3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả Frequencies được sử dụng cho dữ liệu thu thập được bao gồm các thống kê về: trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, thời gian công tác liên quan đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11.
Thống kê mô tả được kiểm định ở bước này gồm các chữ số đặc trưng trong thống kê: tần số và tần suất các thông tin cá nhân, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để xem xét quy luật phân phối của các biến quan sát nhằm đưa ra nhận xét ban đầu về mẫu thu thập được với đối tượng khảo sát.
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng Cronback’s Alpha
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha (α) được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp, trước khi tiến hành phân tích yếu tố EFA vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả.
Hệ số Cronbach's Alpha (α) là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan các điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các điểm không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.
Các mức giá trị Alpha:
0.7 α 0.8 : Là thang đo sử dụng được
α 0.6 : Sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu.
Kiểm định độ tin cậy thang đo có thể được xác định bởi hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation), nhằm loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi thang đo lường.
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biết mức độ liên kết giữa một biến quan sát trong yếu tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của yếu tố của một biến quan sát cụ thể.
Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào yếu tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phẩy lớn hơn 0.3, nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi yếu tố đánh giá.
3.3.3. Phân tích yếu tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích yếu tố khám phá được sử dụng để xác định các nhóm tiêu chí đánh giá phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11.
Phương pháp phân tích yếu tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence Technicques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships) EFA dùng để rút gọn 1 tập k biến quan sát thành một tập F (F < k). Các yếu tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các yếu tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). Mô hình phân tích yếu tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây phải điều kiện:
- Hệ số tải yếu tố (Factor loading) là hệ số tương quan giữa các biến và yếu tố, là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.
Hệ số tải yếu tố > 0.3 được xem làm là đạt mức tối thiểu. Hệ số tải yếu tố > 0.4 được xem là quan trọng.
Hệ số tải yếu tố > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
- Hệ số KMO ( Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 KMO 1 thì phân tích yếu tố là thích hợp.
- Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích yếu tố giải thích được bao nhiêu phần trăm, và bị thất thoát bao nhiêu phần trăm.
Tiêu chuẩn để chấp nhận phân tích yếu tố có phương sai cộng dồn lớn hơn 50% với Eigenvalue (chỉ số riêng) phải lớn hơn 1.
3.3.4. Phân tích hồi quy bội
Mô hình hồi quy bội là mô hình hồi quy tuyến tính đối với hệ số β chưa hiệu chỉnh có dạng:
HĐCV = β0 + β1HD + β2CS + β3CT + β4NV + β5QT + u Trong đó:
HĐCV: Là biến phụ thuộc (Hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11).
β0 : Là hệ số chặn ; u : là sai số
βi : Hệ số hồi quy thứ i (i = 1,....5): Phản ánh mức độ tăng (giảm) của HĐCV khi các biến độc lập (Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN: Nguồn vốn huy động (HD), Chính sách cho vay (CV), Khả năng cạnh tranh (CT), Nhân viên cho vay (NV) và Quy trình cho vay (QT) thay đổi.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc tuyến tính lẫn nhau. Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi có mối tương quan tuyến tính hiện hữu giữa ít nhất 2 biến độc lập trong mô hình. Khi đó sẽ dẫn đến các vấn đề sau: Hạn chế giá trị R2 (thường sẽ làm tăng R2); làm sai lệch/ đổi dấu các hệ số hồi quy.
Có rất nhiều cách phát hiện sự tồn tại của đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy như: như R2 cao nhưng tỉ số t thấp; tương quan cặp giữa các biến giải thích cao ...
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến:
Hệ số VIF (variance inflation factor- hệ số phóng đại phương sai) để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Trong các mô hình hồi quy hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không có đa cộng tuyến xảy ra (theo Hoàng Trọng - Chu Nguyên Mộng Ngọc, 2010).
Kiểm định độ phù hợp của mô hình: dựa vào hệ số của R2 để xác định mức độ giải thích của các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11, hệ số càng lớn mức độ giải thích càng lớn.
