mại
2.1.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (George Akerlof, Michael Spence, Joseph Stiglitz, 1970) đạt giải Nobel kinh tế năm 2001 trong nghiên cứu: "Signaling in Retrospect and the Informational Structure of Markets" và "Information and the Change in the Paradigm in Economics".
Thông tin bất cân xứng, đôi khi được gọi là thất bại thông tin hay mất cân bằng về thông tin, có nghĩa là trong giao dịch kinh tế, một bên có lợi về nắm giữ nhiều thông tin hơn bên kia, dẫn đến những quyết định kinh tế không hiệu quả. Các mô hình nghiên cứu của lý thuyết thông tin bất cân xứng xoanh quanh hai đối tượng: đối tượng có lợi thế về thông tin và sử dụng hiệu quả thông tin đó; đối tượng không có lợi thế về thông tin đưa ra những quyết định kinh tế sai lầm và luôn tìm biện pháp để thông tin được hoàn hảo. Điều này thể hiện rõ khi người bán hàng hóa hay dịch vụ có nhiều kiến thức về chất lượng sản phẩm hơn người mua, hoặc người đi vay luôn hiểu rõ khả năng trả nợ của mình hơn so với ngân hàng. Thông tin bất cân xứng đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa lý thuyết kinh tế cổ điển với hành vi kinh tế quan sát. Do đó, thông tin bất cân xứng là một trong những vấn đề cơ bản nhất được nhiều nhà kinh tế hiện đại nghiên cứu. Hơn nữa thông tin bất cân xứng đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, do đó nhận biết ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng về sự tương tác của các chủ thể có vai trò quan trọng đối với việc hiểu biết cách thức, kết quả, hiệu quả của thông tin bất cân xứng mang lại.
Solomon (2004) cho rằng các nhà quản lý có đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên các nhà quản lý thường không cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư. Việc tìm kiếm các thông tin cần thiết của các nhà đầu tư bao gồm thông qua kênh chính thức như các báo cáo tài chính và các kênh phi tài chính như tư vấn của bên thứ ba. Như vậy có nghĩa là bên đầu tư gặp bất lợi về thông tin không hoàn hảo, bị phụ thuộc lớn vào việc công bố thông tin của công ty, dễ dẫn đến các quyết định sai lầm khi thông tin phán ánh không chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Ứng dụng lý thuyết bất cân ứng thông tin: Zoppa và McMahon (2002) chỉ ra rằng sự bất cân xứng của thông tin tạo rủi ro cao, đẩy chi phí cao lên các công ty có sự bất cân xứng thông tin cao, chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thông tin bất cân xứng cao. Thông tin bất cân xứng làm cho việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nguồn bên ngoài trở nên khó khăn hơn.
2.1.2. Lý thuyết lựa chọn bất lợi của thị trường tín dụng (Adverse selection)
Lý thuyết này còn được gọi là lựa chọn ngược, lựa chọn đối nghịch, lựa chọn trái ý) “…là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt, đây là một loại thất bại của thị trường…Trong điều kiện thông tin đối xứng, các bên trong giao dịch nắm thông tin ngang nhau và đầy đủ về thứ được giao dịch. Khi đó, người ta có thể tìm được thứ tốt hoặc thứ tương xứng với cái giá mà họ phải bỏ ra. Nhưng trong điều kiện thông tin không cân xứng, nghĩa là một bên trong giao dịch có nhiều thông tin về đối tượng giao dịch hơn bên kia, người có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin. Về khía cạnh “lựa chọn bất lợi” tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tuy nhiên, lựa chọn bất lợi trong hệ thống ngân hàng rất phổ biến, nhất là hoạt động cho vay và phân bổ định mức tín dụng, lựa chọn bất lợi cũng dễ xảy ra, do doanh nghiệp giữ những thông tin chính xác nhất về dự án kinh doanh của họ, dự án có thể khả thi hoặc không. Khi đó, một mức lãi suất trung bình cao hơn được đặt ra để bù đắp cho các rủi ro, dẫn đến loại bỏ các khách hàng có khả năng trả nợ tốt do đầu tư vào các lĩnh vực ít rủi ro hơn và còn lại nhiều hơn các khách hàng đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao và lợi nhuận cao (Stiglitz và Weiss, 1981). Theo Stiglitz và Weiss (1981), dòng chảy tín dụng không tuân theo lý thuyết cung cầu tín dụng, bởi thực trạng có nhiều khách hàng tốt không được vay vốn trong khi hồ sơ khách hàng rủi ro lại được cho vay. Bởi vì, các tổ chức cho vay thiếu thông tin đầy đủ về khách hàng và bộ công cụ đánh giá rủi ro không đầy đủ.
