Bảng 2.13 : Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ACB từ2011 đến 2015
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ACB
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Thực tế cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng có vai trò quan trọng đến hiệu quả của khoản vay nói riêng và danh mục cho vay nói chung. Khi tiến hành thẩm định tín dụng, ngoài việc làm rõ tính khả thi của dự án/phương án; tính hiệu quả và khả năng tự tài trợ của phương án; ngoài ra cán bộ cững phải phân tích các yếu tố phi tài chính như uy tín doanh nghiệp, chất lượng bộ máy điều hành, tình hình tiêu thụ của khách hàng cững như tính pháp lý của dự án - những yếu tố này các nhân viên thẩm định thường lơ là mà chưa phân tích kĩ lưỡng. Đặc biệt cần đi sâu tìm hiểu xem LN của doanh nghiệp có thực sự do hoạt động kinh doanh chính mang lại hay không nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích.
Đối với các BCTC - một căn cứ quan trọng để đánh giá doanh nghiệp, cần được xác nhận qua các cơ quan kiểm toán hay các cơ quan nhà nước khác.
Ki ểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau cho vay:
Kiem tra mục đích sử dụng vốn vay có vị trí sống còn với chất lượng khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây là khâu hạn chế trong
GVHD: Ths. Bùi Huy Trung
quy trình cấp tín dụng của ACB. Cán bộ tín dụng đa số chỉ chú ý đến giai đoạn từ đầu cho đến khi giải ngân được mà xem xét nhẹ việc theo dõi, giám sát sau giải ngân. Nhieu nhân viên chỉ làm việc trên giấy tờ mà chưa đi kiểm tra thực tế tại các kho bãi, nhà máy, công trình. Đe chấn chỉnh, ACB cần làm mạnh công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn thường xuyên, tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ từng hạng mục của dự án/phương án vay vốn. thông qua các báo cáo hay hóa đơn,..để xem xét việc giải ngân. Neu phát hiện ra những sai phạm sớm, ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn và đưa ra cơ quan pháp luật xử lý, giảm thiểu được rủi ro. Sau khi hoàn thành dự án, cán bộ tín dụng vẫn cần theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập của khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn cần gia hạn nợ, cán bộ tín dụng cũng cần phân tích rõ tình hình, nguyên nhân để đưa ra phương án xử lý hợp lý.
Việc kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay có tác dụng: đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro (nếu có) để có phương án ứng phó kịp thời.
Hoàn thi ện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:
Nâng cao tính thực tiễn, khách quan, chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo kì và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở xây dựng chính sách khách hàng và giới hạn tín dụng, áp dụng các phương thức bảo đảm tiền vay, định hướng tín dụng thích hợp cho khách hàng. Xep hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, một thực trạng đó là các nhân viên kinh doanh chủ động chấm điếm cho khách hàng của mình với điếm số cao để khách hàng có thể tiếp tục vay vốn tại ngân hàng, cán bộ tín dụng vừa giữ được khách, vừa duy trì được chỉ tiêu. Cán bộ thẩm định phớt lờ, hoặc thông đồng, xem nhẹ việc xét duyệt việc chấm điểm này khiến chấm điểm không còn được hiệu quả vốn có của nó. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh sự chặt chẽ thông qua các chính sách nghiêm ngặt, khách quan trong công tác chấm điểm, chấm dứt sự lỏng léo nói trên thì mới đem lại hiệu quả cao.