R (Hệ số tương quan) R2 (hệ số xác định)
< 0.3 0.1 : Tương quan ở mức thấp
0.3 R 0.5 0.1 R2 0.25 : Tương quan ở mức trung bình 0.5 R 0.7 0.25 R2 0.5 : Tương quan khá chặt chẽ 0.7 R 0.9 0.5 R2 0.8 : Tương quan khác chặt chẽ
0.9 0.8 : Tương quan rất chặt chẽ
Tác giả sẽ dựa vào hệ số số R2 hiệu chỉnh ảnh để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội, vì R2 không phụ thuộc vào độ lệch toán đại của R2. R2 hiệu chỉnh thường nhỏ hơn R2 thì nó không phóng đại mức độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là phát triển định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
Cặp giả thuyết nghiên cứu:
Giả thiết H0 : không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Giả thuyết H1 : Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết với mức ý nghĩa 5%: Nếu Sig. 0.05 : Bác bỏ H0; Nếu Sig. > 0.05 : Chưa có cơ sở bác bỏ H0
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu trước đã trình bày ở chương 2, trong chương 3 tác giả đã đưa ra các thang đo để đo lường các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN. Nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội để để phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11, tiến trình này gồm hai giai đoạn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong chương 3, tác giả đã trình bày chi tiết về việc thiết kế thang đo, thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu. Dựa trên nền tảng lý thuyết của chương này tác giả thực hiện xử lý số liệu và rút ra kết luận về các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11 sẽ được trình bày ở chương 4. Phần mềm xử lý số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là SPSS 20.
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả nghiên cứu
4.3.1. Kết quả định tính
Với 135 phiếu khảo sát được phát đi, kết quả thu về được 130 phiếu trả lời và đạt yêu cầu, thông tin phiếu khảo sát thu thập được sẽ được tổng hợp cho phân tích dữ liệu tiếp theo. Cơ cấu phân loại mẫu nghiên cứu theo các tiêu chí như: trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, thời gian làm việc liên quan đến công tác cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 và các chuyên viên cho vay KHDN đang công tác tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua kết quả khảo sát tại bảng 4.1 cho thấy các đối tượng được khảo sát có sự chênh lệch giữa tỷ trọng nữ và nam giới. Trong tổng số 130 mẫu nghiên cứu có 64.29% là nam và 26.98 là nữ. Điều này cho thấy các đối tượng khảo sát liên quan đến công tác cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11 có có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Điều này là phù hợp với thực tế hiện nay, vì các công tác liên quan đến cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín đa phần là nam.
Bảng 4.1: Thống kê các đối tượng khảo sát
Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%) 1. Trình độ học vấn Cao đẳng 4 3,17 Đại học 101 77.78 Sau đại học 18 13.49 Các hệ đào tạo khác 7 5.56 Tổng 130 100 2. Tuổi Từ 22 đến < 30 5 3.97 Từ 31 đến < 45 103 79.37 Trên < 55 trở lên 22 16.67 Tổng 130 100
3. Thời gian làm việc liên quan đến công tác cho vay KHDN
1 đến 6 tháng 3 2.38
6 tháng đến 1 năm 24 18.25
Trên 5 năm 61 46.83 Tổng 130 100 4. Giới tính Nam 84 64.29 Nữ 46 26.98 Tổng 130 100
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng làm công tác liên quan đến cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11, đa phần có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ 77.78%, sau đó đến trình độ sau đại học chiếm 13.49%, còn lại là trình độ cao đẳng và các hệ đào tạo hết chiếm tỷ lệ không đáng kể. Độ tuổi từ 31 đến 45 chiếm tỷ trọng cao (79.37%) và thời gian công tác từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 32.54%, và thời gian công tác trên 5 năm chiếm tỷ lệ 46.83%. Điều này cho thấy trình độ, cũng như kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực này của các đối tượng khảo sát trong mẫu đáp ứng được về chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác cho vay KHDN.
4.3.2. Kết quả thống kê mô tả các biến
Phiếu khảo sát sau khi thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích thống kê mô tả thang đo của các yếu tố như sau:
Thống kê mô tả thang đo yếu tố Nguồn vốn huy động
Bảng 4.2: Thống kê mô tả thang đo yếu tố Nguồn vốn huy động
Ký hiệu Quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn HD1 130 1 5 3.52 0.851 HD2 130 1 5 3.34 0.732 HD3 130 1 5 3.18 0.753 HD4 130 1 5 3.16 0.818 HD5 130 1 5 3.35 0.543
Nguồn : Kết quả từ phần mềm xử lý số liệu 20.0
Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy thang đo Nguồn vốn huy động (HD) có thang đo HD4 (Nguồn vốn huy động ổn định góp phần giúp ngân hàng đầu tư cho các dự án dài hạn của đối tượng KHDN) có giá trị trung bình thấp nhất (3.16) và thang đo HD1 (Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng đến thời hạn cho vay của hoạt động cho
vay KHDN) có giá trị trung bình cao nhất (3.52). Do đó thang đo này cần được lưu ý khi phân tích yếu tố Nguồn vốn huy động (HD) ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11.
Thống kê mô tả thang đo yếu tố Chính sách cho vay
Bảng 4.3: Thống kê mô tả thang đo yếu tố Chính sách cho vay
Ký hiệu Quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn CS1 130 1 5 3.14 0.828 CS2 130 1 5 3.48 0.875 CS3 130 1 5 3.39 0.802 CS4 130 1 5 3.22 0.816 CS5 130 1 5 3.54 0.772
Nguồn : Kết quả từ phần mềm xử lý số liệu 20.0
Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy trong 5 thang đo Chính sách cho vay (CS) có thang đo CS1 (NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11 có nhiều chính sách ưu đãi trong hoạt động cho vay KHDN.) có giá trị trung bình thấp nhất (3.14) và thang đo CS5 (Chính sách cho vay tại ngân hàng phù hợp với tình hình kinh tế sẽ làm tăng trưởng dư nợ và đảm bảo chất lượng của hoạt động cho vay) có giá trị trung bình cao nhất (3.54), do đó hai thang đo này cần được lưu ý khi phân tích yếu tố Chính sách cho vay (CS) ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11.
Thống kê mô tả thang đo yếu tố Khả năng cạnh tranh
Bảng 4.4: Thống kê mô tả thang đo yếu tố Khả năng cạnh tranh
Ký hiệu Quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn CT1 130 1 5 3.35 0.087 CT2 130 1 5 3.28 0.914 CT3 130 1 5 3.25 0.803 CT4 130 1 5 3.83 0.762 CT5 130 1 5 3.16 0.853
Kết quả tại bảng 4.4 cho thấy trong 5 thang đo Khả năng cạnh tranh (CT) có thang đo CT5 (NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11, hiện đang có các chính sách khuyến khích khai thác các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp.) có giá trị trung bình thấp nhất (3.16) và thang đo CT4 (Dịch vụ chăm sóc khách hàng đối với KHDN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11 so với các NHTM khác là tương đồng) có giá trị trung bình cao nhất (3.83), do đó hai thang đo này cần được lưu ý khi phân tích yếu tố Khả năng cạnh tranh (CT) ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11.
Thống kê mô tả thang đo yếu tố Nhân viên cho vay
Bảng 4.5: Thống kê mô tả thang đo Nhân viên cho vay
Ký hiệu Quan sát Giá trị nhỏ
nhất Giá trị lớnnhất Giá trị trungbình Độ lệchchuẩn
NV1 130 1 5 3.78 0.912
NV2 130 1 5 3.92 0.819
NV3 130 1 5 3.81 0.901
NV4 130 1 5 3.35 0.894
NV5 130 1 5 3.32 0.853
Nguồn : Kết quả từ phần mềm xử lý số liệu 20.0
Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy trong 5 thang đo Nhân viên cho vay (NV) có thang đo NV5 (Cán bộ, nhân viên cho vay KHDN độc lập trong quyết định cho vay khách hàng) có giá trị trung bình thấp nhất (3.32) và thang đo NV2 (Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên cho vay KHDN là tốt) có giá trị trung bình cao nhất (3.92), do đó hai thang đo này cần được lưu ý khi phân tích yếu tố Nhân viên cho vay (NV) ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 11.
Thống kê mô tả thang đo yếu tố Quy trình cho vay
Bảng 4.6: Thống kê mô tả thang đo yếu tố Quy trình cho vay
Ký hiệu Quan sát Giá trị nhỏ
nhất Giá trị lớnnhất Giá trị trungbình Độ lệchchuẩn
QT1 130 1 5 3.15 0.948
QT2 130 1 5 3.92 0.719
QT4 130 1 5 3.33 0.824
QT5 130 1 5 3.19 0.957