Trong nghiên cứu của Awargal et al (2011) đã chỉ ra ảnh hưởng của lựa chọn bất lợi trong quá trình chứng khoán hóa các khoản cho vay có thế chấp của hệ
thống ngân hàng Mỹ trong thời gian từ 2004 - 2008, trong đó các ngân hàng, do không có đầy đủ thông tin, đã giữ lại các khoản vay thực chất có độ rủi ro cao hơn, trong khi lại tập hợp các khoản vay có độ rủi ro thấp thành các danh mục và chuyển đổi thành chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp và bán ra thị trường. Đây được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mất thanh khoản của hệ thống ngân hàng, góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính trên toàn hệ thống sau đó. Hệ thống ngân hàng Việt Nam thời điểm những năm 2006 - 2008 vừa qua đã chịu tác động lớn của “lựa chọn bất lợi”, đặc biệt từ cho vay bất động sản. Khi thị trường bất động sản đang đi lên, người vay đầu tư bất động sản sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất chấp họ phải đối mặt với các mức độ rủi ro khác nhau. Ngân hàng trở nên bất cẩn, cho vay ồ ạt với mức lãi suất ngày càng gia tăng, do không thể và có thể cũng không muốn đánh giá khả năng trả nợ và tiềm lực của các loại khách hàng khác nhau. Lúc này các bên tham gia thị trường đều bị mờ mắt bởi một tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng có có vẻ như rất hấp dẫn.
2.1.3. Rủi ro đạo đức trong hoạt động của ngân hàng (Moral hazard)
Theo (Paul, 2009) thì : “Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin bất cân xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin…” cụ thể là “trường hợp khi một bên đưa ra các quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại”. Các chủ thể phát sinh rủi ro đạo đức:
Rủi ro đạo đức phát sinh từ khách hàng vay vốn: khách hàng không sử dụng vốn vay theo mục đích đúng như cam kết trên hợp đồng tín dụng, tuy nhiên có hành vi gian lận, cố tình che giấu thống tin về sử dụng vốn vay. Ở mức độ nghiêm trọng, bên đi vay sử dụng hồ sơ giả để tiếp cận khoản vay, các báo cáo tài chính gian lận, tài sản thế chấp không đảm bảo,… Bên cho vay chịu ảnh hưởng bởi bất cân xứng thông tin, gánh chịu rủi ro đạo đức sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết.
Rủi ro đạo đức phát sinh từ bên tổ chức cho vay: cụ thể với bộ phận quản lý, có mối quan hệ mật thiết với khách hàng, có sự chia sẻ lợi ích từ hoạt động cho vay. Khi hồ sơ tín dụng của khách hàng không đảm bảo: báo cáo tài chính yếu, tài
sản thế chấp nhiều rủi ro, mục đích vay vốn không khả thi, cơ cấu cho vay không đảm bảo… thậm chí là khách hàng không đủ điệu kiện để được cấp vốn. Tuy nhiên, bản thân cán bộ tín dụng hoặc cấp quản lý vì lợi ích cá nhân, dùng kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân để hướng dẫn khách hàng khai báo hồ sơ giả nhằm dễ dàng tiếp cận khoản vay. Trong trường hợp khách hàng gặp rủ ro thì cả khách hàng và ngân hàng đều gánh chịu tổn thất.
Rủi ro đạo đức xuất phát từ phía cán bộ cho vay: trong trường hợp cán bộ cho vay cố tình gian lận, nhằm hưởng lợi ích, hoặc thiếu trách nhiệm trong giám sát khoản vay dẫn đến tình trạng khách hàng có nợ xấu, không có khả năng trả nợ.
