Tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 46 - 48)

Chương 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

3.3.1. Sự hình thành Công ty lâm nghiệp Tam Thanh

CTLN Tam Thanh tiền thân là Trạm ươm cây Vạn Xuân, thuộc Công ty Lâm nghiệp Phú Thọ được thành lập tháng 11 năm 1959. Hiện nay CTLN Tam Thanh là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam có trụ sở đóng tại xã Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ. Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã có trên 50 năm xây dựng và phát triển.

Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Bộ máy tổ chức của Công ty gồm có Ban giám đốc (Giám đốc và 1 phó giám đốc), 3 phòng chức năng và 5 đội sản xuất.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTLN Tam Thanh

Ghi Chú:

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ phối hợp chức năng Nhiệm vụ chính của Công ty:

- Quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng - Sản xuất kinh doanh rừng

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TC-HC PHÒNG TC-KT PHÒNG KH-KT ĐỘI 1 ĐỘI 2 ĐỘI 3 ĐỘI 4 ĐỘI 5

- Làm dịch vụ sản xuất cây giống - Làm chủ các dự án đầu tư

Tổng số cán bộ công nhân viên: Công ty biên chế ổn định 55 người, trong đó nữ 18; số còn lại sử dụng lao động thời vụ tại địa phương.

Lao động trực tiếp: 33 người Lao động gián tiếp: 22 người

Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 15, trung cấp 11, công nhân từ bậc 4 trở lên 6.

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là:

-Sản xuất kinh doanh cây giống Nguyên liệu giấy và các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến trồng rừng.

-Trồng và chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản cung ứng nguyên liệu giấy theo kế hoạch và tiến độ của Vinapaco.

-Được Vinapaco uỷ quyền ký hợp đồng kinh tế và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác theo phân cấp của Tổng công ty.

Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài sản, tài nguyên môi trường quốc phòng an ninh.

3.3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.3.2.1 Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Giấy Việt Nam và sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành trên địa bàn hoạt động của đơn vị đã tạo môi trường thuận lợi để đơn vị mở rộng sản xuất phù hợp với khả năng và năng lực của đơn vị.

Được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện uỷ, hội đồng nhân dân, UBND các phòng chức năng của huyện Tam Nông, Đà Bắc và các xã trên địa bàn.

Là một trong các CTLN thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam có địa bàn trồng rừng thuận lợi, cơ sở hạ tầng đường sá phát triển. Cự ly vận chuyển nguyên liệu giấy, hàng hoá từ Công ty đi Bãi Bằng và ngược lại gần và thuận lợi. Do đó chi phí

Có thị trường tiêu thụ nguyên liệu giấy ổn định là Nhà máy giấy Bãi Bằng và các cơ sở chế biến của Tổng công ty giấy Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty trẻ, có trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất. Có kinh nghiệp trong việc mở rộng hiện trường trồng rừng trên các địa bàn khác.

Cơ chế khoán ngày càng được hoàn thiện, gắn quyền lợi của người lao động với sản phẩm do họ làm, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất của Công ty.

Đó là những thuận lợi cơ bản giúp Công ty vượt qua mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành nhiệm vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam giao.

3.3.2.2 Những hạn chế

Chu kỳ sản xuất cây nguyên liệu giấy dài từ 7 - 8 năm, sản xuất ngoài trời, theo mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và chịu nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)