Đơn vị: %
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2012, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng xảy ra, hệ thống ngân hàng có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Trong bối cảnh đó, NHNN đã trình Chính phủ thông qua Đe án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 và Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ-TTG ngày 1/3/2012 phê duyệt Đề án (Đề án 254). Mục tiêu của đề án là cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dựng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dựng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt vào cuối năm 2015, Việt Nam chính thức gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), chính thức tự do hóa thi trường tài chính và hơn nữa là việc ký vào hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương vào tháng 02/2016 đã tạo ra
2011 2012 2013 2014 2015 Vốn điều l ệ 9.377 9.377 9.377 9.377 9.377 Cổ phi ếu quỹ 0 0 259 665 666 Các quỹ 1.753 2.582 2.035 2.208 2.374 LN chưa phân phối 829 665 1.352 1.478 1.702 VCSH 11.959 12.624 12.504 12.397 12.788
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
những cơ hội cững như thách thức khiến toàn ngành ngân hàng phải chuyển mình có phát triển mạnh mẽ hơn.
2.2.2. Phân tích ho ạt động kinh doanh tại ACB từ năm 2011 đến 2015.
2.2.2.1. C- Capital Adequacy- Mức độ an toàn vốn.
2.2.2.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).
Theo thông tư 13/2010/NHNN mà sau này được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 36/2014/TT-NHNN, các NHTM phải duy trì hệ số này ở mức tối thiểu 9%. Trong những năm qua, ACB luôn đảm bảo duy trì được tỉ lệ này ở mức trên 9%.
Biểu đồ 2.3: So sánh tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất tại ACB và bình quân ngành ngân hàng từ 2011 - 2015. Đơn vị: % 14.1613.75 £4.4613.25 244 12.8 _^H∣3.2 5 ^^—12 8 12.813.32 ,A'2 . . 2011 2012 2013 2014 2015 ■ ACB ■ Bình quân ngành
(Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn & Báo cáo thường niên ACB 2011-2015)
Bảng tổng hợp trên cho thấy ACB luôn đảm bảo chỉ số CAR của mình tuân thủ theo yêu cầu của NHNN, thậm chí trong giai đoạn 2012-2015 còn cao hơn nhiều so với quy định. Chỉ số CAR của ACB tăng dần trong giai đoạn 2011-2013 khi tăng từ 9,25% lên đến 14,46% (đặc biệt có thể kể đến việc tăng đột biến 4,91% từ năm 2011 sang 2012) do vốn tự có của ACB tăng rất nhỏ tuy nhiên TS có rủi ro của ngân hàng lại giảm mạnh; giai đoạn 2013-2015, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu duy trì khá ổn định quanh mốc 14%, đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 12,8%.
Khi so sánh với ngành, chỉ so CAR của ACB tăng đột biến từ năm 2011 đến năm 2012 và vượt qua trung bình ngành. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích có thể thấy nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này có phần tiêu cực: vốn tự có của ACB từ năm 2011 đến năm 2012 tăng với tốc độ rất nhỏ, khi mà vốn điều lệ và dự phòng chung không đổi còn LN giữ lại giảm, sự tăng lên của các quỹ đã giúp vốn tự có tăng lên rất nhỏ. Trong khi đó, TS
20
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
có rủi ro chuyển đổi của ACB lại có xu hướng giảm mạnh, nằm chủ yếu ở khoản mục tiền gửi,vàng và cho vay các TCTD khác (giảm khoảng 59.300 tỷ đồng - ứng với mức giảm 73%). Như vậy, việc chỉ so CAR tăng lên do quy mô TS của ngân hàng giảm là dấu hiệu không tích cực, cho thấy ngân hàng đang bị thụt lùi so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Những năm sau đó, ACB đảm bảo được duy trì tốc độ tăng của vốn tự có tương đồng với tốc độ tăng của TS có rủi ro nên chỉ so CAR được duy trì ở mức 14%. Cụ thể, ngân hàng không phát hành thêm cổ phiếu để bổ sung vốn điều lệ mà thay vào đó, ACB tăng vốn tự có chủ yếu bằng việc tăng các quỹ và LN giữ lại của mình, ngoài ra ACB cững bớt đầu tư dàn trải vào những công ty hay TCTD khác mà chỉ chủ yếu tập trung các công ty con của mình và hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, góp phần làm tăng vốn tự có. Bên cạnh đó, quy mô TS có rủi ro của ngân hàng cững tăng, đặc biệt là năm 2015, khi mà TS có rủi ro tăng với tốc độ tương đối lớn (do tăng trưởng tín dụng trong năm lớn, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt trên 15%). Trong khi vốn tự có tăng với tốc độ chậm hơn làm cho chỉ so CAR của ACB giảm xuống, nhỏ hơn so với trung bình ngành.
2.2.2.1.2. Vốn chù sờ hữu.
VCSH của ACB biến động khá thất thường, cụ thể, VCSH tăng mạnh từ 11.959 tỷ đồng năm 2011 lên đến 12.624 tỷ đồng năm 2012 (tương đương với mức tăng 5,56%). Tuy nhiên, trong liên tiếp 2 giai đoạn sau đó, VCSH lại giảm mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng. Cho đến năm 2015, VCSH mới tăng trở lại từ 12.397 tỷ đồng lên 12.788 tỷ đồng (ứng với mức tăng 3,15%).
Duới đây là những thành phần trong VCSH của ACB giai đoạn 2011-2015 và có được kết quả ở bảng dưới đây: