Kiến nghị đối với chính phủ và NHNN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP á châu qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 091 (Trang 85 - 90)

Bảng 2.13 : Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ACB từ2011 đến 2015

3.3. Kiến nghị đối với chính phủ và NHNN

3.3.1. Ki ến nghị đối với chính phủ.

Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình TCTD mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD như: công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các TCTD.

Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thi trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chiu trách nhiệm của các TCTD; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.

Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.

Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh.

Tiep tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, đảm bảo an toàn cho mọi tổ chức tín dụng hoạt động cần sự thống nhất tránh chồng chéo

Can ban hành chính sách hỗ trợ tích cực các NHTM trong nước mở rộng quy mô và phát triển bền vững.

3.3.2. Ki ến nghị đối với NHNN.

Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thi trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thi trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thi trường.

Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành Ngân hàng Trung

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác

Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.

Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Tạo ra những công cụ, thị trường mua bán nợ cững như trợ giúp VAMC trong việc xử lý nợ xấu bởi hiện tại nợ xấu mua về rất nhiều nhưng tỷ lệ xử lý được trên tổng số lại rất nhỏ.

Thường xuyên có những buổi tọa đàm, hội thảo về chính sách, xu hướng phát triển của nền kinh tế giúp các NHTM có thể trau dồi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm.

3.3.2. Ki ến nghị với Bộ tài chính.

Cải thiện sự phù hợp giữa báo cáo tài chính thuế và báo cáo nội bộ giúp ngân hàng dễ dàng đánh giá tình hình tài chính khách quan, giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn dễ hơn mà ít phụ thuộc quá nhiều vào TSĐB như hiện nay.

Thúc đẩy, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phái sinh phát triển, từ đó các ngân hàng có thể tận dụng các công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro của ngân hàng.

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

KET LUẬN CHƯƠNG m •

Với mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ hiên đại với chất lượng tốt nhất thì ngay từ bây giờ, ACB phải hoàn thiện, nâng cao bản thân mình để dần trở thành và vươn tới vị trí mà ngân hàng định hướng tới. Đe làm được điều đó, trước tiên ACB cần tăng cường vốn tự có nhằm tạo ra tấm lá chắn vốn vững chắc hơn là nâng cao chất lượng của bộ máy quản trị, điều hành, từ đó đưa ra những sách lược phù hợp nhất về chính sách tín dụng, huy động vốn hay cung cấp dịch vu,...ngoaι những đề xuất nêu trên. Bên cạnh đó, để các ngân hàng có thể phát triển bền vững cững cần có những hỗ trợ từ phía Chính phủ cững như NHNN để có thể tạo ra một thi trường tài chính vững mạnh hơn.

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

KET LUẬN KHÓA LUẬN

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là một việc quan trọng cững như thiết yếu với mỗi ngân hàng. Qua công tác đánh giá, các ngân hàng có thể nhìn nhận được những mặt tích cực của mình và tích cực phát huy, đồng thời nhìn nhận ra những yếu còn, hạn chế còn tồn tại để từ đó tìm ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn để giải quyết những vấn đề đó và ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Và CAMELS là một mô hình đánh giá, tuy chưa phải là toàn diện nhưng có tính khoa học, khách quan cao và được sử dụng phổ biến có thể giúp các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng dựa vào đó để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Qua bài nghiên cứu trên, em đã đánh giá được phần nào kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB qua mô hình CAMELS dưới góc nhìn sinh viên. Từ đó, em cảm thấy được ACB đã ngày càng hồi phục và lớn mạnh sau cuộc khủng hoảng, dần tìm lại vị thế vốn có của mình trong ngành ngân hàng. Bên c ạnh đó, ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và từ đó em đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó đồng thời là một số giải pháp để khắc phục những vấn đề tồn tại và giúp ngân hàng phát triển hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên khóa luận khó tránh khỏi có những khiếm khuyết, thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành c ảm ơn !

2015 2014 ACB 48,7% 45% MB 25,8% 20,6% CTG 20,8% 16,8% VCB 20,1% 16% BID 23,1% 18% SHB 17,7% 16,1% VPB 53,3% 46,7% TCB 44,4% 38,5%

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

V Thư viện học liệu mở Việt Nam, “Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường”, 2014.

V Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn, “Chức năng của ngân hàng thương mại”, 2013.

V Thời báo Kinh tế Sài Gòn, “An toàn vốn tối thiểu của hệ thống tín dụng 13,32%”, 2015.

V Ths. Nguyễn Thị Kim Thanh, “Hoạt động ngân hàng năm 2015, cơ hội thách th ức cho năm tiếp theo ” - Tạp chí ngân hàng (NHNN), 2016.

V MBS, “Báo cáo chi tiết 05/2015 Ngành ngân hàng”, 2015.

V Tong cục thống kê, “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2011-2015”, 2016.

V Tổng cục thống kê, “Chỉ số lạm phát Việt Nam 2011-2015”, 2016.

V ACB, Báo cáo thường niêm giai đoạn 2011-2015.

V ACB, Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2015.

V Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 36/2014/TT-NHNN, 2014.

V Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2012/TT-NHNN, 2012.

V Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 03/2013/TT-NHNN, 2013.

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng vào cuối năm 2014, 2015

2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ l ệ TN lãi thuần trên tổng TN lãi 26% 30,9% 28,8% 34,8% 41,2%

2015 2014 2013 2012 2011 I.Tiền mặt, vàng bạc, đá quý. 2.806 2.496 2.043 7.096 8.710 II.Tiền gửi 4.609 3.358 3.065 5.555 5.076 Đơn vị: %

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP á châu qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 091 (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w