ sự sụt giảm lớn của FL từ năm 2011 đến năm 2012. Việc Nguyễn Đức Kiên bị bắt vì những hành vi phạm pháp của mình đã ảnh hưởng lớn tới hình ảnh và uy tín của ACB trong mắt khách hàng. Hệ quả là khách hàng kéo đến
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
ACB rút tiền ồ ạt khiến ngân hàng nằm trong tình trạng thanh khoản gay gắt và lớn hơn nữa là việc nguồn vốn huy động được từ khách hàng sụt giảm nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân chính và quan trọng nhất khiến cho tong TS của ACB giảm mạnh từ 281.019 tỷ đồng năm 2011 xuống 176.308 tỷ đồng năm 2012 (ứng với mức giảm trên 37%) - một mức giảm hết lớn, thậm chí hậu quả còn kéo dài cho đến năm 2013 khi tong TS còn tiếp tục giảm so với năm 2012. Việc tong TS giảm với tốc độ lớn như vậy đã khiến cho mọi nỗ lực tăng VCSH trong năm 2012 trở nên không có ý nghĩa và khiến đòn bẩy tài chính giảm từ 23,5 lần xuống 13,4 lần.
Giảm sử dụng đòn bấy tài chính đã dẫn đến hệ quả cững như là nguyên nhân chính khiến cho khả năng sinh lời cho chủ sở hữu của ACB cững đã giảm manh(chι so ROE giảm từ 27,5% năm 2011 xuống quanh mức 7% ở những năm sau). Năm 2014 và 2015, khi mà ACB tận dụng trở lại được đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời trên VCSH mới bắt đầu tăng trở lại và lên đến mức 8,2% vào năm 2015.
Biểu đồ 2.4: Bảng tổng hợp mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của một số ngân hàng lớn.
(Nguồn: BCTC các ngân hàng trên giai đoạn 2011-2015)
Năm 2011, ACB có hệ số nhân vốn cao nhất trong nhóm ngân hàng trên thi mà FL ở mức 23,5 (cao hơn nhiều so với ngân hàng đứng thứ 2 là BIDV ở mức 16,7). Điều này cho thấy ACB tận dụng triệt để đòn bẩy tài chính để đem lại LN cho chủ sở hữu, minh chứng là chỉ so ROE của ACB là 27,5%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành vào năm 2011 là 14,4%. Tuy nhiên việc tỷ trọng nợ quá cao như vậy cững sẽ đem lại những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, đặc biệt khi các khoản thanh toán đến hạn.
Năm 2012 và 2013, theo những phân tích về TS và VCSH nêu trên, FL của ACB giảm xuống sâu xuống khoảng 13,4, tuy nhiên vẫn ở mức trung bình so ngành ( năm
2011 2012 2013 2014 2015 Tổng nghĩa vụ nợ ti ềm ẩn 5.962 7.271 7.244 19.608 18.785 Cam kết bảo lãnh 2.930 4.258 3.770 3.937 4.740 Thư tín dụng 3.032 2.913 3.474 5.611 3.857 Cam kết giao dịch hối đoái - - - 10.060 10.188
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
2012). Điều này cho thấy ACB vẫn tận dụng được đòn bẩy tài chính và sử dụng với mức độ an toàn khi xem xét với toàn ngành, kết quả là chỉ so ROE của ACB chỉ thấp hơn bình quân ngành trong năm 2012.
