Mức trích lập dự phòng rủi ro ACB giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP á châu qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 091 (Trang 47)

2011 2012 2013 2014 2015 Cho vay trung,dài hạn 60.431 60.680 69.834 80.076 94.128 Nguồn vốn trung,dài hạn 27.831 17.929 17.338 18.937 48.395 Nguồn vốn ngắn hạn 170.055 140.128 136.777 151.151 142.386 Tỷ l ệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung,dài hạn 19,2% 30% 38,4% 40,4% 32,1%

(Nguồn: BCTC ACB các năm 2011-2015)

Dự phòng rủi ro cụ thể của ACB tăng mạnh từ năm 2011 sang năm 2012 (tăng 512 tỷ đồng, tức 3,16 lần), điều này chứng tỏ ACB tăng cường trích lập dự phòng, đảm bảo tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn trích lập dự phòng rủi ro của NHNN, đặc biệt là từ khi thông tư 02/NHNN ra đời, theo đó thắt chặt việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với các TCTD. Việc tăng cường quỹ dự phòng rủi ro giúp ACB có tấm lá chắn vững chắc hơn trước những rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, dự phòng cụ thể tăng mạnh từ năm 2011 đến 2012 là do tác động của nợ xấu tăng đột biến như đã phân tích ở trên. Sau đó, dự phòng cụ thể giữ tương đối ổn định quanh mức 750 tỷ đồng và đặc biệt giảm xuống còn 560 tỷ đồng vào năm 2015 là do dư nợ tín dụng của ACB tăng tương đối ổn định trong giai đoạn 2012-2014 và chỉ tăng trưởng mạnh trong năm 2015 (khoảng 15%), nhưng điều quan trọng hơn đó là nợ nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn, yêu cầu trích lập với tỉ lệ 100%) đã giảm mạnh từ năm 2013 đến năm 2015 (giảm hơn 1000 tỷ đồng) khiến cho mức trích lập dự phòng cụ thể đã giảm gần 200 tỷ đồng.

34

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

Dự phòng chung ổn định gần như trong cả thời kì, giữ ở mức 750 tỷ trong 3 năm đầu và đến năm 2014 và 2015 mới tăng lên khoảng 850 và 980 tỷ đồng. Có được điều trên là do nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 (đặc biệt là nợ nhóm 1) của ACB tăng trưởng tốt trong giai đoạn trên còn nợ nhóm 5 lại giảm sâu, mà dự phòng chung lại trích theo 0,75% dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 khiến cho dự phòng chung năm 2014 và 2015 tăng lên như trên.

Việc tăng cường trích lập dự phòng rủi ro là xu hướng của các ngân hàng hiện đại và đặc biệt là ACB, bởi ACB là 1 trong 10 ngân hàng được NHNN chọn làm ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II, do đó, ACB càng phải gương mẫu và nghiêm túc trong việc trích lập dự phòng. Ngoài ra, điều này cững giúp ACB vững chắc hơn về tài chính, không gặp khó khăn khi đương đầu với những rủi ro.

2.2.2.2.3. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Bảng 2.7: Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại ACB 2011-2015.

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC ACB các năm 2011 -2015)

Hiện nay, theo quy định điều 17 - thông tư 36/NHNN/2014, các ngân hàng được sử dụng tối đa 60% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Theo bảng tổng hợp trên, ta có thể thấy tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của ACB luôn đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN. Tỷ lệ này có tăng từ 19,2% năm 2011 lên đến khoảng 40,4% vào năm 2014 và giảm xuống chỉ còn 32,1% vào năm 2015.

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng đột biến từ năm 2011 đến năm 2012 là do trong năm đã xảy ra sự cố về thanh khoản vào tháng 9/2012 liên quan đến Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Vụ việc đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng dẫn đến quy mô tiền gửi của ACB giảm cả ở ngắn hạn và trung, dài hạn (tiền gửi trung, dài hạn giảm khoảng 11.000 tỷ đồng, tiền gửi ngắn hạn giảm khoảng 6.100 tỷ đồng); ngoài ra, quy mô phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn của ACB cững giảm mạnh, giá trị lên tới gần 30.800 tỷ đồng. Tat cả dẫn đến nguồn vốn ngắn hạn giảm xuống và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng lên.

