Bảng 2.13 : Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ACB từ2011 đến 2015
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ACB
3.2.3. Giải pháp tăng cường công tác cho vay
ACB cần tập trung đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cững như tạo ra các sản phẩm tín dụng mới về hình thức, kỳ hạn, lãi suất. Ngân hàng nên đưa ra nhiều hơn những ưu đãi đối với các khách hàng thân thiết của ngân hàng để giữ được mối quan hệ cững như mở rộng quan hệ với những khách hàng có liên quan. Đặc biệt chú ý đến việc khai thác đối tượng khách hàng vừa và nhỏ vì trong những năm gần đây, đối tượng khách hàng này của ACB mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách hàng trong khi đây cững là nhóm khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần khai thác.
ACB cần đẩy nhanh tiến độ hồ sơ hay các thủ tục pháp lý sao cho vừa đảm bảo về mặt pháp lý với ngân hàng vừa đảm bảo khách hàng có thể giải ngân nhanh. Bởi trong bối cảnh hiện nay, khi mà các NHTM cổ phần cạnh tranh lãi suất với nhau không quá gay gắt thì quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nào của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ rườm rà mà các hồ sơ họ phải cung cấp cững như tốc độ giải ngân có đáp ứng kịp nhu cầu vốn đang cần kíp của họ hay không. Ngoài ra, chất lượng phục vụ của nhân viên kinh doanh cững là yếu tố hết sức quan trọng trong việc tạo lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Do đó, ngay từ bước tuyển dụng, ACB nên ưu tiên tuyển chọn những ứng viên có kĩ năng bán hàng, đặc biệt là kĩ năng thuyết phục cững như ứng xử các tình huống có thể xảy ra bên cạnh những kiến thức cơ bản trong ngành ngân hàng. Ngoài ra, ACB có thể mở rộng các chương trình đào tạo kĩ năng cho những nhân viên hiện tại để nâng cao chất lượng phục vụ.
Ngoài ra, bên cạnh các lĩnh vực cho vay truyền thống như nông lâm nghiệp, thương mại, sản xuất chế biến, xây dựng, vận tải,. ACB nên có những bước tiến nhằm tiếp cận các lĩnh vực cho vay khác giàu tiềm năng hơn hiện nay như: xuất nhập khẩu, các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghệ cao,. Muon như vậy, ACB cần đi sâu nghiên cứu tỉ mỉ về các thi trường này, nam rõ được cơ chế vận hành, phương thức hoạt động, chu kỳ kinh doanh, chu kỳ vào ra của dòng tiền, . từ đó làm cơ sở để đánh giá tính khả thi cũng như hiệu quả của các dự án rồi lên phương án để tiếp cận các dự án phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
3.2.4. Gi ải pháp về huy động vốn.
Đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm huy động vốn: song song với việc củng cố, hoàn thiện các sản phẩm huy động vốn vốn có, ACB cần mở rộng áp dụng các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm vàng, tiết kiệm “dưỡng lão”, phát hành trái phiếu quốc tế,... hay mở rộng nhiều hơn các kì hạn theo tuần, tháng,..
Đẩy mạng công tác marketing để thu hút khách hàng gửi tiền: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,. Tích cực khảo sát thực tế kể cả với những khách hàng hiện tại để tìm hiểu xem những điều chưa được, những lỗ hổng trong sản phẩm hiện tại hay những nhu cầu của họ là gì, đặc biệt là khách hàng mới để có những sản phẩm tín dụng phù hợp. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các loại hình tờ rơi hay sách giới thiệu về sản phẩm và đảm bảo khách hàng đọc chúng có thể hiểu nhanh, dễ dàng và đầy đủ nhất thông tin về sản phẩm.
Bộ phận chăm sóc khách hàng phải tạo được cho khách hàng cảm giác tho ải mái, gần gũi và hài lòng với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. ACB cần tiền hành phân khúc thi trường rõ ràng để xác định được khách hàng mục tiêu, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nghiên cứu kĩ lưỡng về đối thủ cạnh tranh trên cơ sở so sánh về: sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng và chính sách chăm sóc khách hàng,..để từ đó xác định được chiến lược cạnh tranh hợp lý.
3.2.5. Gi ải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.Nâng cao chất lượng thẩm đị nh tín dụng: Nâng cao chất lượng thẩm đị nh tín dụng:
Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Thực tế cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng có vai trò quan trọng đến hiệu quả của khoản vay nói riêng và danh mục cho vay nói chung. Khi tiến hành thẩm định tín dụng, ngoài việc làm rõ tính khả thi của dự án/phương án; tính hiệu quả và khả năng tự tài trợ của phương án; ngoài ra cán bộ cững phải phân tích các yếu tố phi tài chính như uy tín doanh nghiệp, chất lượng bộ máy điều hành, tình hình tiêu thụ của khách hàng cững như tính pháp lý của dự án - những yếu tố này các nhân viên thẩm định thường lơ là mà chưa phân tích kĩ lưỡng. Đặc biệt cần đi sâu tìm hiểu xem LN của doanh nghiệp có thực sự do hoạt động kinh doanh chính mang lại hay không nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích.