Năm 2014 và 2015, ACB bắt đầu tăng trưởng trở lại, quy mô VCSH tăng với tốc độ rất chậm nhưng bên cạnh đó, tong TS của ACB tăng tương đối từ năm 2013 sang 2014 và đặc biệt tăng trưởng mạnh từ năm 2014 sang năm 2015 (tong TS tăng tới khoảng 24.800 tỷ đồng, ứng với mức tăng 14%). Từ tất cả yếu tố đó, FL của ACB đã tăng lên 15,8 lần vào năm 2015. Từ năm 2013 đến năm 2015, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của ACB luôn đứng thứ hai toàn ngành (chỉ sau BIDV), điều này cho thấy mức độ tận dụng đòn bẩy tài chính của ACB, kết quả là chỉ so ROE từ năm 2013 trở đi của ACB luôn lớn hơn mức trung bình ngành. Tuy nhiên, đó cững là dấu hiệu rủi ro vì tỷ trọng nợ của ACB cao hơn so với toàn ngành, dễ gặp phải rủi ro thanh khoản cho nhu cầu rút tiền trong tương lai của khách hàng.
2.2.2.1.4. Mức đô rủi ro các ho ạt đông ngoại báng.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển của các hoạt động ngoài bảng tăng nhiều hơn so với hoạt động nội bảng truyền thống, do hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, hơn nữa hoạt động tín dụng tăng chậm, khả năng hấp thụ vốn của nên kinh tế kém.
Hoạt động ngoại bảng của NHTM chủ yếu là bảo lãnh, thư tín dụng,... Nội dung chủ yếu của các hoạt động này là khi khách hàng không có khả năng hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình với bên thứ ba thì ngân hàng sẽ đứng ra thực hiện thay và sau đó khách hàng sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Rủi ro thường xuyên xảy ra nhất là khách hàng mất khả năng thanh toán và không thể thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Đe phòng ngừa những rủi ro đó, ACB đã ban hành những quy định cụ thể, có thể kể đến :
- Với nghiệp vụ bảo lãnh, ban hành Quy chế bảo lãnh với khách hàng, quy định rõ các điều kiện cấp bảo lãnh, quản lý, thẩm định, xét duyệt, thẩm quyền ký hợp đồng. tất cả được thực hiện chặt chẽ như một khoản vay.
- Đối với nghiệp vụ phát hành thư tín dụng, quy trình, thủ tục và thẩm quyền cấp cững được thực hiện tương tự như đối với khoản vay, tuy nhiên ngoài ra còn có các nội dung yêu cầu thẩm định, đánh giá bắt buộc đối với nghiệp vụ mở L/C.
Ngoài ra một phần hoặc toàn bộ các khoản mục ngoại bảng đều có tài sản cam cố, thế chấp hoặc đảm bảo bằng giá trị ký quỹ.
24
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
Bảng 2.3: Tình hình các khoản ngoại bảng của ACB giai đoạn 2011-2015
Tỷ trọng nghĩa vụ nợ ti ềm ẩn trên
VCSH (%)
2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị
Tỷ
trọng Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị
Tỷ trọng
(Nguồn: BCTC ACB các năm 2011 -2015)
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy rõ ràng có hai giai đoạn khác biệt. Giai đoạn 1, từ năm 2011-2013, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của ACB tăng tương đối đều qua các năm, đi theo đó là sự ổn định về tỷ trọng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn trên VCSH, ở mức khoảng 58%, cho thấy một sự an toàn nhất định khi VCSH có đủ khả năng giải quyết các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn khi tất cả xảy ra cùng một lúc (mặc dù điều này là không the). Ve cấu thành của nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, một tỷ trọng tương đối cân bằng giữa các cam kết bảo lãnh và thư tín dụng. Riêng chỉ có năm 2012, cam kết bảo lãnh có tỷ trọng trội hơn so với thư tín dụng (59% so với 41%).