Sang đến giai đoạn 2013-2015, ACB mở rộng cho vay trung dài hạn, trong khi đó, ảnh hưởng của sự cố năm 2012 khiến cho quy mô tiền gửi khách hàng của ACB vẫn chưa thể tăng trở lại ở trung, dài hạn khiến cho tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tăng lên tới 38,4% năm 2013 và 40,4% năm 2014.

Tuy nhiên, đến năm 2015, bên ngoài việc quy mô nguồn vốn ngắn hạn của ACB giảm gần 10.000 tỷ đồng, ngân hàng có một nguồn tiền gửi trung,dài hạn lớn được bổ sung trong năm dẫn đến nguồn vốn dài hạn tăng tới 30.000 tỷ đồng. Tat cả khiến cho tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung,dài hạn về mức 32,1%, đã tiến sát với mức trung bình của toàn ngành là 31 %.

2.2.2.2.4. Tỷ lệ sử dụng von huy đông đe cho vay.

Hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn để cho vay, tuy nhiên, không phải ngân hàng cứ huy động được bao nhiêu là cho vay bấy nhiêu. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng vốn huy động để cho vay LDR được quy định ở mức 90% theo thông tư 36/2014/NHNN.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ sử dụng vốn huy động để cho vay tại ACB từ 2011-2015.

Đơn vị: %.

2.1

72.3

76.6

2011 2012 2013 2014 2015

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC ACB các năm 2011 -2015)

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

Có thể thấy, ACB luôn duy trì LDR ở mức cho phép của NHNN (<90%). Việc tỷ lệ này tăng đột biến từ năm 2011 sang năm 2012 là do ACB giữ nguyên quy mô cho vay, tuy nhiên, quy mô tiền gửi của ngân hàng lại giảm mạnh do ảnh hưởng của sự kiện của Nguyễn Đức Kiên. Những năm sau trong giai đoạn, sau khi đã khắc phục được sự cố trên, ACB mở rộng được quy mô tiền gửi khách hàng dẫn đến tỷ lệ LDR đã giảm xuống và duy trì ổn định quanh mức 75-77%.

2.2.2.3. M- Management Competence- Năng lực quản lý.

2.2.2.3.1. Mô hình to chức bô máy quán trị.

Bộ máy quản trị của ACB được kết cấu chặt chẽ với 9 khối, 10 phòng,trung tâm và văn phòng trực thuộc Tong giám đốc cùng với 4 công ty trực thuộc. Tính đến 31/12/2015, ACB đã có 350 chi nhánh & phòng giao dịch, hoạt động rộng khắp trên 47 tỉnh thành. Với bộ máy hoạt động quy củ cùng với địa bàn kinh doanh rộng lớn khắp cả nước, có thể thấy các lãnh đạo của ACB đã rất nỗ lực trong việc quản lý ngân hàng đồng thời cho thấy năng lực quản trị tốt .

So lượng thành viên của HĐQT, ban kiểm soát cững như ban điều hành ACB trong thời kì qua tương đối ổn định. Vi trí lãnh đạo có sự thay đổi lớn vào năm 2012 khi ông Tran Hùng Huy từ vị trí Phó Tong giám đốc thay thế ông Tran Xuân Giá vào vị trí Chủ tích hội HĐQT và ông Đỗ Văn Toàn cững từ vị trí Phó Tong giám đốc thay thế ông Lý Xuân Hải ở vị trí Tong giám đốc. Có thể nói, với hai vị trí lãnh đạo tài năng với kiến thức chuyên sâu, được đào tạo ở nước ngoài và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành ngân hàng, ACB đã thực sự ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững, đặc biệt là vượt qua được sự cố năm 2012.

Trong giai đoạn này, hầu hết các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng cùng quy mô với ACB đều thay đổi bộ máy lãnh đạo, thậm chí có những ngân hàng thay đổi vị trí nhiều hơn ACB như: TCB đã 2 lần thay vị trí tổng giám đốc, STB 2 lần thay vị trí chủ tịch HĐQT và 1 lần thay tổng giám đốc, VIB cững đã 2 lần thay tướng ở vị trí tổng giám đốc và VPB cững thay đổi ở vị trí tổng giám đốc. Trong thời kì thay máu của hệ thống ngân hàng, các ngân hàng đều muốn tìm cho mình những vị lãnh đạo xuất sắc nhất để vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững. Ở ACB có được sự kết hợp giữa chủ tịch HĐQT trẻ tuổi nhưng cũng đã có nhiều năm trong ngành với tổng giám đốc đã gắn bó và làm việc lâu năm cho ACB. Điều này sẽ đem đến cho ACB sự sáng tạo cũng như những kinh nghiệm to lớn để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đặc biệt, ACB là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc tìm đối tác chiến lược nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng quản lý. Và ngay từ năm 2005, ACB đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với ngân hàng Standard Charter - một trong những ngân hàng nổi tiếng trên thế giới. Việc nắm giữ 15% cổ phần tại ACB cũng cho thấy cam kết trong việc gắn bó, phát triển lâu dài của Standard Charter với ACB. Với sự chuyên nghiệp

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

và kinh nghiệm trên trường quốc tế của mình, Standard Charter đã hỗ trợ ACB hết mức trong việc tối ưu hóa việc kinh doanh cững như quản lý bộ máy điều hành.

Các thành viên chủ chốt trong cơ cấu tổ chức ACB hi ện nay :

> Ông Tran Hùng Huy (Chủ tịch HĐQT): ông Tran Hùng Huy tốt nghiệp cử nhân với 3 chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000 và thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002 tại đại học Chapman (Mỹ). Năm 2011, ông nhận bằng tiến sĩ kinh tế đại học Goldon Gate (Mỹ). Ông giữ vị trí giám đốc Marketing ACB từ năm 2002 và được bo nhiệm Phó Tong giám đốc vào năm 2008. Ông có kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng đầu tư và vai trò trợ lý giám đốc nhóm tư vấn sáp nhập tổ chức tài chính của tập đoàn tài chính Rothschild (Anh Quốc) từ năm 2010 đến năm 2011.

> Ông Huỳnh Nghĩa Hiệp (trưởng ban ki ểm soát): ông Huỳnh Nghĩa Hiệp theo học chương trình cử nhân ngành thương mại tại Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1971 đến năm 1975 và tiếp tục học trường Đại học kinh tế TP.HỒ Chính Minh từ năm 1975 đến năm 1978. Ông vào công tác tại ACB ngay từ ngày thành lập, và đảm nhiệm chức vụ Phó Tong giám đốc từ năm 1994 đến năm 2008.

> Ông Đỗ Minh Toàn (Tổng giám đốc): ông Đỗ Minh Toàn tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành ngân hàng trường Đại học ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh, cử nhân Quản trị ngoại thương trường Đại học kinh tế TP.HỒ Chí Minh, cử nhân Luật trường Đại học Luật TP.HỒ Chí Minh và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh trường Đại học Colombia Southern (Mỹ).Ông làm trợ lý Marketing văn phòng đại diện ngân hàng ING Barings Hà Lan trước khi vào làm việc tại ACB năm 1995. Ông đã có 21 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vục ngân hàng.

2.2.2.3.2. Chính sách quán trí rủi ro.

Công tác quản trị rủi ro tại ACB được HĐQT và Ban điều hành của ACB đặc biệt quan tâm, được xác định là nền tảng cho sự thành công với nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo phát triển bền vững của ngân hàng. Chien lược quản trị rủi ro được định hướng xây dựng, phát triển áp dụng toàn diện, chuyên sâu trong tất cả các khâu hoạt động nghiệp vụ ngân hàng trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro và thực tiễn hoạt động của ACB.