Đối với các BCTC - một căn cứ quan trọng để đánh giá doanh nghiệp, cần được xác nhận qua các cơ quan kiểm toán hay các cơ quan nhà nước khác.
Ki ểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau cho vay:
Kiem tra mục đích sử dụng vốn vay có vị trí sống còn với chất lượng khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây là khâu hạn chế trong
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
quy trình cấp tín dụng của ACB. Cán bộ tín dụng đa số chỉ chú ý đến giai đoạn từ đầu cho đến khi giải ngân được mà xem xét nhẹ việc theo dõi, giám sát sau giải ngân. Nhieu nhân viên chỉ làm việc trên giấy tờ mà chưa đi kiểm tra thực tế tại các kho bãi, nhà máy, công trình. Đe chấn chỉnh, ACB cần làm mạnh công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn thường xuyên, tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ từng hạng mục của dự án/phương án vay vốn. thông qua các báo cáo hay hóa đơn,..để xem xét việc giải ngân. Neu phát hiện ra những sai phạm sớm, ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn và đưa ra cơ quan pháp luật xử lý, giảm thiểu được rủi ro. Sau khi hoàn thành dự án, cán bộ tín dụng vẫn cần theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập của khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn cần gia hạn nợ, cán bộ tín dụng cũng cần phân tích rõ tình hình, nguyên nhân để đưa ra phương án xử lý hợp lý.
Việc kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay có tác dụng: đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro (nếu có) để có phương án ứng phó kịp thời.
Hoàn thi ện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:
Nâng cao tính thực tiễn, khách quan, chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo kì và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở xây dựng chính sách khách hàng và giới hạn tín dụng, áp dụng các phương thức bảo đảm tiền vay, định hướng tín dụng thích hợp cho khách hàng. Xep hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, một thực trạng đó là các nhân viên kinh doanh chủ động chấm điếm cho khách hàng của mình với điếm số cao để khách hàng có thể tiếp tục vay vốn tại ngân hàng, cán bộ tín dụng vừa giữ được khách, vừa duy trì được chỉ tiêu. Cán bộ thẩm định phớt lờ, hoặc thông đồng, xem nhẹ việc xét duyệt việc chấm điểm này khiến chấm điểm không còn được hiệu quả vốn có của nó. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh sự chặt chẽ thông qua các chính sách nghiêm ngặt, khách quan trong công tác chấm điểm, chấm dứt sự lỏng léo nói trên thì mới đem lại hiệu quả cao.
3.2.6. Gi ải pháp phát tri ển dị ch vụ.
Gi ải pháp phát tri ển dị ch vụ thanh toán:
Đa dạng hóa và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trien khai rộng rãi hơn nữa dịch vụ thanh toán điện tử, đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu để có thể ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung đẩy mạnh dịch vụ tài khoản, trước hết là các tài khoản cá nhân với thủ tục tiện lợi, an toàn, bảo mật và đa dạng tiện ích kèm theo để thu hút nguồn vốn giá rẻ và làm tiền đề cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, định chế tài chính để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, hệ thống quản lý rủi ro trong các ho ạt động thanh toán.
Khi mà xu thế công nghệ ngày càng phát triển, ngân hàng cũng can cải tiến công nghệ thanh toán của mình khi hoàn thành những ứng dụng thanh toán, ứng dụng công nghệ số
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
hay e-banking để khách hàng có thể thanh toán với tốc độ nhanh nhất với các thao tác dễ dàng.
Gi ải pháp phát tri ển dị ch vụ thẻ:
Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ đẻ chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tại các nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thi,... rộng khắp trên cả nước bằng cách liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dung xã hội.
Liên kết mạng lưới chấp nhận thẻ giữa các ngân hàng với nhau.
Phát triển thêm các tiện ích của thẻ cững như liên kết với các đơn vị sao cho khách hàng có thê được hưởng những ưu đãi như chiết khấu, giảm giá,. khi sử dụng thẻ của ACB cung cấp.
Phát triến trung tâm hỗ trợ khách hàng.
Trien khai hệ thống quản lý rủi ro trong nghiệp vụ thẻ.
Gi ải pháp phát tri ển dị ch vụ ngân hàng bán l ẻ.
Đa dạng kênh phân phối và thực hiện phân phối hiệu quả hơn qua các kênh như: Internet banking/Home banking - xuất phát từ sự phổ cập của máy tính cá nhân cũng như mạng internet, kênh phân phối này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng, nâng cao năng suất xử lý các giao dịch, nghiệp vụ.
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thường xuyên đổi mới công nghệ giá trị gia tăng cho dịch vụ để có thể tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm khác trên thị trường, tạo sự khác biệt hóa trong cạnh tranh.
