Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 43 - 46)

Chương 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Đặc điểm kinh tế

3.2.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế của địa phương

Định hướng phát triển kinh tế của huyện Tam Nông trong giai đoạn sản xuất 2006 - 2020 là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 15%, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và tăng trưởng, sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng sản xuất tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng trên 6%, giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng tăng trên 35%, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng trên 10%.

Chỉ tiêu kinh tế:

a) Tổng giá trị sản xuất (giá cố định): 574 tỷ đồng, tăng trên 15% Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: 183 tỷ đồng, tăng trên 6%. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng: 194 tỷ đồng, tăng trên 35%. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ: 170 tỷ đồng, tăng trên 10%.

Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp: 36,14%; Công nghiệp xây dựng: 33,22%; Dịch vụ: 30,64%.

b)Thu hút vốn đầu tư trên địa bàn trên 1.200 tỷ đồng. c) Tổng sản lượng cây con có hạt ước thực hiện 27.504 tấn.

e) Tổng thu ngân sách huyện: 88,028 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 19,526 tỷ đồng.

3.2.1.2. Cơ cấu ngành nghề chính của huyện Tam Nông

Năm 2010 tăng trưởng kinh tế của huyện Tam Nông GDP đạt 13,08% so với năm 2009. Trong đó:

Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng: 204 tỷ đồng chiếm 27,15% so với tổng giá trị sản xuất; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp: 286,1 tỷ đồng, chiếm 38,27% so với tổng giá trị sản xuất; Giá trị sản xuất dịch vụ: 258,57 tỷ đồng chiếm 34,58% so với tổng giá trị sản xuất.

Vốn đầu tư cả năm: 247 tỷ đồng trong đó: Ngân sách nhà nước: 134 tỷ đồng

Từ doanh nghiệp: 30 tỷ đồng. Vốn đầu tư trong dân: 83 tỷ đồng.

Trồng rừng tập trung mới: 200 ha tăng 0,8% so với năm 2009.

3.2.1.3. Kinh tế lâm nghiệp

Giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 18,27%, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Độ che phủ rừng 25%.

Thị trường lâm sản chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy và gỗ bóc, gỗ lạng làm bao bì sản phẩm.

3.2.2. Đặc điểm xã hội, dân trí

3.2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

Huyện Tam Nông có 82.457 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 42.000 người chiếm 50,94%.

Tỷ lệ gia tăng dân số <1%. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 15,6%.

Toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn, tổng số hộ trong huyện là 18.632 hộ. Thành phần dân tộc gồm dân tộc Kinh và Mường, trong đó người Kinh là chủ yếu chiếm 92% dân số.

Lao động trên địa bàn đang có nhu cầu làm việc rất cao nên sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu lao động của Công ty khi cần thiết.

3.2.2.2. Dân trí, văn hoá, giáo dục và y tế

Đời sống văn hoá, y tế, giáo dục được quan tâm chú trọng, triển khai thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực. Triển khai tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp, nhà giáo vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.

Chất lượng đào tạo được đánh giá nghiêm túc, năm học 2009 - 2010 toàn huyện có 947 học sinh giỏi, 148 giáo viên dạy giỏi các cấp.

Trình độ học vấn: phổ cập trung học phổ thông. Tỷ lệ người biết chữ: trên 98%

(Nguồn: Tài liệu họp Hội đồng nhân dân huyện Tam Nông năm 2010)

3.2.3. Kết cấu hạ tầng, mạng lưới đường sá, bến bãi, cơ sở công nghiệp

Hệ thống giao thông trong khu vực Công ty quản lý rất phát triển, mạng lưới đường sá thuận tiện cho vận chuyển gỗ nguyên liệu giấy, có 2 quốc lộ chính chạy qua giao nhau tại đầu cầu Phong Châu đó là quốc lộ 32A từ Sơn La - Việt Trì; quốc lộ 32C Hà Nội - Yên Bái và các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên thôn liên xã phát triển rất thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh và giao lưu kinh tế.

Khoảng cách từ Công ty đến Nhà máy giấy Bãi Bằng gần 25 km, rất thuận tiện cho vận chuyển lâm sản bằng đường bộ, giảm chi phí vận tải và hao hụt gỗ nguyên liệu giấy.

Số km đường tiếp cận thuận lợi cho vận chuyển lâm sản là 42,5 km. Mật độ đường bình quân/1.000 ha là 84 km.

Bảng 3.3: Thống kê hiện trạng đường sá Đơn vị Số km Đường quốc lộ Đường tỉnh lộ Đường liên thôn, xã Số lượng cầu (cái) Mặt đường Đội 2 15 5 2,5 7,5 2 Nhựa Đội 3 70 30 15 25 3 Nhựa Đội 4 6,5 3 3,5 1 Đất Đội 5 14 8 3,5 2,5 2 Nhựa Tổng 105,5 43 24 38,5 8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)