Quan điểm quản trị rủi ro chặt chẽ của ACB được thể hiện ngay trong cơ cấu tổ chức toàn hàng từ cấp HĐQT xuống từng cán bộ nhân viên ACB, trở thành văn hóa của ngân hàng. ACB xác định khẩu vị rủi ro chặt chẽ, hướng tới một chiến lược quản trị rủi ro dài hạn và toàn diện, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng một văn hóa quản trị rủi ro có tính tuân thủ cao, đề cao công tác dự báo, khắc phục và phòng ngừa, sáng tạo và thận trọng trong triển khai. Chủ động tiếp thu những kiến thức quản trị rủi ro tiên tiến theo thông lệ quốc tế, nghiên cứu cách thức triển khai phù hợp tại Việt Nam và áp dụng tại ACB. Từ việc nhận diện rủi ro, các công cụ đo lường được thiết lập, vận dụng nhằm định lượng

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

mức độ rủi ro có khả năng xảy ra và xây dựng các chính sách phù hợp, thích ứng với thị trường.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản trị rủi ro, xây dựng một đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong công tác quản trị rủi ro, làm việc có phương pháp khoa học với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn quan tâm đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tối đa trong công tác quản trị rủi ro nhằm tối ưu hiệu quả nguồn nhân lực và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của một ngân hàng hiện đại. Công tác quản trị rủi ro tại ACB được đánh giá là mạnh và hiệu quả thể hiện ở các điểm sau:

> Quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD):

Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy QTRRTD tại ACB

Nguồn: Bảo cảo thường niên ACB

Bộ phận QTRRTD của ACB có tên là Hội đồng tín dựng (HĐTD) trực thuộc HĐQT. Bộ phận này có chức năng chính là phê duyệt các khoản vay, thực hiện quản lý các khoản cho vay nhằm phòng ngừa và xử lý rủi ro.

Đe thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành ba cấp:

GVHD: Ths. Bùi Huy Trung

- Ban tín dụng Hội sở

- Ban tín dụng phía Bac và cấp cao nhất là ủy ban tín dụng (HĐTD)

HĐTD có chức năng nhiệm vụ chính là (i) Tham mưu cho HĐQT về các vấn đề về xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dựng; (ii) Phê duyệt quy chế, quy định, quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng, tổ chức các cấp phê duyệt tín dụng; và (iii) Phê duyệt các khoản cấp tín dụng lớn, các khoản cấp tín dụng rủi ro cao và các khoản cấp tín dụng theo ủy quyền của HĐQT. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt.

Tại ngày 31/12/2013, HĐTD có 13 thành viên. Chủ nhiệm là ông Đỗ Minh Toàn, Tong giám đốc. HĐTD họp hàng ngày trong tuần theo tổ để phê duyệt tín dụng, trong đó có một buổi họp toàn thể của các thành viên HĐTD để thông qua các vấn đề liên quan đến chính sách, quy trình, hoặc giới hạn tín dụng.

Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD. Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng, thuộc khối quản lý rủi ro là nhằm chuyên nghiệp hóa công tác QTRRTD.

Ủy ban quản lý rủi ro đã xem xét và quyết định danh mục rủi ro trọng yếu trong hoạt động của Ngân hàng và thiết lập các hành động ưu tiên nhằm quản lý các rủi ro đó. Trong đó, quản lý thu hồi nợ và xử lý nợ xấu là mục tiêu quan trọng. Trung tâm Quản lý nợ đã được thành lập vào tháng 9/2013 trên cơ sở hợp nhất các trung tâm thu nợ của khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trung tâm này chịu trách nhiệm quản lý quá trình thu nợ xuyên suốt để nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, quản lý và thu hồi nợ đối với khách hàng có quan hệ tín dụng. Bên cạnh đó, Ủy ban quản lý rủi ro cững tăng cường các chương trình hành động quản lý rủi ro vận hành liên quan đến công nghệ thông tin, rủi ro gian lận, hoạt động kinh doanh liên tục và rủi ro pháp lý. Ngoài ra, Ủy ban quản lý rủi ro đang trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng khung quản lý rủi ro, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro cho phù hợp với lộ trình mà NHNN đưa ra nhằm tăng cường chức năng quản lý rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

> Quản lý rủi ro thị trường:

Rủi ro thi trường được coi là rủi ro tiềm ẩn, có tác động tiêu cực đến TN và vốn của TCTD thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến thi trường như: lãi suất, tỷ giá, giá chứng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP á châu qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 091 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w