vay KHDN tại ngân hàng thương mại
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu có liên quan
Tác giả Nghiên cứu Kết quả Maciej
Grodzicki (2000)
Nghiên cứu về chính sách cho vay và nguồn cung cho vay của NHTM tại Ba Lan.
Chính sách cho vay có ảnh hưởng đến nguồn cung cho vay. Ngoài ra, nguồn cung cho vay không bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn và tính thanh khoản của các ngân hàng Ba Lan. Yoshiaki Ogura
(2008)
Nghiên cứu về cạnh tranh ngân hàng và tín dụng cho doanh nghiệp tại Nhật Bản.
Số lượng cạnh tranh ngân hàng càng lớn sẽ cản trở việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp mới tại Nhật và sự cạnh tranh ngân hàng càng tăng thì khả năng cấp tín dụng càng giảm.
Hirofumi
Uchida (2008) Nghiên cứu về nhân viên chovay và mối quan hệ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhân viên cho vay đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ vay vốn bằng cách thường xuyên liên hệ với khách hàng để thu thập những thông tin của khách hàng vay, và các ngân hàng lớn ít tham gia vào việc thu thập các thông tin từ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Berrospide,
Edge và ctg (2010)
Sử dụng dữ liệu ngân hàng thứ cấp từ năm 1992 đến năm 2009 của Mỹ. Sử dụng mô hình mô hình VAR.
có ảnh hưởng tương đối nhỏ của các tỷ lệ vốn ngân hàng bao gồm tỷ lệ vốn cổ phần/tài sản, tỷ lệ vốn an toàn cấp 1, tỷ lệ vốn điều chỉnh rủi ro, tỷ số khả năng đảm bảo vốn cổ phần trong cho vay.
Mark Carlson và ctg (2012)
Nghiên cứu ảnh hưởng về nguồn vốn huy động có ảnh hưởng của tỷ lệ vốn an toàn cấp 1 và tỷ lệ vốn điều chỉnh rủi ro trong cho vay ngân hàng bằng cách so sánh sự khác biệt trong tăng trưởng cho vay đến sự khác biệt trong hai tỷ lệ vốn trên tại ngân hàng.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay với tỷ lệ vốn an toàn cấp 1 và tỷ lệ vốn điều chỉnh rủi ro mạnh hơn đối với ngân hàng có khoản vay được ký kết hợp đồng hơn những ngân hàng có những khoản vay mở rộng.
Sumit Agarwal và Itzhak Ben- David (2013)
Nghiên cứu về khoản thưởng doanh số của nhân viên cho vay dẫn đến điều kiện cho vay lỏng lẻo.
Nhân viên cho vay đã phê duyệt nhiều khoản vay rủi ro và dẫn đến khoản vay dưới chuẩn theo các cách là:
khoản thưởng doanh số cho vay.
- Nhân viên vì muốn khoản thưởng doanh số tăng theo tỷ lệ nên tập trung vào những khoản vay lớn và khuyến khích khách hàng vay đặt thêm nhiều tài sản thế chấp.
- Các khoản vay có nhiều khả năng được phê duyệt khi nhân viên cho vay được hưởng lợi nhiều hơn.
Rabab’ah, M. (2015).
Các yếu tố quyết định hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Jordan. Gồm 10 NHTM Jordan trong giai đoạn 2005-2013.
Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ cơ bản có giá trị âm và tác động đáng kể đến tỷ lệ các khoản vay tín dụng, đồng thời nhận thấy rằng quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực và đáng kể đến tỷ lệ các khoản tín dụng được cấp bởi các ngân hàng thương mại ở Jordan.
Schwert, M. (2018).
Nghiên cứu các cơ chế đằng sau sự kết hợp giữa các ngân hàng và công ty trên thị trường cho vay và tác động của sự kết hợp này đối với các mối quan hệ cho vay, vốn ngân hàng và cung cấp tín dụng.
Các ngân hàng có vốn hóa tốt ít có khả năng bị hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng trong thời kỳ suy thoái trong việc cấp vốn cho các doanh nghiệp.
Grodzicki, M. J., & Skrzypek, J. (2020).
Khả năng cạnh tranh về chi phí và thay đổi cấu trúc trong chuỗi giá trị - phân tích tổng hợp theo chiều dọc của ngành ô tô châu Âu giai đoạn 2000–2014 - bằng mô hình ARDL dữ liệu bảng.
- Sự chênh lệch giá lao động được cho là một trong những động lực dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong thời đại toàn cầu hóa.
-Mức độ cạnh tranh về chi phí của các nền kinh tế là yếu tố quyết định chính đến vai trò ngày càng tăng của họ trong chuỗi giá trị ô tô châu Âu.
Nguồn: Tác giả tổng hợp