Giai đoạn thứ 2, đó là từ năm 2014 và 2015. Khi đó, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tăng đột biến từ 7.244 tỷ đồng năm 2013 lên 19.608 tỷ và 18.785 tỷ đồng năm 2015, đi kèm theo đó là tỷ lệ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn trên VCSH cững tăng mạnh lên 158% và 147%. Đi sâu vào phân tích ta có thể thấy, các nghĩa vụ bảo lãnh cững như cam kết thư tín dụng tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định, và sự khác biệt làm nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tăng đột biến như vậy là do có sự bổ sung của khoản mục cam kết giao dịch hối đoái vào tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn (khoản mục này có giá trị khoảng 10.100 tỷ). Khi các cam kết giao dịch hối đoái được thực hiện, sẽ làm ảnh hưởng lớn đến các khoản mục nội bảng. Tuy nhiên, với các cam kết bảo lãnh và thanh toán thư tín dụng, mức độ nghĩa vụ phải thực hiện hay khả năng ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ hay không là khó dự đoán được bởi nó ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và ngân hàng không kiểm soát chắc chắn được điều này. Khi khách hàng đã thực hiện nghĩa vụ với bên thứ 3 thì ngân hàng không cần phải thực hiện nghĩa vụ nữa hoặc khách hàng đã thực hiện được một phan nghĩa vụ thì ngân hàng chỉ cần hoàn thành phần còn lại của nghĩa vụ. Còn đối với các cam kết giao dịch hối đoái, mức độ thực hiện cũng như khả năng thực hiện các nghĩa vụ ngân hàng nắm chắc và có khả năng kiểm soát cũng như có các phương án khi nghĩa vụ xảy ra một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, xác
25
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
suất các nghĩa xảy ra cùng một lúc là rất thấp, có thể nói bằng 0, do đó việc tỷ trọng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn trên VCSH lớn hơn so với con số 100% chưa phải là dấu hiệu cho thấy rủi ro có thể xảy ra.
2.2.2.2. A- Assets Quality- Chất lượng tài sản.
2.2.2.2.1. Ket cấu tài sán có.
Bảng 2.4: Sự biến động về TS có của ACB cuối các năm từ 2011 đến 2015
Tiề n mặt và khoản tương đương tại quỹ 8.710 3,1% 7.096 4% 2.044 1,2 % 2.496 1,4 % 2.806 1,4 % Tiề n gửi tại NHNN 5.076 1,8% 5.555 3,2% 3.065 1,8 % 3.358 1,9 % 4.609 2,3 % Tiề n gửi,cho vay tại các TCTD 81.27 4 28,9% 21.986 12,5 % 7.216 4,3 % 4.559 2,5 % 10.12 2 5% Cho vay khách hàng 101.82 3 36,2% 101.31 3 57,5 % 105.642 63,4% 114.745 63,9% 132.491 65,8% Chứng khoán kinh doanh % 850 0,3% 982 0,6% 851 0,5 % 1.105 0,6 % 100 0,05% Chứn g khoán đầư tư 26.08 9 9,3% 24.325 13,8 % 33.483 20,1% 39.677 22,1% 38.67 9 19,2% Các công tụ tài chính phái sinh và TS tài chính 1.016 0,4% 12 0% 0,15 0 14 0% 48 0,02%
khác Góp ʌ vốn, đầu tư dài 3.554 1,3 % 1.415 0,8 % 993 0,6 % 887 0,5 % 208 0,1% hạn TSCĐ 1.237 0,4 % 1.473 0,8 % 2.553 1,5 % 2.80 5 1,6 % 2.480 1,2% BĐS đầu tư - - - - 9 0% 9 0% 62 0,03 % TS có khác Tổng TS 51.390 18,3% 12.150 %6,9 10.814 %6,5 5 9.95 %5,5 9.852 4,9% 281.01 9 100 % 176.308 100% 166.599 100 % 176.610 100 % 201.457 100% 26
(Nguồn: BCTC ACB các năm 2011 -2015)
> Khoản mục ti ền mặt và tương đương tiền: khoản mục có giá trị tương đối lớn trong năm 2011 và 2012 (tương ứng là khoảng 8.700 và 7.100 tỷ đồng), xét về tỷ trọng thì khoản mục này cũng chiếm khoảng 3-4% trên tong TS. Tuy nhiên, trong 3 năm tiếp theo, khoản mục này chỉ còn có giá trị khoảng 2.000-2.800 tỷ đồng và tăng dần qua các năm; về tỷ trọng thì tiền và tương đương tiền cững đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1,4% trên tong TS. Tien và tương đương tiền là khoản mục không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp, do đó ngân hàng có xu hướng hạn chế mức nắm giữ tiền mặt mà thay vào đó đầu tư vào những tài sản khác có mức sinh lời cao hơn, từ đó sử dụng hiệu quả TS của mình. Do đó, sự chuyển dịch cơ cấu trên là hợp lý.
