Biến nghiên cứu Nguồn Tác động
1.Nguồn vốn huy động
Maciej Grodzicki (2000), Mark Carlson và ctg (2012), Rabab’ah, M. (2015). Schwert, M. (2018)
(+) 2.Chính sách cho vay Maciej Grodzicki (2000) (+) 3. Khả năng cạnh tranh Yoshiaki Ogura (2008)
Grodzicki, M. J., & Skrzypek, J. (2020) (-)
4.Nhân viên cho vay
Hirofumi Uchida (2008)
Sumit Agarwal và Itzhak Ben-David (2013)
Grodzicki, M. J., & Skrzypek, J. (2020) (+) 5.Quy trình cho vay Sumit Agarwal và Itzhak Ben-David (2013) (+)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Giải thích biến đo lường và Giả thuyết nghiên cứu:
Nguồn vốn huy động: Về bản chất, hoạt động cho vay ngân hàng sẽ được đẩy mạnh khi nguồn vốn huy động của ngân hàng dồi dào, bởi vì nguồn vốn cho vay tại các NHTM chủ yếu là nguồn từ huy động vốn. Khi nguồn vốn huy động ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý sẽ góp phần ổn định nguồn cung vốn cho vay KHDN (Maciej Grodzicki (2000), Mark Carlson và ctg (2012), Rabab’ah, M. (2015). Schwert, M. (2018)). Chính vì vậy, giả thuyết đặt ra là nguồn vốn huy động tăng thì hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 càng được đẩy mạnh, gia tăng.
Giả thuyết 1: Nguồn vốn huy động có tác động cùng chiều đến hoạt động cho vay KHDN.
Chính sách cho vay: Trong hệ thống các NHTM, ngoài việc tuân thủ theo các quy định về chính sách cho vay của NHNN gồm: các yếu tố giới hạn mức cho vay
đối với một khách hàng, kỳ hạn khoản vay, lãi suất cho vay và mức phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề, thì mỗi ngân hàng đều có các chính sách cho vay theo định hướng phát triển riêng của ngân hàng. Theo lý thuyết tài chính và lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng thì tất cả các yếu trên đó có tác động trực tiếp đến việc mở rộng hay hạn chế cho vay của ngân hàng cho các doanh nghiệp. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách cho vay là đúng đắn và linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của KHDN thì hoạt động cho vay ngân hàng được tăng trưởng mà vẫn đảm bảo về chất lượng cho vay. Ngược lại, chính sách cho vay thắt chặt các điều kiện dẫn đến hoạt động cho vay hạn chế (Maciej Grodzicki, 2000).
Giả thuyết 2: Việc mở rộng chính sách cho vay sẽ có tác động cùng chiều đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11.
Khả năng cạnh tranh: cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, không bị tụt hậu so với đối thủ và phát huy các thế mạnh vượt qua đối thủ cạnh tranh thể hiện ở các ưu đãi trong hoạt động cho vay KHDN như chính sách lãi suất, thời hạn cho vay, các tài sản đảm bảo v.v...Vì vậy, theo lý thuyết marketing nếu như đối thủ cạnh tranh chiếm ưu thế nhiều hơn thì sẽ thu hút nhiều khách hàng và khách hàng hiện tại cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh (Yoshiaki Ogura, 2008; Grodzicki, M. J., & Skrzypek, J. 2020). Do đó, giả thuyết đặt ra là cạnh tranh trong cho vay giữa các ngân hàng càng cao thì hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 càng khó khăn.
Giả thuyết 3: Khả năng cạnh tranh trong cho vay KHDN sẽ có tác động ngược chiều đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11.
Nhân viên cho vay: Trong quá trình tiếp cận các khách hàng vay, thì nhân viên cho vay là nhân tố quan trọng trong hoạt động cho vay, nhất là đối với KHDN. Bởi vì nhân viên cho vay là người tham gia trực tiếp vào tất các các bước của quy trình cho vay, từ khâu tiếp xúc khách hàng đầu tiên đến khâu thanh lý hợp đồng cuối cùng, và là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng. Vì thế, nhân viên cho vay đóng vai trò quan trọng trong cầu nối này thể hiện tinh thần trách nhiệm, đạo đức
nghề nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động cho vay là KHDN. Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng giao tiếp cũng quyết định đến sự tăng trưởng của hoạt động cho vay đối với các KHDN. Do nhân tố nhân viên cho vay bao hàm nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp, đạo đức,.. ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. (Hirofumi Uchida, 2008; Sumit Agarwal và Itzhak Ben-David, 2013). Vì vậy, đối với nhân viên cho vay nếu có chuyên môn nghiệp vụ tín dụng giỏi và đạo đức nghề nghiệp tốt thì hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 được đẩy mạnh.
Giả thuyết 4: Nhân viên cho vay có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức tốt sẽ có tác động cùng chiều đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11.
Quy trình cho vay: Quy trình cho vay của các NHTM đều phải tuân theo các quy định chung của NHNN, tuy nhiên mỗi ngân hàng đều xây dựng quy trình cho vay của riêng mình nhưng vẫn tuân theo các quy định chung của NHNN. Một quy trình cho vay chặt chẽ, hợp lý sẽ phân định được trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể tham gia trong quá trình cho vay. Từ đó, giúp hoạt động cho vay, kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay có tác dụng giảm thiểu và hạn chế các rủi ro từ hoạt động cho vay, giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình hoạt động cho vay, hiểu rõ về khách hàng và giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế được rủi ro trong quá trình cho vay từ đó có những chính sách, chủ trương nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay. (Sumit Agarwal và Itzhak Ben-David, 2013). Vì vậy, giả thuyết đặt ra là quy trình cho vay hợp lý thì hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 được đẩy mạnh.
Giả thuyết 5: Quy trình cho vay có tác động cùng chiều đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã đã trình bày những cơ sở lý luận cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN. Trong chương này tác giả cũng đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết liên quan. Đây cũng là cơ sở lý thuyết nền tảng quan trọng để xây dựng các phương pháp nghiên cứu được trình bày tại chương 3 tiếp theo.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Các bước thực hiện nghiên cứu trong luận văn được trình bày thông qua sơ đồ sau: Bước 1: Xác định vấn đề và mục
tiêu nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng và đề xuất mô hình nghiên cứu
- Kiểm định thang đo (Crobach’s Alpha)
- Kiểm định nhân tố (EFA) - Ước lượng mô hình hồi quy - Phân tích tương quan - Kiểm định đa cộng tuyến - Kiểm định sự phù hợp của
mô hình
Bước 3: Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính
Bước 4: Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng
Bước 5: Trình bày kết quả nghiên cứu
( Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Các bước thực hiện quy trình nghiên cứu được thể hiện qua 5 bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đây nhằm xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng đề xuất mô hình nghiên cứu
Trong bước này tác giả căn cứ vào các cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 2 và các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu và xây dựng phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Bước 3: Thực hiện nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và xây dựng thang đo về các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN. Trong bước này tác giả tiến hành phỏng vấn 5
chuyên gia nhằm xác định các yếu tố và thang đo các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN gồm: