Cơ hội và thách thức trong QLRBV tiến tới CC Rở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 27 - 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Ở Việt Nam

1.2.4. Cơ hội và thách thức trong QLRBV tiến tới CC Rở Việt Nam

1.2.4.1. Cơ hội

Quá trình QLRBV và CCR đang được sư tham gia tự nguyện của đông đảo chủ rừng trong cả nước trước sức hấp dẫn của CCR.

Thị trường thế giới đang có nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam biểu thị ở kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của ta đang trở thành 1 ngành sản xuất lớn.

Chỉ số giá trị lâm sản xuất khẩu theo văn bản chiến lược lâm nghiệp quốc gia như sau (đơn vị: triệu USD/năm): 250/2000, 721/2003, 1700/2005, 3.700/2010, 7.800/2020 (ước tính). Song, do hiện nay Viêt Nam sản xuất gỗ để chế biến quá ít (80% nhập khẩu), lại chưa có chứng chỉ QLRBV, đa phần xuất khẩu qua thương hiệu có uy tín khác, nên lãi suất rất thấp mặc dù kim ngạch xuất khẩu rất cao.

Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Nhà nước bằng các chính sách, thể chế thể hiện trong chiến lược lâm nghiệp quốc gia, các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, thì quá trình QLRBV và CCR sẽ được cải thiện tốt về tốc độ và chất lượng.

1.2.4.2. Thách thức

Sức ỳ của cách quản lý kinh doanh theo kế hoạch khiến các doanh nghiệp lâm nghiệp không năng động, không nhạy bén với các cơ hội về thị trường.

Sự độc lập và quyền tự quản lý về kế hoạch, tài chính, tổ chức nhân sự chưa đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển, nhất là chế độ chủ quản đang kìm hãm sản xuất kinh doanh, chế độ sở hữu rừng và đất cũng còn đang trong giai đoạn đổi mới.

Tài nguyên rừng và đất rừng nghèo vì qua 1 thời gian dài khai thác lâm sản và quản lý rừng chưa bền vững, lâm phận không ổn định, đất tốt thường dành cho sản xuất nông nghiệp. Nhà kinh doanh chưa được lựa chọn theo tiêu chuẩn kinh doanh. Đó là những thách thức trước mắt của QLRBV ở Việt Nam trong tương lai cần khắc phục nhằm tiến tới QLRBV mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1.2.5. Lập kế hoạch quản lý rừng bền vững

Một trong những nguyên tắc để QLRBV là đảm bảo khai thác lâu dài, liên tục với sản lượng tương đối ổn định hàng năm ở mỗi khu rừng. Ngay từ khi trồng rừng, việc lập kế hoạch trồng rừng, khai thác phải được thực hiện nghiêm chỉnh.

+ Những mục tiêu của KHQLR.

+ Mô tả những tài nguyên được quản lý, những hạn chế về môi trường, hiện trạng sở hữu sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội và tình hình vùng xung quanh.

+ Mô tả hệ thống quản lý lâm sinh hoặc những hệ thống khác trên cơ sở sinh thái của khu rừng và thu thập thông tin thông qua điều tra tài nguyên.

+ Cơ sở của định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài. + Các nội dung quan sát về sinh trưởng của rừng.

+ Sự an toàn môi trường trên cơ sở những đánh giá về môi trường. + Kế hoạch bảo vệ các loài quý hiếm.

+ Bản đồ mô tả tài nguyên rừng, những hoạt động trong kế hoạch, và sở hữu đất. + Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 27 - 29)