Theo Mushinski (1999) đưa ra những nguyên nhân dẫn đến sự không hoàn hảo của thị trường tài chính tại các nước đang phát triển là: lựa chọn bất lợi, rủi ro đạo đức và giám sát chi phí và thực thi hợp đồng và ông khẳng định lý do tác động đến việc thực thi các hợp đồng là vấn đề sở hữu. Từ các lý thuyết nêu trên cho thấy các thông tin và thực thi hợp đồng trong việc tín dụng ngân hàng có thể dẫn đến thị trường tín dụng không hoàn hảo. Như vậy, các DN trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng có thể gặp khó khăn từ các thất bại thị trường phía cung (Các ngân hàng từ chối cho vay) vì tính khả thi của các đề xuất, thông tin trong đề xuất không đầy đủ, chi phí lãi cao,...
2.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạicác ngân hàng thương mại các ngân hàng thương mại
Theo Rose, P. S. (1996) thì NHTM được định nghĩa là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Vì vậy, có thể hiểu NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng với mục đích thu lợi nhuận. NHTM là một doanh nghiệp vì có cơ cấu, bộ máy tổ chức như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, tự chủ về tài chính và phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Ngân sách Nhà nước.
Cũng như các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự tác động của môi trường bên trong và bên ngoài. Do đó, hoạt động cho vay KHDN tại NHTM chịu tác động của nhiều nhóm yếu tố.
2.3.1 Yếu tố bên ngoài- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện tự nhiên
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Môi trường tự nhiên thuận lợi, giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đặc biệt là ngành có liên quan đến nông lâm ngư nghiệp. Khi những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai, hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kéo theo là hoạt động cho vay của ngân hàng cũng gặp khó khăn. Doanh nghiệp không thể hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn như đã cam kết. Theo Agarwal, S & Hauswald, R. (2004) đã kết luận rằng địa lý, môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng tại các nước đang phát triển tại Châu Á.
- Kinh tế và xã hội
Hoạt động kinh doanh của NHTM đều chịu sự chi phối của yếu tố kinh tế xã hội. Sự ổn định về xã hội và phát triển về kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay của NHTM vì doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng, hoạt động cho vay được mở rộng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ vốn do đó dư thừa ứ đọng vốn, hoạt động cho vay bị thu hẹp. Vì vậy, yếu tố kinh tế và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Theo Chyz và ctg (2010) đã nghiên cứu và kết luận rằng môi trường chính trị, xã hội ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp đối với hoạt động cho vay của ngân hàng tại Trung Quốc.
- Hệ thống pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Những văn bản pháp luật quy định đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay và giúp ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay. Vì sự thay đổi những chủ chương chính sách về ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng dẫn đến rủi ro, thua lỗ, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngân hàng. Do đó hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM. Theo nghiên cứu của Elliehausen (2004) nghiên cứu và cho rằng có sự ảnh hưởng của pháp luật địa phương đến nguồn cung tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại bắc Carolina.
- Nhân tố khách hàng
Để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững mạnh, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ khoản vay của ngân hàng khi đến hạn. Ngân hàng đưa ra điều kiện cho vay nhằm tiêu chuẩn hóa khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn đồng thời đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Vì vậy, các yếu tố từ phía khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM.
Sự trung thực của khách hàng: Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Vì vậy, uy tín và sự trung thực của khách hàng quan trọng trong việc tạo lập mối quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng.
Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Năng lực của khách hàng bao gồm:
+ Năng lực thị trường của doanh nghiệp cho biết khả năng mở rộng và định hướng đầu tư của doanh nghiệp nhằm kiểm tra sự phù hợp của dự án hoạt động với khả năng của doanh nghiệp.
+ Năng lực sản xuất của doanh nghiệp cho biết quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự phù hợp của quy mô với thị trường, cơ cấu và khả năng làm chủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện vốn tự có doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ. Vì vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp càng tốt thì khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng được đảm bảo.
+ Năng lực quản lý của doanh nghiệp xem xét khả năng thích nghi của bộ phận quản lý với sự biến động của thị trường, việc phù hợp của hệ thống hạch toán kế toán