> Khoản mục ti ền gửi tại NHNN: khoản mục này tăng giá trị từ khoảng 5.000 tỷ năm 2011 lên đến khoảng 5.600 tỷ năm 2012 nhưng sau đó lại giảm xuống chỉ còn khoảng 3.100 tỷ năm 2013 và dần tăng trở lại trong những năm sau (năm 2015 có giá trị là 4.600 tỷ đồng). Tỷ trọng của khoản tiền gửi NHNN trên tong TS giữ vững ở mức 2%, chỉ có năm 2012 là tỷ trọng lên tới 3,2%. Có thể thấy tỷ trọng của khoản mục này trên tong TS là nhỏ và tương đối ổn định bởi ACB chỉ gửi tiền tại NHNN nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc và một phần tiền gửi thanh toán để tham gia các giao dịch với NHNN và các NHTM khác. Do đó, sự thay đổi giữa các năm là không đáng kể.
> Khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác: cho thấy sự thay đổi lớn và rõ
rệt khi mà giá trị từ 81.000 tỷ năm 2011 giảm sâu xuống còn 22.000 tỷ năm 2012 và 7.200 tỷ năm 2013, đến năm 2015 mới tăng trở lại khoảng 10.100 tỷ đồng. Tỷ trọng khoản mục trên tong TS cững thay đổi đáng kể khi giảm từ khoảng 29% năm 2011 xuống 12% năm 2012 và thậm chí 2,5% năm 2014. Điều này là tất yếu và hợp lý, khi mà năm 2011 và 2012, ACB chủ yếu là gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng khác, mức sinh lời sẽ
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
không thể hấp dẫn bằng việc họ đem lượng tiền đó cho vay khách hàng hoặc đầu tư vào những hoạt động kinh doanh khác. Sự chuyển dịch cơ cấu nêu trên là hoàn toàn hợp lý.
> Khoản mục dư nợ cho vay khách hàng: xét về mặt giá trị, dư nợ cho vay khách hàng tăng dần đều trong thời kì này (từ khoảng 101.800 tỷ đồng năm 2011 lên 132.500 tỷ đồng năm 2015, đạt mức tăng trưởng CAGR khoảng 6,8%/năm). Xét về tỷ trọng, ta có thể thấy khoản tỷ trọng khoản mục này tăng lên qua các năm và mức tăng thực sự mạnh mẽ từ năm 2011 sang năm 2012 (từ 36,2% lên đến 57,5% - kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu TS từ khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác sang).
> Khoản mục chứng khoán đầu tư: tăng giảm thất thường giữa các năm, tuy nhiên có thể thấy giá trị của khoản mục này năm 2011 và 2012 là nhỏ hơn khá nhiều so với giai đoạn 2013-2015 (khoảng 25.000 tỷ đồng so với 35.000 tỷ đồng). Xét về cơ cấu, tỷ trọng của khoản mục này cững đã tăng từ khoảng 9% năm 2011 lên khoảng 14% năm 2012 và khoảng 20% trong những năm sau. Trong thời kì này, các ngân hàng không để tín dụng tăng trưởng quá nóng do quá nhiều rủi ro có thể xảy ra mà họ không thể kiểm soát được nên cách an toàn nhất hơn là hạn chế cho vay và chuyển bớt tỷ trọng sang những kênh đầu tư khác trong đó có chứng khoán (chủ yếu là chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn, đặc biệt