Tỷ trọng (%) Chênh lệch (tỷ đồng) 2016 2017 2018 2019 2017 so2016 2018 so2017 2019 so2018 Thanh toán trong nước 41.46 36.26 34.58 38.26 -0.1 0.4 0.7 Thanh toán quốc tế 14.63 16.48 13.08 16.52 0.3 -0.1 0.5 Kinh doanh ngoại tệ 2.44 4.40 2.80 4.35 0.2 -0.1 0.2 Dịch vụ kinh doanh thẻ 31.71 34.07 41.12 40.00 0.5 1.3 0.2 Dịch vụ bảo lãnh 4.88 3.30 4.67 4.35 -0.1 0.2 0 Dịch vụ khác 2.44 4.40 3.74 4.35 0.2 0 0.1
Tổng thu 100 100 100 100 0,9 1,6 0,8
1.8.5. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín -CN Quận 11 CN Quận 11
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11)
Hình 1.5: Kết quả hoạt động tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11
Kết quả hoạt động tại CN trong giai đoạn 2016-2019 nhìn chung có chiều hướng tăng trưởng qua các năm, với tổng thu nhập tăng trưởng bình quân với tốc độ tăng gần 16%, tốc độ tăng chi phí bình quân là 8.58%. Chính vì tại CN trong giai đoạn 2016-2019 đã tiến hành áp dụng việc cắt và giảm các chi phí không hợp lý và cần thiết trong kinh doanh, đã góp phần làm cho việc giảm chi phí đáng kể, do đó chênh lệch thu chi trong giai đoạn này bình quân tăng 21.24%.
1.9. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11
1.9.1. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp
Dư nợ cho vay KHDN được thể hiện qua hình 4.6 và bảng 4.6 từ năm 2016 đến năm 2019 vẫn giữ được mức dư nợ tương đối ổn định trong giai đoạn 2016- 2018. Mặc dù số chênh lệch dư nợ KHDN qua các năm có gia tăng, nhưng xét chung về tỷ trọng thì vẫn không thay đổi, tỷ trọng bình quân trong giai đoạn này 28.5%.
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11)
Hình 1.1: Tình hình dư nợ cho vay KHDN
Bảng 4.6 cho thấy dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ vẫn chiếm tỷ trọng cao so với dư nợ cho vay KHDN. Điều này cho thấy, nhìn chung các công tác thúc đẩy cho vay KHDN tại CN chưa thực sự phát huy được hiệu quả trong giai đoạn 2016- 2019.
Tình hình dư nợ cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính như công nghiệp (bình quân trong giai đoạn 2016-2019 là 41.37%), cho vay xây dựng và công trình (bình quân trong giai đoạn 2016-2019 là 18.74%), cho vay dịch vụ lưu trú, ăn uống (bình quân trong giai đoạn 2016-2019 là 16.84%), còn lại là cho vay xuất nhập khẩu và vận tải kho bãi hơn 11%. Cụ thể:
Dư nợ cho vay công nghiệp chủ yếu là các Công ty trên địa bàn Tp.HCM như: Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo, Công ty TNHH Tân Tiến Senko, Công ty TNHH SXTM Inox Hồng Phước Thành, Công ty TNHH SX và TM Tổng Hợp Việt My,... Phần lớn các Công ty trên là khách hàng lâu năm, thường có xu hướng găn bó lâu dài. Vì vậy, dư nợ đối với các Công ty trong lĩnh vực này khá ổn định. Dư nợ cho vay xây dựng, công trình giảm dần trong ba năm gần đây, chủ yếu các doanh nghiệp vay vốn tài trợ các công trình dân dụng và giao thông.
Bảng 1.1: Tỷ trọng và chênh lệch khỏan mục dư nợ cho vay KHDN Tỷ trọng (%) Chênh lệch (tỷ đồng) 2016 2017 2018 2019 2017 so 2016 2018 so 2017 2019 so 2018 Dư nợ KHCN 71.75 69.77 69.15 70.47 19 73.5 72.5 Dư nợ KHDN 27.42 29.28 29.43 27.88 21 33.5 15.5 Dư nợ cho vay khác 0.82 0.95 1.41 1.65 1 4 3
Tổng dư nợ 100 100 100 100 41 111 91
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11)
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11)
Hình 1.2: Dư nợ cho vay KHDN phân theo lĩnh vực hoạt động 1.9.2. Thực trạng nợ xấu nhóm khách hàng doanh nghiệp
Bảng 4.7 cho thấy thực trạng nợ xấu nhóm KHDN trong giai đoạn 2016-2019, với tổng nợ xấu giảm dần qua các năm.
Từ năm 2018 nợ xấu cho vay KHDN gia tăng do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn lạm phát tăng, thị trường bất động sản nhiều biến động, thị trường chứng khoán tụt dốc, giá vàng tăng mạnh... dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất và thương mại khó khăn. Một số doanh nghiệp có hàng tồn kho cao ở một số ngành như sản xuất vật liệu xây dựng,… Đặc biệt, tại CN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 cho vay KHDN có tình trạng kinh doanh không tốt trong giai đoạn này như: Công ty TNHH SXTM DV XNK Lâm Thái Đạt, công ty chủ yếu kinh doanh sản xuất các mặt hàng giày dép cung cấp cho tiểu thương các chợ, tuy nhiên vào
thời điểm cuối năm 2018 công ty chủ động dự trữ hàng tồn kho với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường nhưng lại bị các đối thủ cạnh tranh nhập hàng từ Trung Quốc với giá thành thấp hơn nhiều, dẫn đến khó khăn đầu ra làm mất khả năng chi trả. Hay một ví dụ khác là Công ty TNHH Xây dựng – Sản xuất Minh Vũ, Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nhà dân dụng, trong năm 2018 công ty nhận được khá nhiều công trình, với đặc thù của ngành nghề công ty đã nhận phải rủi ro khi các chủ nhà, chủ công trình chậm trễ trong việc thanh toán dẫn đến việc công ty khó khăn trong thanh khoản và gầy ra nợ quá hạn các món vay.
Bảng 1.2: Nợ xấu cho vay nhóm KHDN
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng nợ xấu 10 5 7 4
Tổng dư nợ 485 526 635 728 Tổng nợ xấu/ tổng dư nợ 2% 0.9% 1.1% 0.5%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11)
Có thể nói nhìn chung tình hình nợ xấu cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 giảm dần qua các năm, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (Bảng 4.7). Ngoài các nguyên nhân khách quan từ tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước, còn có các nguyên nhân chủ yếu nội tại từ NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11 là:
CN chưa chú trọng kiểm tra, kiểm soát, chấp hành không đúng quy trình nghiệp vụ đã xảy ra sai phạm như: thực hiện kiểm tra sau cho vay không đúng thời gian, chứng từ giải ngân của các Công ty không hợp lệ, thẩm định tài sản đảm bảo không đúng quy trình, khách hàng không trực tiếp đến ngân hàng ký giấy nhận nợ...
CN vẫn chưa tập trung quyết liệt xử lý thu hồi nợ xấu, ảnh hưởng đến kết quả thu hồi nợ.
Giải ngân không theo tiến độ dự án, không thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng theo quy định. Chất lượng thẩm định cho vay dự án còn yếu kém
Ngoài ra, một số doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm trả nợ bằng nhiều hình thức như chuyển nhượng vốn, thay đổi người đại diện, tẩu tán tài sản,..
Vì yếu áp lực kinh doanh, giữ chân khách hàng dẫn đến việc cho vay sai mục đích, giải ngân thiếu chứng từ...
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP 2.1. Các khái niệm
2.1.1 Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại
2.1.1.1 Khái niệm:
Theo Nguyễn Minh Kiều (2015) thì cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Như vậy, cho vay đối với KHDN tại NHTM là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao cho các doanh nghiệp một khoản tiền đế sử dụng vào một mục đích nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
2.1.1.2 Đặc điểm:
Trình độ phát triển của các doanh nghiệp không đồng đều, lĩnh vực hoạt động rộng lớn và ở nhiều ngành nghề khác nhau. Vì vậy đặc điểm cho vay KHDN cũng có sự khác nhau, nó tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng miền, điều kiện kinh tế của từng doanh nghiệp.
- Khách hàng vay là tổ chức thuộc tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Mục đích vay của KHDN thông thường là bổ sung vốn lưu động như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng…hoặc đầu tư dự án như mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm, cải tạo máy móc thiết bị..
- Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng đúng mục đích các khoản vay. Do đó khi xử lý hồ sơ khách hàng phải cân nhắc mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Quy mô khoản vay tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và đặc thù ngành sản xuất kinh doanh. Quy mô khoản vay thường dựa vào tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp hơn là tài sản thế chấp.
- Thời hạn khoản vay phụ thuộc vào mục đích vay và nguồn trả nợ của doanh nghiệp, ngắn hạn có kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng, trung hạn có kỳ hạn từ 12-60 tháng và dài hạn có kỳ hạn 60 tháng trở lên.
2.1.1.3 Các loại hình cho vay khách hàng doanh nghiệp:
Theo Nguyễn Minh Kiều (2015) dựa vào thời hạn cho vay, có thể chia cho vay doanh nghiệp thành cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp hoặc nhu cầu vốn do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp bao gồm một số phương thức cho vay sau:
Cho vay từng lần: là hình thức cho vay của ngân hàng đối với khách hàng vay không thường xuyên. Ưu điểm của cho vay từng lần là ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn và thu lãi nhiều đối với từng khoản vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay theo đó ngân hàng và khách hàng xác định thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Cho vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng đối với KHDN có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm.
- Cho vay trung dài hạn: là phương thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên hay nhu cầu tài trợ cho dự án riêng biệt, cho vay trung và dài hạn bao gồn nhiều phương thức như:
Cho vay trả góp là hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng cho phép KHDN trả gốc và lãi làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường tài trợ cho tài sản cố định hoặc tài sản lâu bền.
Cho vay đầu tư dự án là ngân hàng cho KHDN vay để thực hiện dự án đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng có thể giải ngân theo từng hạn mục mà dự án đang thực hiện.
2.2. Các lý thuyết liên quan đến quyết định cho vay trong ngân hàng thươngmại mại
2.1.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (George Akerlof, Michael Spence, Joseph Stiglitz, 1970) đạt giải Nobel kinh tế năm 2001 trong nghiên cứu: "Signaling in Retrospect and the Informational Structure of Markets" và "Information and the Change in the Paradigm in Economics".
Thông tin bất cân xứng, đôi khi được gọi là thất bại thông tin hay mất cân bằng về thông tin, có nghĩa là trong giao dịch kinh tế, một bên có lợi về nắm giữ nhiều thông tin hơn bên kia, dẫn đến những quyết định kinh tế không hiệu quả. Các mô hình nghiên cứu của lý thuyết thông tin bất cân xứng xoanh quanh hai đối tượng: đối tượng có lợi thế về thông tin và sử dụng hiệu quả thông tin đó; đối tượng không có lợi thế về thông tin đưa ra những quyết định kinh tế sai lầm và luôn tìm biện pháp để thông tin được hoàn hảo. Điều này thể hiện rõ khi người bán hàng hóa hay dịch vụ có nhiều kiến thức về chất lượng sản phẩm hơn người mua, hoặc người đi vay luôn hiểu rõ khả năng trả nợ của mình hơn so với ngân hàng. Thông tin bất cân xứng đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa lý thuyết kinh tế cổ điển với hành vi kinh tế quan sát. Do đó, thông tin bất cân xứng là một trong những vấn đề cơ bản nhất được nhiều nhà kinh tế hiện đại nghiên cứu. Hơn nữa thông tin bất cân xứng đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, do đó nhận biết ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng về sự tương tác của các chủ thể có vai trò quan trọng đối với việc hiểu biết cách thức, kết quả, hiệu quả của thông tin bất cân xứng mang lại.
Solomon (2004) cho rằng các nhà quản lý có đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên các nhà quản lý thường không cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư. Việc tìm kiếm các thông tin cần thiết của các nhà đầu tư bao gồm thông qua kênh chính thức như các báo cáo tài chính và các kênh phi tài chính như tư vấn của bên thứ ba. Như vậy có nghĩa là bên đầu tư gặp bất lợi về thông tin không hoàn hảo, bị phụ thuộc lớn vào việc công bố thông tin của công ty, dễ dẫn đến các quyết định sai lầm khi thông tin phán ánh không chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Ứng dụng lý thuyết bất cân ứng thông tin: Zoppa và McMahon (2002) chỉ ra rằng sự bất cân xứng của thông tin tạo rủi ro cao, đẩy chi phí cao lên các công ty có sự bất cân xứng thông tin cao, chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thông tin bất cân xứng cao. Thông tin bất cân xứng làm cho việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nguồn bên ngoài trở nên khó khăn hơn.
2.1.2. Lý thuyết lựa chọn bất lợi của thị trường tín dụng (Adverse selection)
Lý thuyết này còn được gọi là lựa chọn ngược, lựa chọn đối nghịch, lựa chọn trái ý) “…là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt, đây là một loại thất bại của thị trường…Trong điều kiện thông tin đối xứng, các bên trong giao dịch nắm thông tin ngang nhau và đầy đủ về thứ được giao dịch. Khi đó, người ta có thể tìm được thứ tốt hoặc thứ tương xứng với cái giá mà họ phải bỏ ra. Nhưng trong điều kiện thông tin không cân xứng, nghĩa là một bên trong giao dịch có nhiều thông tin về đối tượng giao dịch hơn bên kia, người có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin. Về khía cạnh “lựa chọn bất lợi” tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tuy nhiên, lựa chọn bất lợi trong hệ thống ngân hàng rất phổ biến, nhất là hoạt động cho vay và phân bổ định mức tín dụng, lựa chọn bất lợi cũng dễ xảy ra, do doanh nghiệp giữ những thông tin chính xác nhất về dự án kinh doanh của họ, dự án có thể khả thi hoặc không. Khi đó, một mức lãi suất trung bình cao hơn được đặt ra để bù đắp cho các rủi ro, dẫn đến loại bỏ các khách hàng có khả năng trả nợ tốt do đầu tư vào các lĩnh vực ít rủi ro hơn và còn lại nhiều hơn các khách hàng đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao và lợi nhuận cao (Stiglitz và Weiss,