3.2.7. Gi ải pháp nâng cao năng lực quản lý.
Những bất cập trong quản trị điều hành xuất phát từ cơ cấu tổ chức cững là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, cán bộ quản lý phải có tầm nhìn trong hoạch định chiến lược và linh hoạt trong áp dụng cụ the. Chien lược kinh doanh là phần không thể thiếu ở bất kỳ tổ chức nào và các cán bộ lãnh đạo cần kiên định mục tiêu chiến lược ngân hàng để ra để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và phát triển bền vững.
Xây dựng cơ chế kinh doanh hữu hi ệu:
Thứ nhất, cơ chế quyết sách kinh doanh: Trong nội bộ từng chi nhánh của ACB thực hiện hạch toán độc lập một cách tương đối nên chừng mực nào đó được độc lập trong quyết định kinh doanh để phát huy quyền tự chủ của mình. Các quyết sách kinh doanh vừa phải thể hiện ý chí chủ đạo kinh doanh tập trung cao độ, vừa phát huy được quyền chủ động sáng tạo và tính tự chiu trách nhiệm trong quyết sách kinh doanh của từng cấp, đồng thời định hướng kinh doanh cho thời gian dài kết hợp với cụ thể hóa từng thời kỳ ngắn hạn. Quyet sách đúng đắn và phát huy hiệu quả cao, phải thể hiện sự kết hợp trí tuệ của tập thể với tính quyết đoán của người giám đốc, điều hành để thống nhất thực hiện.
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
Thứ hai, cơ chế kích thích: Thực hiện ý chí kinh doanh và mục tiêu lợi ích ngày càng cao, ACB phải xây dựng được cơ chế kích thích như: Quy chế thi đua, khen thưởng, phát huy sáng kiến, trên cơ sở hiệu quả kinh tế và mục đích kinh doanh của từng chi nhánh để làm động lực thúc đẩy cán bộ nhân viên thực hiện tốt định hướng kinh doanh của mình. Quy chế thi đua vừa phải khêu gợi được tính tích cực, vừa phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, từng tập thể để đảm bảo lợi ích chung của ngân hàng.
Thứ ba, cơ chế ràng buộc: Cot lõi của cơ chế ràng buộc là phân định rõ ranh giới trách nhiệm đối với rủi ro, trực tiếp gắn trách nhiệm cho những người quyết sách, người thừa hành nhiệm vụ đối vớirủi ro và tổn thất do quyết sách và hành động của họ gây ra. Các hoạt động của NHTM đều có rủi ro, nhất là tín dụng, ngân hàng sẽ bị tăng rủi ro rất lớn nếu không có những quy định trách nhiệm rõ ràng của từng cấp xem xét giải quyết cho vay đối với các doanh nghiệp. Đe nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động ngân hàng, ACB phải xây dựng quy trình nghiệp vụ trong cho vay, huy độngvốn, dịch vụ... trong đó quy định rất cụ thể trách nhiệm của từng người đối với từng mặt nghiệp vụ của ngân hàng.
Thứ tư, cơ chế phân phối thu nhập (cơ chế cân bằng lợi ích): Trong nền kinh tế thi trường, mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh đều thực hiện mục tiêu cuối cùng là lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Neu các lợi ích này được phân phối một cách công bằng, hợp lý sẽ thúc đẩy từng cá nhân, từng tập thể làm tốt, dẫn đến toàn bộ nền kinh tế phát triển tốt. Như vậy động lực đầu tiên là chế độ phân phối đến người lao động một cách công bằng, hợp lý sẽ thúc đẩy họ làm tốt hơn. Vi vậy ACB cần phải hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng.. .để dần đảm bảo người có cống hiến lớn, hiệu quả lao động cao sẽ có thu nhập cao, người có cống hiến ít, hiệu quả lao động thấp thì lương thấp, tránh tình trạng tăng lương theo thời gian. Ngoài ra, ACB c an triển khai thực hiện áp dụng các công cụ quản lý hiện đại như: xây dựng một hệ thống tự động hoá tối đa khả năng kiểm tra, kiểm soát bằng hệ thống máy vi tính; xây dựng hệ thống có khả năng phân tích và đánh giá mối quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management).
Các nhà quản lý cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng; Chien lược kinh doanh cần linh hoạt, nội dung của nó phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, số liệu tin cậy, có tính thuyết phục cao; Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phải trên cơ sở đánh giá thực tế phát triển kinh doanh hiện tại và ít nhất là trong 3 năm quá khứ; đánh giá thực lực và khả năng của các đối tác cùng tham gia cạnh tranh trên thị trường.
3.2.8. Phát tri ển công nghệ thông tin.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin, được đặc trưng bởi tầm quan trọng rất cao của công nghệ và thông tin. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tác động tích cực đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm thay đổi cả lối sống, phong cách làm việc, tư duy của con người. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực