Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu 1278_234315 (Trang 37 - 40)

2.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạ

2.3.1Yếu tố bên ngoài

- Điều kiện tự nhiên

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Môi trường tự nhiên thuận lợi, giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đặc biệt là ngành có liên quan đến nông lâm ngư nghiệp. Khi những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai, hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kéo theo là hoạt động cho vay của ngân hàng cũng gặp khó khăn. Doanh nghiệp không thể hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn như đã cam kết. Theo Agarwal, S & Hauswald, R. (2004) đã kết luận rằng địa lý, môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng tại các nước đang phát triển tại Châu Á.

- Kinh tế và xã hội

Hoạt động kinh doanh của NHTM đều chịu sự chi phối của yếu tố kinh tế xã hội. Sự ổn định về xã hội và phát triển về kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay của NHTM vì doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng, hoạt động cho vay được mở rộng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ vốn do đó dư thừa ứ đọng vốn, hoạt động cho vay bị thu hẹp. Vì vậy, yếu tố kinh tế và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Theo Chyz và ctg (2010) đã nghiên cứu và kết luận rằng môi trường chính trị, xã hội ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp đối với hoạt động cho vay của ngân hàng tại Trung Quốc.

- Hệ thống pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Những văn bản pháp luật quy định đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay và giúp ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay. Vì sự thay đổi những chủ chương chính sách về ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng dẫn đến rủi ro, thua lỗ, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngân hàng. Do đó hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM. Theo nghiên cứu của Elliehausen (2004) nghiên cứu và cho rằng có sự ảnh hưởng của pháp luật địa phương đến nguồn cung tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại bắc Carolina.

- Nhân tố khách hàng

Để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững mạnh, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ khoản vay của ngân hàng khi đến hạn. Ngân hàng đưa ra điều kiện cho vay nhằm tiêu chuẩn hóa khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn đồng thời đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Vì vậy, các yếu tố từ phía khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM.

Sự trung thực của khách hàng: Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Vì vậy, uy tín và sự trung thực của khách hàng quan trọng trong việc tạo lập mối quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng.

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Năng lực của khách hàng bao gồm:

+ Năng lực thị trường của doanh nghiệp cho biết khả năng mở rộng và định hướng đầu tư của doanh nghiệp nhằm kiểm tra sự phù hợp của dự án hoạt động với khả năng của doanh nghiệp.

+ Năng lực sản xuất của doanh nghiệp cho biết quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự phù hợp của quy mô với thị trường, cơ cấu và khả năng làm chủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện vốn tự có doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ. Vì vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp càng tốt thì khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng được đảm bảo.

+ Năng lực quản lý của doanh nghiệp xem xét khả năng thích nghi của bộ phận quản lý với sự biến động của thị trường, việc phù hợp của hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính của doanh nghiệp với quy định của pháp luật, ngân hàng sẽ đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp một cách chính xác.

Vì vậy, nếu năng lực của khách hàng yếu kém làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.

Kinh doanh của khách hàng: Ngân hàng luôn thận trọng và luôn tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong quá trình cho vay doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định rõ những điều kiện kinh tế, tình hình ngành và khả năng cạnh tranh dự kiến của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình cho vay của ngân hàng. Và việc phát sinh những rủi ro trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi rủi ro phát sinh, doanh nghiệp không thể hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, không hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

- Tài sản đảm bảo: Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cho vay. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thường lớn, để đảm bảo những khoản vay của doanh nghiệp có khả năng thu hồi trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản, thì hoạt động cho vay của ngân hàng cũng xem xét yếu tố tài sản đảm bảo của khách hàng là điều kiện để cho vay.

Theo Moti và ctg (2012) đã kết luận rằng tín dụng bao gồm tính cách của khách hàng, năng lực của khách hàng, tài sản đảm bảo, quy mô và ngành nghề kinh doanh của khách hàng, lịch sử trả nợ của khách hàng tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1278_234315 (Trang 37 - 40)